Ông Hoàng Tư : Sự tích và đền thờ Ông Tư Thủy Tề

Ông Hoàng Tư là ông Hoàng ở vị trí thứ 4 trong Thập Vị Ông Hoàng của tín ngưỡng Tam – Tứ Phủ.

Chim Phượng 2

Sơ lược về Ông Hoàng Tư

Nguồn gốc: Con trai của Long Vương Bát Hải Động Đình

Danh hiệu:

  • Bát Bộ Tôn Thần
  • Đông Đạo Thống Quốc Tướng Quân

Phủ/ nơi cai quản: Địa phủ

Trang phục/Màu sắc:

  • Áo vàng thêu rồng kết
  • Khăn mỏ rìu hoặc đi nét vàng

Đền thờ:

  • Đền Ông Hoàng Từ (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
  • Miếu Ngọc Xuyên (Đồ Sơn, Hải Phòng)
  • Đền vạn Ngang(Đồ Sơn, Hải Phòng)
  • Đình Trà Cổ (Móng cái, Quảng Ninh)

Thần tích Ông Hoàng Tư

Ong Hoang Tu

Ngài là con vua Bát Hải Động Đình. Sắc phong tước hiệu Thượng Đẳng Thần, Thủy Cung hoàng tử. Ngài không có đền thờ riêng, tuy nhiên có thông tin cho rằng muốn lễ Hoàng Tử có thể lên Phủ Tây Hồ, bên cung Sơn Trang, nhìn vào, ở hai bên cầu có hai ông Hoàng đang cưỡi trên lưng ngựa, một bên áo đỏ, đai vàng, khăn xếp lét vàng đó là ông hoàng Tử, bên còn lại là ông hoàng Đôi.

Sự tích Ông Hoàng Tư

Cũng có tích nói rằng tên húy của ngài là Nguyễn Hữu Cầu, đền thờ Ngài ở Đồ Sơn. Nhân dân thường gọi là miếu Thủy thần. Ngài hầu Mẫu phủ Dầy, làm việc tùy tòng (bảo vệ theo hầu vua Mẫu).

Ngài hạ sinh vào triều Lê. Quê hương Ngài ở Hải Dương. Ngài khởi nghĩa chống lại triều đình, sau đó bị dập tắt. Thân y của Ngài bị thả ra biển dạt vào Trà Cổ. Đội quân của Ngài nhân dân gọi là nghĩa quân He. Lễ chọi trâu là lễ hội được Ngài lập nên: trong lúc chuẩn bị mổ trâu khao quân thì Ngài thấy hai con trâu lao vào chọi nhau. Khi Ngài tịch diệt nhân dân nhớ ơn công đức của Ngài, cứ đến tháng 8 ngày mất của Ngài, người tổ chức lễ hội chọi trâu. Do triều đình nhà Lê ngăn cấm nên nhân dân đã đổi thành miếu Thủy thần. Từ đó Ngài bảo hộ cho dân vùng biển nên nhân dân tôn xưng là thủy thần khu vực Đông Bắc. Trong tứ phủ gọi Ngài là ông Hoàng Tư Thủy Tề.

Canh hoa trang

Hầu giá Ông Hoàng Tư

Ngài ngự áo vàng, khăn chít mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, mạng chéo, đi cờ kiếm. Ngài ít khi ngự về đồng. Sau khi ngự đồng làm việc, Ngài xe giá. Những người căn kiêm tri và căn lục bộ khâm sai mới ngự đồng Ngài.

Văn Thỉnh ông Hoàng Tư

“Hoàng Tư làm chúa thủy cung
Đêm ngày giữ sổ đền rồng vua cha”

Canh hoa trang

Đền thờ Ông Hoàng Tư

Đền thờ chính của Ngài tại thôn Cửu Điện, Nhân Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ngoài ra, có một số nơi thờ Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu như :

  • Miếu Ngọc Xuyên – Đồ Sơn: Ngài được mệnh danh Bát Bộ Tôn Thần.
  • Đền vạn Ngang – Đồ Sơn: Tại đây Ngài được tôn là Đông Đạo Thống Quốc Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu – Đây chính là danh tự xưng của Tướng Quân Nguyễn Hữu Cầu.
  • Đình Trà Cổ, Móng cái, Quảng Ninh thờ thành hoàng làng và thờ Quận He (tên gọi khác của Tướng Quân).
  • Tại quê Phạm Đình Trọng vừa là bạn học, vừa là 2 tướng đối địch trên chiến trường có đền thờ Phạn Đình Trọng và có cả đền thờ Nguyến Hữu Cầu.
  • Tại quê hương ngài làng Đồng Nổi, Thanh Hà, Hải Dương có thờ mộ của cha ông và đình làng thờ tam vị Thành Hoàng trong đó có Quận He.

(Phuday.vn)

Dinh Tra Co

Đình Trà Cổ

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Hoàng Tư

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • phuday.vn

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Thập Vị Ông Hoàng