Công Đồng Tam Tứ Phủ là gì? gồm những ai?… tất cả sẽ được Tín Ngưỡng Việt giải thích đầy đủ trong bài viết này.
Để hiểu về khái niệm Tam Phủ theo đúng gốc tích, có lẽ cách tốt nhất là chúng ta dựa trên những khoa cúng về Tam Phủ, dựa trên những khoa này ta sẽ biết rất rõ Tam Phủ thờ các vị nào, với cách thức thứ tự và cấu trúc ra sao.
Hiện nay có 2 khoa cúng về Tam Phủ thông dụng nhất được sử dụng hành lễ đó là khoa “Tam Phủ Thục Mệnh” và khoa “Tam Phủ Đối Khám”. Tác giả đã đọc kỹ hai khoa cúng này và nhận thấy rằng các vị thánh được thỉnh đến trong hai khoa cúng này là tương đồng nhau và có sự thống nhất, điều này làm tăng thêm sự đáng tin cậy về thông tin mà hai khoa cúng này cung cấp.
Sau khi nghiên cứu kỹ và tiến hành so sánh với các khoa cúng Tứ Phủ, tác giả đưa ra một số nhận xét kết luận như sau:
– Các vị được thỉnh đến trong Tam Phủ không có Thánh Mẫu, không có Ngũ Vị Tôn Quan, mà đều thỉnh các vị thánh gắn liền với Đạo Giáo của Trung Hoa, cụ thể như sau:
+ Thiên Phủ bao gồm: thiên phủ chư tiên, thiên đế, xa bà giới chúa, đại phạm thiên vương, điện giới trư tiên thiên vương, đoa lôi thiên vương, đế thích đế hòa nhận thánh đế, linh thiên chí tôn ngọc hoàng thượng đế, trung thiên tinh chúa bắc cực tử vi đại đế, thượng nguyên sứ giả.
+ Địa Phủ thỉnh: địa phủ diêm la, thiên tử thập địa minh vương, bắc âm phong đố đại để, ngũ nhạc ngũ nhiên, thánh đế, đền hoàn túc trái phản quang, tru ngục chúa giả, thập nhị tào quan, điển lục chúa tể, dám bạc tào quan trung thiên hách tội, địa quan diêm ma sứ giả.
+ Thủy Phủ thỉnh: thủy phủ đại thiên long chúa, bát hải long vương, thủy phủ phù tạng, cam lâm đại đế, thủy tề động đình long tinh, thủy phủ phù tạng, cam lâm đại đế, thủy tề động đình long tinh, hải nhạc cửu giang tứ hải, nhất thiết long vương, hạ nguyên giải ách thủy quan, không hành sứ giả thủy phủ.
– Các vị được thỉnh đến trong Tam Phủ cũng không có Quan Âm Bồ Tát, điều này cho thấy tín ngưỡng Tam Phủ theo Đạo Giáo chưa có sự kết hợp với Đạo Phật cùng các giáo lý Nhà Phật như những gì chúng ta thấy trong tín ngưỡng Tứ Phủ hiện nay.
– Trong tín ngưỡng Tam Phủ của Đạo giáo thì khái niệm Thiên Phủ bao gồm các vị tiên thánh cõi trời, Thủy Phủ bao gồm các vị tiên thánh cõi sông nước, có thể thấy quan điểm này là giống với tín ngưỡng Tứ Phủ.
– Tín ngưỡng Tam Phủ của Đạo giáo lại coi Địa Phủ bao gồm các vị thần linh ở cõi âm ti địa phủ, nơi cai quản các linh hồn dưới địa ngục, điều này khác với Tín ngưỡng Tứ Phủ coi Địa Phủ bao gồm các vị tiên thánh cai quản cõi nhân gian ở vùng mặt đất.
