Cô Tám : Sự tích và đền thờ Cô Tám Đồi Chè

Cô Tám Đồi Chè là Thánh Cố thứ 8 trong hàng Tứ Phủ Thành Cô. Cô có quyền ban thảo dược, chữa bệnh cho người trần gian.

Trên Ba Bông dưới lại Thác Hàn
Ai lên Phong Mục lại sang Đồi Chè
Đền thờ trướng rủ màn che
Có Tiên Cô Tám hái chè trên non

Chim Phượng 2

Sơ lược về Cô Tám Đồi Chè

So luoc ve Co Tam Doi Che

Nguồn gốc: Thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá.

Phủ/ nơi cai quản:

  • Nhạc Phủ
  • Địa Phủ

Lĩnh vực chính: Ban thảo dược, chữa bệnh cho người

Ngày khánh tiệc: 26/06 Âm Lịch

Trang phục: Xanh lá

Đền thờ:

  • Đền Cô Tám Đồi Chè, Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa.
  • Đền Cô Tám, Thái Nguyên
Canh hoa trang

Sự tích Cô Tám Đồi Chè

Theo một số thuyết nói rằng, Cô Tám là tiên cô giáng thể cùng thời với Cô Bơ Thác Hàn, có huyền tích lịch sử riêng chứ không liên quan gì đến Chầu Bát và cô thuộc Nhạc Phủ chứ không phải thuộc Địa Phủ như mọi người vẫn lầm tưởng.

Su tich Co Tam Doi Che

Có một số ý kiến thống nhất rằng, cô giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa, cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá. Cô cũng có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm nên khi thác hoá về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến sông Đò Lèn, Phong Mục. Cô sinh thời là người con gái đảm đang nết na tần tảo, hái búp chè xanh trên đồi thường dung làm thuốc chữa bệnh nên mọi người thường tôn hiệu là Cô Tám Đồi Chè. Khi thanh nhàn, cô thường đủng đỉnh dạo chơi khắp vùng Hà Trung, Thanh Hoả, cũng có khi cô hiện hình bẻ lái con thuyền độc mộc trên dòng sông Mã.

Canh hoa trang

Hầu giá Cô Tám Đồi Chè

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát về Cô hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hóa. Cô Tám Đồi Chè ngự đồng thường mặc áo xanh quây đen (có nơi là áo tím hoa cà). Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non.

Hau gia Co Tam Doi Che

Các bản văn Cô Tám

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 2 bản văn Cô Tám.

Trích đoạn

Khô cằn cô lại cho tươi
Tay cô vun xới cho đời nở hoa
Đầu non thỏ lặn ác tà
Lẵng hoa cô quảy đường xa đi về

Gập ghềnh trăm suối ngàn khe
Thác Hàn, Phong Mục lối về Đền Cô
Đồi Chè, cây thị nhấp nhô
Lối sang Cẩm Thủy lối vô Đò lèn

Canh hoa trang

Đền thờ Cô Tám Đồi Chè

Đền Cô Tám (Thanh Hóa)

Đền Cô Tám thuộc quần thể di tích Phong Mục (thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Từ đền Thác Hàn đi qua đò Lèn sẽ đến khu di tích Phong Mục.

Đền Cô Tám có 4 cung thờ chính, cung ngoài cùng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, cung thứ hai thờ Ngũ vị Tôn Quan, cung thứ ba thờ Chúa Sơn Trang, và cung trong cùng thờ Cô Tâm.

Đền Cô Tám (Thái Nguyên)

Hiện tại cũng có đền cô Tám đồi chè ở trên Đại từ, Thái nguyên rất linh thiêng. Đền Cô trước đây chưa được tôn tạo nên rất lụp xụp, do công đức của những người hảo tâm ở Thái nguyên, Hà nội và một số người dân có tâm huyết trên Đại từ đã tôn tạo và được nâng cấp khang trang và sạch đẹp.

Den Co Tam (Thanh Hoa)

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Cô Tám.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Tứ Phủ Thánh Cô