Cô Chín : Thần tích và đền thờ Cô Chín Sòng Sơn

Cô Chín Sòng Sơn là Thánh Cô xếp thứ 9 trong hàng Tứ Phủ Thành Mẫu. Cô ngự nơi Thiên Phủ và có quyền xem bói, cho thuốc chữa bệnh.

Nguyên xưa giá ngự đền Sòng
Quyền cai cửu tỉnh hầu trong bơ tòa
Cây sung cô lấy làm nhà
Cây doi làm cửa trông ra ngoài đền

Chim Phượng 2

Sơ lược về Cô Chín Sòng

So luoc ve Co Chin Song

Nguồn gốc: Tiên nữ trên thiên đình, con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế

Danh hiệu:

  • Cô Chín
  • Cô Chín Sòng Sơn/ Cô Chín Đền Sòng
  • Cô Chín Giếng
  • Cô Chín Rồng
  • Cô Chín Suối
  • Cô Chín Tây Thiên
  • Cô Chín Thượng

Phủ/ nơi cai quản: Thiên Phủ

Hầu Cận:

  • Mẫu Cửu Trùng Thiên
  • Mẫu Sòng Sơn
  • Chầu Chín Cửu Tỉnh

Lĩnh vực chính:

  • Xem bói
  • Cho thuốc chữa bệnh
  • Tâu với Thiên đình về những kẻ phạm tội, thu giam hồn phách cho dở điên dở dại

Ngày khánh tiệc:

  • 09/09 Âm Lịch: Tiệc đản nhật Cô Chín
  • 19/09 Âm Lịch: Tiệc Cô Chín

Trang phục: Hồng

Đền thờ:

  • Đền Mẫu Sòng Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
  • Đền Mẫu Cửu, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
  • Phủ Quảng Cung, Ý Yên, Nam Định

Sự tích Cô Chín Sòng

Su tich Co Chin Song

Cô Chín Sòng còn gọi là cô Chín Giếng, ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng. Cô Chín là Tiên Cô tài phép theo hầu Mẫu Liễu Hạnh, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Theo sự tích cô có phép thần thông quảng đại, ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi cô hành cho dở điên dở dại. Khi cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, về đến đất Thanh Hóa thấy ở đây cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng, nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ cô.

Có truyền thuyết nói rằng Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Cô Chín là một tiên cô giáng trần, trước cô bản nước ở cổng đền Ba Dội, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những vậy, cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ, trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng.

Canh hoa trang

Hầu giá Cô Chín Sòng

Hau gia Co Chin Song

Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cảnh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh.

Canh hoa trang

Các bản văn Cô Chín Sòng

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 4 bản văn Cô Chín Sòng

Trích đoạn

Dầu ai hữu sự kêu van
Cô thương những kẻ trần phàm u mê.
Những khi khuya sớm đi về
Thập phương tiến bái cô xóa đi lỗi lầm.

Ai mà ngạo ngược cường hung
Coi thường cô Chín đền Sòng không thiêng.
Hành cho điên đảo, đảo điên
Trăm muôn thứ bệnh liên miên tháng ngày.

Giận ai cô đã ra tay
Làm cho đau ốm hẹn ngày mạng vong
Làm cho bệnh ốp vào trong
Cơm ăn chẳng được khiến lòng đầy vơi

Khi lạnh lúc toát mồ hôi
Đập đầu lạy đất bái trời mà kêu
Tìm cô cầu đảo bái kiều
Cô về phán bảo những điều nhỏ to

Xem đầy đủ các bản văn Cô Chín

Canh hoa trang

Đền thờ Cô Chín Sòng

  • Cung Cô Chín tại Phủ Quảng Cung (Ý Yên, Nam Định)
  • Cung Cô Chín tại đền Mẫu Sòng Sơn (Thanh Hóa)
  • Đền Mẫu Cửu (Thanh Hóa)
  • Đền Chín Giếng (Thanh Hóa)

Đền Chín Giếng

Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) cách đền Sòng Sơn khoảng 2 km, nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh, trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.

Den Chin Gieng

Cách đền Sòng 1km về phía đông, ngược dốc rồi rẽ phải chừng 200m là đến chân đền Cô Chín. Phong cảnh suối thiêng hữu tình chẳng khác nào tranh vẽ. Xung quanh suối là những miệng giếng trong xanh, sâu thăm thẳm đun nước lên thành từng nhịp.

Đền Cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều Vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) và chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 đền được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Ngôi đền đã có lúc bị tàn phả hoàn toàn, ngay cả những bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc.

Lầu Cô Chín tại đền Sòng Sơn

Ngoài đền Chín Giếng là nơi thờ chính, cô Chín còn được coi là thờ chính tại Lầu Cô Chín ở đền Sòng Sơn.

Lau Co Chin tai den Song Son

Nguồn gốc chín giếng thiêng

Đến nay, người ta đã hóa giải được câu hỏi giếng thiêng xuất hiện từ đâu. Cách đây khá lâu, vào một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4 – 5 người chung nhau đào, cuối cùng họ tìm đến suối Sòng khoan giếng.

Khi đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một giọt nước nào. Kiên trì đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8 – 9 m thì bất ngờ xuất hiện một mạch nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.

Sau đó, có những đoàn ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Cô Chín Sòng

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Tứ Phủ Thánh Cô