Qua đây có thể thấy rằng Tam Phủ là một khái niệm có từ lâu và gắn liền với Đạo Giáo của Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên với sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt, Đạo Giáo của Trung Hoa đã dần dần bị biến đổi và chuyển hóa thành Tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt như hiện nay.
Theo quan điểm của người Việt, khi nói về thế giới có thể phân chia ra làm ba miền khác nhau, bao gồm: Thiên (trời), Địa (đất – vùng đồng bằng), Thủy (vùng sông nước). Tương ứng với những miền này đều có các chư vị thần linh, các vị quan tâm cai quản. “Phủ” ở đây có thể hiểu là nơi làm việc của các quan – chư vị thần linh của ba – miền trên.
Như vậy Tam Phủ bao gồm:
– Thiên Phủ: bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
– Địa phủ: bao gồm các chư vị thần linh quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
– Thuỷ phủ: bao gồm các chư vị thần linh trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
Tranh thờ Tam Phủ được vẽ bởi người Việt cho thấy sự phát triển mới, trong đó Quan Âm Bồ Tát và Thánh Mẫu đã được đưa vào thờ phụng.
Tranh Tam Phủ
Để đại diện cho Tam Phủ, trước đây người ta sử dụng các màu sắc như sau:
Quay ngược lại với lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ thì khái niệm Tam Phủ là có trước, khái niệm Tứ Phủ có sau. Vào thời kỳ khởi nguyên của Tín ngưỡng Tam Phủ thì người ta quan niệm Tam Phủ bao gồm 3 miền Thiên, Địa, Thoải như đã nói ở trên, lúc bấy giờ khái niệm Nhạc Phủ chưa có.
Khái niệm Nhạc Phủ được ra đời gắn liền câu chuyện Mẫu Thượng Ngàn hiển linh giúp vua Lê Thái Tổ trong trận đánh Xương Giang, Chi Lăng. Câu chuyện đã sử tương truyền về một đàn đom đóm kết đèn dẫn đường trong đêm Lê Thái Tổ hành quân đánh trận Xương Giang, Chi Lăng giết chết Liễu Thăng. Khi ca khúc khải hoàn, ban thưởng công lộc cho tướng sĩ, sắc phong cho các vị linh thần âm phù xã tắc, Lê Thái Tổ không quên hình ảnh đàn đom đóm kết đèn dẫn đường. Nhà Vua mộng thấy một quản chưởng mặc áo trắng nói rằng “Ta là quản chưởng sơn lâm. Ta cho biến thành đom đóm dẫn đường cho nhà Vua giết giặc”. Vua Lê Thái Tổ đã sắc phong bà là “Nhạc phủ Lê Mại Đại Vương Hiệu Viết Bạch Anh Chưởng Sơn Lâm Công Chúa”. Từ đó, Nhạc phủ cũng được người dân Việt hết sức quan tâm thờ phụng.
Cùng với sự phát triển trên, tín ngưỡng Tam Phủ phát triển thêm một bậc trở thành tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm:
– Thiên Phủ: bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
– Nhạc phủ: bao gồm các chư vị thần linh trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
– Thuỷ phủ: bao gồm các chư vị thần linh trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
– Địa phủ: bao gồm các chư vị thần linh quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
Từ lúc hình thành tín ngưỡng Tứ Phủ, màu đỏ trở thành biểu tượng của Thiên phủ, màu xanh là màu tượng trưng cho Nhạc phủ như màu của rừng xanh. Vì vậy mà màu sắc đại diện của Tứ Phủ có sự thay đổi như sau:
Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc. Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên, Nhạc, Thuỷ, Địa với danh hiệu của bốn phủ như:
Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa nữa, quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý về mặt không gian từ cao xuống thấp: Cao nhất là tầng trời (Thiên); tiếp đến vùng cao nguyên rừng núi (Nhạc); sau đó là vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải) và cuối cùng mới đến vùng địa phủ.
Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ, vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu, Tứ Phủ Thánh Hoàng… người ta liên tưởng tới toàn bộ như thánh Chầu, Thánh Hoàng… chứ không phải đích danh chỉ một vài vị; Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ. Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần, đó là Thánh Mẫu. Thánh Mẫu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài. Tuỳ vào căn duyên mà biển hiện, hóa thân phù đời giúp nước. Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất, đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ: vạn pháp duy tâm tạo vậy.
Có một số người quan niệm rằng thờ Tứ Phủ chỉ bao gồm một số vị thánh nhất định, điều này là không đúng. Chính xác hơn phải quan niệm rằng các vị thánh được thờ chính thức trong hệ thống Tứ Phủ là những vị thánh đứng đầu và đại diện Tứ Phủ, nhưng ngoài các vị đó ra còn có những vị thánh khác cũng nằm trong Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và được thờ phụng.
Tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ thờ phụng vô vàn các vị thần linh trong 4 miền Thiên Địa Thủy Nhạc. Tuy nhiên với một lượng lớn các vị thần linh như vậy thì một điện hay đền thờ không thể nào có được đầy đủ các bài vị hay tượng thờ của tất cả các vị đó. Chính vì vậy mà một hệ thống.
Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Đạo Giáo (Trung Hoa) gồm có rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương… Các vị thần được nhắc đến khả đầy đủ trong bản văn Công Đồng. Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khả mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng). Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa, ngay cả Vua Cha Bát Hải Động Đình cũng là Vĩnh Công Đại Vương – một vị thần của Việt Nam. Các vị thần được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
Trong các đền thờ của Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là Âm Lịch mùng Ba tháng Ba. Chầu văn rằng: Quyền cai rừng núi Lâm Cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát Hải Long Vương. Lúc đánh trận cho nhà vua thánh, Ông Quan là vị giám sát trước để đánh thuận xông pha. Mặc bào mầu xanh lá cây. Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để minh giám hoàn cảnh.
Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đôi đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công của thời Tam Quốc.
Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu”.
Có thể hiểu thờ Tứ Phủ chính là thờ chân linh bốn miền vũ trụ, tức là thờ tất cả các vị thần linh của bốn miền Thiên, Địa, Thủy, Nhạc chứ không phải chỉ thờ nhất định một số vị thánh. Thuật ngữ “Công Đồng” xuất hiện trong Tam Phủ Công Đồng hay Cộng Đồng Tam Tứ Phủ xuất hiện với ý nghĩa rộng lớn của Tam Tứ Phủ. Ở đây “Công” có nghĩa là chung, “Đồng” có nghĩa là tập thể tập hợp, Tam Tứ Phủ Công Đồng là để chỉ hội đồng của tất cả các vị thần linh của bốn miền Trời Đất Sông Núi.
Để một lần nữa thấy được rằng Tam Tứ Phủ là một khái niệm rất rộng lớn, chúng ta hãy trở lại với thuật ngữ Tứ Phủ Vạn Linh. Ở đây chữ Tứ Phủ có nghĩa là bốn phủ gồm Thiên Địa Thủy Nhạc. Chữ vạn có thể hiểu theo hai nghĩa là mười nghìn, hoặc là rất nhiều không thể đếm hết. Chữ linhở đây cũng có thể hiểu theo hai nghĩa là chân linh, linh hồn (danh từ) hoặc theo nghĩa là sự linh ứng, linh thiêng (tính từ). Nếu dựa trên sự cân xứng của về đối Tam Phủ Công Đồng – Tứ Phủ Vạn Linh thì từ Linh phải được hiểu theo nghĩa là chân linh – linh hồn (tức là danh từ), chứ không phải là linh thiêng – linh ứng (tính từ). Nói cách khác Tứ Phủ Vạn Linh có nghĩa là hàng vạn chân linh các vị thần linh thuộc Tứ Phủ, hoặc cũng có thể hiểu là rất nhiều các vị thần linh thuộc Tứ Phủ mà không thể đếm hết được. Qua đây chúng ta nhấn mạnh một lần nữa rằng Tam Tứ Phủ không bị giới hạn bởi một số vị thánh, mà bao hàm rất nhiều các vị thánh của bốn miền Thiên Địa Thủy Nhạc. Chúng ta hiểu rằng những vị thánh được thờ chính thức trong Tứ Phủ chính là những vị thánh đứng đầu và đại diện cho Tứ Phủ, ngoài những vị đó ra còn có rất nhiều các vị thánh, thần linh khác cũng thuộc Tứ Phủ theo nghĩa mở rộng.
