Ông Hoàng Báo : Sự tích và đền thờ Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Ông Hoàng Báo là con trai của Mẫu Đông Cuông và tướng quân Hà Đặc. Ông được thờ tại Đền Đông Cuông (Yên Bái).
Đệ tử con khấu đầu vọng bái
Trên tòa vàng phật thánh chứng tri
Ông Báo Hoàng ngự cảnh lưu ly
Mậu A, Trái Hút hách danh độ người
Mục Lục Bài Viết
Sự tích Ông Hoàng Báo Đông Cuông
Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền Đông Cuông và tế tự chép:
Ông Hoàng Báo là con trai của Đông Quang Công Chúa (Chầu Đệ Nhị) tên húy là Lê Thị Kiểm và ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên là hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoa) bị hi sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Khi Ông tạ thế, bà Kiểm và con trai là Ông Hoàng Bảo ở lại Đông Cuông. Bà giúp dân lập ấp, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh cửu đời. Khi tạ thế bà thường hiển linh giúp dân và những người thuyền chài lái buôn ngược xuôi sông Thao gặp hoạn nạn. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ Chầu Đệ Nhị và Ông Hoàng Báo.
Hầu giá Ông Hoàng Báo
Ông Hoàng Báo thường được coi là không nằm trong hệ thống Tứ Phủ chính thống nên thường không được thỉnh đến trong nghi thức hầu đồng. Tuy nhiên khi về Đền Đông Cuông thì người ta vẫn hầu giá Ông Hoàng Báo sau giá Ông Hoàng Mười.
Ông Hoàng Báo khi ngự đồng mặc áo vàng và múa chùy, sau đó ông hiến tửu và ban lộc cho bách gia trăm họ.
Các bản văn Ông Hoàng Báo
Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 2 bản văn Ông Hoàng Báo.
Trích đoạn
Trống ba hồi nghe nhời triệu thỉnh
Ông Báo Hoàng nhĩ thính nhỡn khai
Thần thông dũng mãnh tốc lai
Hào quang chớp giật các nơi sấm rền
Suối cam tuyền rừng xanh núi đỏ
Ngàn tiêu dao ngọn cỏ nương mây
Bao nhiêu tà quỷ khi nay
Vẳng nghe tiếng thét hồn bay phách dời…
Xem đầy đủ các bản văn Ông Hoàng Báo
Đền Đông Cuông – thờ Ông Hoàng Báo
Ông Hoàng Bảo được thờ cùng với Chầu Đệ Nhị tại đền Đông Cuông. Vị trí đền nằm ở huyện Văn Yên, cách thành phố Yên Bái khoảng 50 km. Đền được xây dựng ở nơi cỏ phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi sông hoà hợp nên vừa là di tích, vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái.
Theo bản “tóm tắt lịch sử đền mẫu Đông Cuông” ngày 01/6/1998 của nhà Đền Đông Cuông thì “nội thất bên trong… được sắp đặt các bàn thờ như sau: Trong cung cấm có tượng Chầu Đệ Nhị, tượng Quan Hoàng và hai tượng hầu cận. Gian giữa bệ thờ Công Đồng Tứ Phủ có 5 tượng quan. Nhìn theo hướng nhà đền bên phải là toà sơn trang thờ 12 có sơn trang. Bên trái xây toà thờ Trần Triều và hai cô hầu cận”. Tượng Quan Hoàng chính là tượng “Vua Báo” hay “Ông Hoàng Báo” mà đồng bào Tày thường gọi nôm na.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Hoàng Báo
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
- Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Thập Vị Ông Hoàng