Ông Hoàng Bát : Sự tích và đền thờ Ông Bát Nùng chi tiết

Ông Hoàng Bát tên húy Ngài là Nùng Chí Cao. Sắc phong tước hiệu Thượng Đẳng Đại Vương. Đền thờ Ngài ở Cao Bằng (đền Kỳ Sầm).

Gương anh dũng ngàn xưa lưu để
Đất Cao Bằng tú khí chung linh
Trời nam có đức thánh linh
Họ Nùng – đệ bát hùng anh tuyệt vời.

Chim Phượng 2

Sự tích Ông Hoàng Bát

Về lịch sử ông Bát Nùng tên thật là Nùng Chí Cao, sống vào thế kỷ 11 ở châu Quảng Nguyễn nay thuộc tỉnh Cao Bằng.

Su tich Ong Hoang Bat

Nùng Chí Cao một nhân vật lịch sử ở Cao Bằng đã có một thời oanh liệt, đánh tan giặc Tống xâm lược nước ta, được lưu danh trong nhân dân, trong sử sách; nhân dân tôn sùng lập đền thờ ở nhiều nơi trong tỉnh.

Nùng Tri Cao sinh năm 1024 ở động Tượng Cần (Làng Gia Cung – Thị Xã Cao Bằng) châu Quảng Nguyên; con thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Thời vua Lý Thái Tông (1028–1054) vua Lý, đại thần, tưởng lên Quảng Nguyên 5 lần, trong đó lần thứ 2 năm Tân Tỵ (1041) vua cử một tướng ẩn danh lên thuyết phục được Nùng Chí Cao không theo nhà Tổng. Vua cho Chí Cao cai trị châu Quảng Nguyên và 4 động là: Lôi Hòa, Bình, Bà và Châu Tư Lang. Chí Cao được về kinh đô Thăng Long học. Ngày 01/9/1042 năm Nhâm Ngọ, vua cử Ngụy Trang lên Quảng Nguyên ban cho Chí Cao chức Thái Bảo và đô ấn; Năm 1053, chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên cửu viện Chí Cao.

Theo truyền miệng, Chí Cao được viên tướng ẩn danh bảo lãnh đưa về kinh đô ăn học 3 năm, từ năm 17 tuổi đến năm 20 tuổi. Gia đình vị tưởng hết sức giúp đỡ Chí Cao. Nùng Chí Cao vốn thông minh, vạm vỡ, khôi ngô, tuần tủ, được học kinh sử, mở mang tri tuệ, mở rộng tầm nhìn. Ở Thăng Long, Chí Cao thường đi lại nhà vị tướng ân nhân của mình và thường trò chuyện thân thiết với cô con gái xinh đẹp, nết na của Ông. Dần dà, Chí Cao đã làm rung động trái tim người con gái kinh đô. Trai tài, gái sắc yêu nhau say đắm, vị tướng đã đồng tình gửi con gái cho. Người con gái đó thường gọi là nàng Cầm, gia đình nàng gia giáo, nền nếp; người anh cả là một tướng quân nối nghiệp cha, có tài thao lược, dụng bình giỏi, một người nhân nghĩa có chí khí. Trong chiến dịch đi theo anh vợ đánh giặc “Gió sóng” (tức là giặc theo gió, theo sóng trên biển vào cướp phá miền duyên hải phía nam năm 1043), Chí Cao học được phép bầy binh bố trận và lấy uy, lấy đức thu phục nhân tâm.

Khi Chí Cao ở Thăng Long, mẹ là A Nùng ở quê hương Quảng Nguyên đã dạm hỏi cô Đoạn Hồng Ngọc đang tuổi dạy thì là hoa khôi xinh đẹp, con nhà gia thế ở làng bên thuộc động Xuân Phách (nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang), sau một năm làm lễ cưới chủ rể vắng mặt. Chí Cao không yêu, chỉ coi Đoạn Hồng Ngọc như bạn quen biết gần làng, song mẹ chàng coi là con dâu chính. Nàng Cầm theo chồng về quê Quảng Nguyên. Trong 10 năm (1043- 1053), nàng sinh được hai con trai là Nùng Kế Tông và Nùng Kế Phong

Nàng Cầm là sợi dây liên lạc nối kinh đô vua Lý với vùng đất biên cương xa xôi này. Nàng được chồng yêu thương đằm thắm. Song điều này làm cho nàng trở thành cái gai trước mặt mẹ chồng và cô vợ cả Đoạn Hồng Ngọc. Nỗi bất hòa xảy ra thường xuyên và lớn dần. Mẹ chồng hắt hủi, bắt con dấu chứng minh cái thai có đúng là cháu bà không?. Bà thường chê bai cách nấu nướng không hợp khẩu vị, không vừa ý với cách cư xử, giao thiệp của nàng Cầm; vợ cả bị chồng lạnh nhạt sinh lòng ghen tuông, nên trong lúc cả giận mất khôn, đã nhẹ dạ chạy sang hàng ngũ địch. Quân Tổng tràn sang Quảng Nguyên cướp phả, bắt giết nhân dân, trong đó có cả gia đình Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh bị giết hết. Căm giận quân cướp nước “Hận thù nhà, trả thù nhà” Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh lại quay về chống trả giặc Tống, trở thành nữ tưởng của Chí Cao. Đoạn Hồng Ngọc biết lỗi lầm nay cải tà quy chính, nên ngày nay tại miếu Linh Ấn tức Đền Kỳ Sầm thờ Kỳ Sầm đại vương Nùng Chí Cao ở Bản Ngần (xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An), họ Đoạn ở Xuân Phách vẫn đến tế lễ, sau tuần tế của họ Nùng.