Một lần nữa chúng ta chứng minh được sự rộng lớn bao quát của Tam Tứ Phủ Công Đồng thông qua một khái niệm mới “bản đền bản cảnh”. Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy rằng trong số 12 vị chầu bà, hay 12 thánh cô thì chỉ xuất hiện 11 vị chính thức còn vị thử 12 không nói đến. Ví dụ cụ thể đối với Tứ Phủ Chầu Bà thì:
Vậy Chầu thứ 12 là vị Chầu nào? Xin thưa đó chính là Chầu Bà Bản Đền Bản Cảnh. Vị trí thứ 12 chính là một vị trí linh hoạt để có thể tùy cơ ứng biến, đưa một vị thành ở bất kỳ một nơi nào đó vào Tứ Phủ. Điều này cho ta thấy rõ nét hơn sự rộng lớn bao quát của Tam Tứ Phủ, không chỉ giới hạn một số vị thánh nhất định, mà được mở rộng ở một quy mô lớn hơn.
Tương tự như vậy với 12 tiên cô:
Vậy thứ 12 là Thánh Cô nào? Xin thưa đó chính là Cô Bé Bản Đền.
Tương tự như vậy Tứ Phủ Thánh Cậu cũng có Cậu Bé Bản Đền. Ngoài ra ở những đền phủ lớn còn có Bà Chúa Bản Đền, Quan Bản Đền. Như vậy Chúa Bản Đền, Quan Bản Đền, Chầu Bản Đền, Cô Bé Bản Đền và Cậu Bé Bản Đền đều là những vị trí linh hoạt để có thể bổ sung một vị thánh bất kỳ vào.
Để có một sự liên hệ rõ ràng hơn, chúng ta có thể vì các vị thánh chính thống trong Tứ Phủ cũng giống như những vị lãnh đạo đứng đầu thuộc bộ máy chính quyền ở cấp Trung Ương, trong khi các vị thánh thuộc về bản đền bản cảnh thì cũng giống như những vị thánh đứng đầu thuộc chính quyền địa phương. Đó chính là sự mở rộng linh hoạt để Tín Ngưỡng Tử Phủ trở nên bao quát hơn và không bị giới hạn, đồng thời phản ánh đúng ý nghĩa cốt lõi của thuật ngữ “Tứ Phủ Vạn Linh” = “Rất nhiều chân linh thánh thần thuộc bốn miền Thiên Địa Thủy Nhạc”.
Để ý kỹ hơn một chút nữa, chúng ta sẽ nhận thấy sự rộng lớn của Tam Tứ Phủ thông qua hình thức “đại diện”. Vậy cụ thể hình thức “đại diện” là như thế nào?
– Thứ nhất: các vị thánh chính thức trong Tử Phủ không phải chỉ tập trung ở một nơi, mà là ở nhiều nơi khác nhau, đó chính là một hình thức đại diện về mặt địa lý, vùng miền.
– Thứ hai: các vị thánh chính thức trong Tứ Phủ không chỉ tập trung ở một dân tộc, mà là của nhiều dân tộc khác nhau, đó chính là một hình thức đại diện về mặt bản sắc dân tộc.
