Cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Tân La)

Là một vị thần linh được thờ tại đền Kim Giao, Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, Cô Bảy Mỏ Bạch (hay còn gọi là Cô Bảy Tân La) được biết đến là tiên cô người dân tộc Mọi ở đất Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Nàng là người kề cận bên Chầu Bảy Kim Giao, ngự tại Nhạc Phủ.

Cô Bảy được tôn vinh là vị thánh cô có công giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn nuôi, góp phần lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Ngoài ra, nàng còn được miêu tả là người có tâm hồn trong sáng, thường hội họp cùng các bạn tiên nàng vào ban đêm, mắc võng đào giữa hai cây kim giao và cùng đàn hát.

Co Bay Tan La

Thỉnh mời Cô Bảy Kim Giao
Đêm đêm cô mắc võng đào hòa ca
Đền thờ rừng núi bao xa
Đầu non thác đổ xa xa hổ gầm…

Chim Phượng 2

Sơ lược về Cô Bảy Kim Giao

Co Bay Kim Giao

Danh hiệu:

  • Cô Bảy Mỏ Bạch
  • Cô Bảy Tân La

Phủ/ nơi cai quản: Nhạc Phủ

Hầu Cận: Chầu Bảy Kim Giao

Ngày khánh tiệc: 21/07 Âm Lịch

Trang phục: lam, chàm, tím

Đền thờ:

  • Chính cung: Đền Kim Giao, Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên
  • Đền Tân La, Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên
Canh hoa trang

Sự tích Cô Bảy Kim Giao

Cô Bảy Kim Giao vốn cũng là một tiên cô người dân tộc Mọi ở đất Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Theo một số tích nói rằng cô cũng là người kề cận bên Chầu Bảy nên cũng được gọi là Cô Bảy Kim Giao hay còn có hiệu khác là Cô Bảy Tân La (khi cô được theo hầu cận Chầu Bảy tại đền Tân La).

Tương truyền rằng cô cũng là vị thánh cô có công giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn nuôi rồi cô cũng có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Vậy theo một số tài liệu thì chính xác Cô Bảy là Cô Bảy Kim Giao hay Cô Bảy Tân La (theo hầu Chầu Bảy Kim Giao) chứ không phải là Cô Bảy Tân An (theo hầu Ông Bảy Bảo Hà) như một số người vẫn nói. Còn có sự tích nói rằng, đêm đêm cô thường hội họp cùng các bạn tiên nàng, mắc võng đào giữa hai cây kim giao rồi cùng đàn hát.

Canh hoa trang

Hầu giá Cô Bảy Kim Giao

Trong hội đồng Thánh Cô, Cô Bảy là một trong số các cô ít khi ngự đồng nếu không nói là hầu như không thấy. Vậy nên nếu để nói đến y phục và cung cách hầu giả Cô Bảy là rất khó, theo phỏng đoán của người viết thì có thể giá Cô Bảy mặc áo tím hoặc chàm xanh, cô ngự đồng khai cuông rồi mua mồi.

Hau gia Co Bay Kim Giao

Các bản văn Cô Bảy

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 2 bản văn Cô Bảy.

Trích đoạn

Gà rừng thường lệ điểm canh
Bát muôn tiên nữ vin cành hái hoa
Dạo chơi phong cảnh sơn hà
Kim giao Mỏ bạch,Tân La linh từ

Tiếng đồn khắp hết thượng du
Anh linh thần nữ đền thờ tối linh
Thái Nguyên sơn thủy hữu tình
Quyền chầu cai quản sơn tinh mọi loài…

Xem đầy đủ các bản văn Cô Bảy Kim Giao

Canh hoa trang

Đền thờ Cô Bảy

Hiện nay, Cô Bảy vẫn được thờ làm cô bản đền tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên) và còn cả tại đền Tân La (Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên).

Đền Kim Giao (Mỏ Bạch Linh Từ) nằm tại đường Dương Tự Minh, phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên. Đây là ngôi đền được cho là anh linh bậc nhất vùng Thái Nguyên. Đền Mỏ Bạch còn thờ Dương Minh Tự – vị thánh bảo hộ và che chở cho nhân dân Thái Nguyên.

Den tho Co Bay

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Cô Bảy.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Tứ Phủ Thánh Cô

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.