Năm 1052, nhà Tống thấy đất Quảng Nguyên có nhiều khoáng sản quý, sai viên Kinh lược Ung châu là Tôn Tủ đem quân xâm lược nước ta. Tháng 4 âm lịch năm 1052, Chí Cao nổi dậy đánh bật quân Tôn Tú ra khỏi bờ cõi, thừa thắng đánh chiếm các châu trên đất Tổng. Trước sự tấn công như vũ bão của Chí Cao, vua Tống Nhân Tôn lo sợ, cử năm hổ tướng đứng đầu là nguyên soái Tổng Địch Thanh đánh bật quân Chí Cao. Trận quyết chiến đẫm máu ở Tổng Quỷ (cánh đồng ma giáp biên giới huyện Phục Hoà), Chí Cao bị thương, nhờ có anh vợ (ẩn danh) tiếp ứng Chí Cao mới thoát chết. Quân giặc rất đông và hung hãn, quân Chí Cao bị thương vong nhiều, song tướng quân ẩn danh vẫn đốc quân xung trận và đã hy sinh anh dũng tại trận. Trong lúc rối loạn, quân sỹ vội vàng vùi qua loa thi thể ông tại Ngườm Pục (là hang vùi trên đường lui quân từ Cách Linh lên xã Chi Thảo, huyện Quảng Uyên) sau khi lập chợ Háng Riềng (chợ Cách Linh) nhân dân xây miếu thờ ông. Thời Nguyễn có sắc phong, ông coi đền được xem sắc phong còn nhớ rõ chữ thờ ông tướng họ Trần, nay gọi là đền Quan Chẻng (chánh). Trong trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, nước sông lên to, quân sỹ hai bên chết trôi, nước sông Bắc Vọng đục ngầu pha lẫn máu. Nàng Cầm nhảy xuống sông tham chiến bị địch bắt kéo đi mất, ngày nay nơi đó gọi là Hắt Pắt (ngầm nàng Cầm bị bắt). Chí Cao nhờ con ngựa thiên lý mã Long Cư bơi qua sông gặp mẹ và anh vợ họ Trần mới biết, do chủ trương của mẹ không cho quân miền xuôi tiếp viện. Chí Cao cùng gia quyến lặng lẽ ra đi men theo biên giới Đồng Mu, Bảo Lạc chuyển qua Đại Lý. Sau khi Chí Cao mất, dân chúng tìm thấy ấn Thái Bảo để lại, nên lập miếu thờ ở đỉnh Khau Sầm, về sau miếu rời xuống chân núi cạnh làng Bản Ngần. Triều Lý sắc phong “Kỳ Sầm đại vương”. Thời Nguyễn phong tiếp “Kỳ Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần”.

Chuyện tình Thái Bảo Nùng Chí Cao nói lên sự liên kết giữa nhà Lý với Nùng Tri Cao, nêu lên công lao Nùng Chí Cao đánh tan quân xâm lược nhà Tống bảo vệ bờ cõi phía bắc của Tổ quốc, mà dấu ấn còn ghi đậm nét trong tâm tư, tình cảm của nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Nhân dân Cao Bằng tự hào có vị Thái Bảo Nùng Chí Cao với chuyện tình đoàn kết giữa người miền xuôi, miền ngược.

Canh hoa trang

Hầu giá Ông Hoàng Bát

Ngài hầu Mẫu thượng đồng đẳng, làm việc lục bộ nội chính. Ngài ngự đồng mặc áo vàng, khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi ghệt chân ghệt tay, mạng chéo, làm lễ tấu hương, khai quang, múa đôi trùy đồng (múa cờ, kiểm) và múa võ, ngự đồng hút tẩu và thuốc cuốn. Ngài ít ngự đồng. Người có căn lục bộ mới hầu Ngài.

Bản văn Ông Hoàng Bát

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 1 bản văn Ông Hoàng Bát Nùng.

Trích đoạn

Ông Bát Nùng ra vào sinh tử
Trượng tung bay tuyết phủ hoa khai
Xá gì đạn lạc tên rơi
Trên đời hồ dễ mấy ai anh hào.

Thân bách chiến ra vào sinh tử
Đôi thần trùy nhẹ tựa hồng mao
Trần hoàn nhẹ gánh gian lao
Cõi trời giở sổ Nam Tào có tên.

Xem đầy đủ bản văn Ông Hoàng Bát Nùng.

Canh hoa trang

Đền thờ Ông Hoàng Bát

Đền chính của ông là Đền Kỳ Sầm ngay gần thị xã Cao Bằng. Tiệc chính là 10/1 âm lịch hàng năm. Đền Kỳ Sầm tọa lạc trên một quả đồi thấp, sát chân núi Khau Sầm thuộc thôn Bản Ngần, xã Vĩnh Quang (Thành phố).

Đền được xây dựng trên một khuôn viên rộng, kiến trúc hình chữ “nhị”, mang dáng dấp phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn, có nhà bái đường và hậu cung. Tại nhà bái đường có một ban thờ. Phía trong hậu cung có ba ban thờ, chính giữa thờ Nùng Trí Cao, bên trái thờ mẹ A Nùng, bên phải thờ ba người vợ: Vương Lan Anh, Đoàn Hồng Ngọc, Trần Thị Cẩm. Quá trình gây dựng ngôi đền, với lòng ngưỡng mộ vị dũng tướng, nhân dân đã cung tiến một số đồ thờ quý, như đôi hạc bằng đồng, một số lư hương, chuông đồng…, trong khuôn viên được quy hoạch trồng nhiều cây cảnh bên cạnh các cây đa cổ thụ xum xuê, làm cho ngôi đền thêm trầm mặc, linh thiêng.

Den tho Ong Hoang Bat

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Hoàng Bát.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Thập Vị Ông Hoàng