– Thứ ba: các vị thánh chính thức trong Tứ Phủ không chỉ tập trung ở một triều đại, mà là các vị thánh của nhiều triều đại khác nhau, từ thời Hùng Vương cho tới thời nhà Lê, đó chính là một hình thức đại diện về mặt triều đại thời kỳ lịch sử.
– Thứ tư: các vị thánh chính thức trong Tứ Phủ không chỉ tập trung ở duy nhất những ngôi cao, mà là sự trải đều tất cả từ cao xuống thấp, mà cụ thể là từ Quan Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Vua Cha Bát Hải, Vua Cha Nhạc Phủ, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, … cho đến các cô, các cậu, rồi ngũ hổ, thần xà.
Như vậy thông qua hình thức đại diện ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng những vị thánh chính thức thuộc Tử Phủ chính là những vị đứng đầu, và là đại diện cho rất nhiều chân linh các vị thánh khác ở khắp mọi nơi, của các dân tộc khác nhau, các triều đại khác nhau.
Trong tín ngưỡng Tứ Phủ có một khái niệm rất quen thuộc, đó là “Căn”. Vậy “Căn” có ý nghĩa gì? Theo từ điển Hán Việt thì “Căn” có nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể bao gồm:
Chúng ta hay nói một ai đó có căn Quan Đệ Tam, có căn Ông Hoàng Bẩy, có căn Ông Hoàng Mười, có căn Cô Chín, v.v… Vậy từ Căn mang ý nghĩa nào là đúng nhất trong các ý nghĩa trên? Chắc chắn từ Căn không thể là động từ hay phó từ trong hoàn cảnh này, mà phải là danh từ. Trong các danh từ thì “rễ cây”, hay “phần dưới của một vật”, “phép tính căn trong toán học”, “lượng từ”, hay “họ Căn” rõ ràng không có sự liên quan đến Tín ngưỡng Tứ Phủ, vậy chỉ còn ý nghĩa “nguồn gốc nền tảng” là đúng trong trường hợp này.
Vậy nói một ai đó có “căn Ông Hoàng Mười” có ý nghĩa gì? Điều đó trước hết có nghĩa người đó có bản chất, có tính cách, có tố chất, v.v… giống như Ông Hoàng Mười. Sau đó điều này còn có ý nghĩa những ai có căn Ông Hoàng Mười thì phải biết thờ phụng, đảo cầu đến ông, vì ông chính là vị thánh gần gũi nhất với người đó. Cũng theo quan điểm của Tín Ngưỡng Tứ Phủ, những ai có căn Ông Hoàng Mười sau khi từ dã cõi trần sẽ trở về như là một phần của ông Hoàng Mười và sẽ đi theo phụng sự ông Hoàng Mười. Do vậy điều này còn hàm chứa một ý nghĩa sâu xa, đó là Ông Hoàng Mười là đại diện cho rất rất nhiều những con người và cả những chân linh có bản chất, có tính cách, có tố chất giống như ông. Khái niệm này cũng mở rộng cho tất cả các vị thánh khác.
Tham khảo thêm: Người có căn là gì và có những cấp độ nào ?
Trong tín ngưỡng Tứ Phủ có một nguyên tắc đặc biệt: Tất cả các vị Vua đều không được đưa vào hệ thống Tứ Phủ, mà chỉ các vị tướng, vị quan, những người có công âm phù cho dân cho nước,… mới được đưa vào hệ thống thần linh của Tử Phủ.
Tại sao lại có nguyên tắc như vậy? Có hai lý do chính như sau:
Thứ nhất: nhân dân ta quan niệm đã là Vua rồi thì đương nhiên cao hơn tất cả, Vua cao hơn các quan, các tướng, thậm chí Vua còn cao hơn cả thần linh, Vua được gọi là Thiên Tử – Con Trời, và Vua còn có quyền sắc phong cho các thần linh, chỉ có một số rất ít các Vua tự hạ mình thấp hơn thần linh. Chính vì lẽ đó cho nên khi mất đi, các Vua không thể đưa vào Tứ Phủ được, vì Tử Phủ là hội đồng các vị quan, đặt một Vua vào vị trí của một vị quan, đó là một sự xúc phạm lớn tới nhà vua đó, do vậy đây là một điều cấm kỵ.
Thứ hai: Tứ Phủ bao gồm một hội đồng các vị quan thần linh, đây là những vị thần linh có chức năng làm việc và cai quản cõi trần. Trong khi đó những vị Vua thì do đã là Vua rồi nên giống như khi còn ở trần gian, các vị Vua không bao giờ phải làm những việc quản lý giống như các quan, do vậy mà không thể đưa các vị Vua vào Tứ Phủ được.
Hai lý do trên là cơ bản nhất dẫn tới một hệ quả: có rất nhiều vị anh hùng dân tộc có công rất lớn với đất nước và sau đó trở thành Vua, nhưng tuyệt nhiên những vị anh hùng đỏ không thể đưa vào Tứ Phủ được. Thay vì đó thì có thể đưa một số vị tướng đại diện cho từng triều đại vào Tứ Phủ giống như là một hình thức đại diện cho triều đại đó, đại diện cho vị Vua của triều đại đó trong Tứ Phủ.
Đền Bắc Lệ là một quần thể di tích nằm trên một quả đồi giữa khu Nam của Phố Bắc Lệ. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác thời gian ra đời của một ngôi đền, song căn cứ vào hai văn bia còn (1919 và 1933) đền Bắc Lệ từ đầu thế kỷ XX đến nay đã trải qua 5 lần tu sửa tôn tạo.
Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thời Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền Vũ Trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé… những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng. Chầu Bé theo quan niệm của người dân ở đây, vốn là người có thật quê quán ở Bắc Lệ. Tại đây Chầu Bé có thể thay mặt Mẫu để thực hiện các ý đồ sáng tạo của các Mẫu.
Đền Công Đồng là công trình thờ tự toạ lạc trên cùng đất cao, bao gồm bốn toà với 18 gian thiết kế theo kiểu trùng thiềm hài hoà và cân đối. Toà ngoài cùng là một hệ thống cột đá xanh với đấu cánh sen đầu trụ, đầu trụ còn có một nghê đá chầu, thân trụ tạo gờ chỉ nổi và chạm hoa lá long ly qui phượng đẹp mắt, phía trước là một hồ nước khiến cảnh quan hữu tình.
Cổ xưa Đền Công Đồng thờ thành Hoàng là Tả Lôi Công, hiện còn đặt bài vị tại chính cung ghi “Đương cảnh Thành Hoàng Tả Lôi Công thuần chính đại vương”. Trong cung còn có pho tượng Tả Lôi Công, to gần như người thật, dảng bệ vệ đường hoàng oai phong, nhưng vẫn độ nét hiền hoà của vị tướng Thần độ trì cho dân cho nước.
Đền Công Đồng Tử Phủ còn gọi là Tứ Phủ Linh Từ thuộc quần thể di tích Đồng Bằng nằm ở thôn Đào Động, xã An Vĩnh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Đền Công Đồng Tử Phủ ngoài thờ Công Đồng Tứ Phủ, Tứ Vị Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, đền còn phối thờ cả Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ.
Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 2 bản văn Công Đồng
Trích đoạn
Việt Nam thủa nền an vương thất
Chuyển pháp luân Phật nhật tăng huy
Kim niên, kim nguyệt, nhật, thì
Đệ tử tâu quỳ Phật thành mười phương
Nức khói hương chiến đàn giải thoát
Thoảng mùi hoa ưu bát thơm bay
Nam mô Phật ngữ phương Tây
Sen vàng chói chói hiện nay Di Đà
…
Xem đầy đủ hơn các bản văn Công Đồng
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Công Đồng Tam Tứ Phủ
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!