Nhận Biết và Tránh Lỗi Đồng

Từ xưa vẫn có câu:

“Thờ thì dễ giữ lễ mới khó”

và câu

“Bước chân qua chốn thần phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”

Đúng như vậy đó cõi tu không bao giờ là đơn giản, chưa ra đồng, cơ hành đã khổ nhưng “lỗi đồng” thì còn khổ hơn, nhận viết được lỗi đồng thì không phải dễ, có thể đi xem bói (tìm thầy có tâm), còn đề tự nhận biết được thì có vẻ rất khó, song cũng có các dấu hiệu để mọi người tham khảo.

Canh hoa trang

Người bị tà dẫn lối

Tà ma và các vong khôn đôi khi thấy người nặng âm hay sát về âm thường hay mượn xác để hành đọa, đương nhiên người đó sẽ là người yếu bóng vía hoặc có căn số, song bị tà dẫn sẽ khác với được các vị thánh và gia tiên dẫn lối. Đương nhiên là các ngài có thương bạn và gia tiên cũng thương, nhưng do người trần u mê mù quáng quá không chịu nghe thì cũng đành chịu, phúc mỏng nghiệp dầy.

Tại sao tà lại dẫn bạn trên con đương tu đạo, đương nhiên trong quá trình bạn lễ bái hay tương tự họ được hưởng lộc và được đồng hành cùng bạn mà. Vậy làm sao để nhận biết được bị tà dẫn? Thực ra nó không hề dễ với người phàm trần, người trần mắt thịt. Thường có một số dấu hiệu như sau:

– Ngạo mạn, huênh hoang ( tu phật thánh phải hỉ xả từ vi chứ không cao ngạo vậy, còn tránh nhầm lẫn với “hách đồng”. Hách đồng là tu thành nhưng kiểu coi thường người khác và đành hanh). Thường những người nay hay tự xưng những căn thật cao để tỏ vẻ ra uy (căn Đức Vua Cha, Căn Mẫu..), nhưng không phải ai xưng vậy cũng là tà dẫn nhé đó là dấu hiệu thôi, một số thành đồng “xịn” vẫn xưng thế, vì oai mà.

– Thường hay được sang tai hoặc chỉ làm các lề lối khác người, hoặc hay tự phong cho mình các quyền phép tối thượng kiểu u mê (hâm hâm)

Canh hoa trang

Không biết Ông cai Đầu Đồng và Bà Cai Bản Mệnh

Không biết Ông cai Đầu Đồng và Bà Cai Bản Mệnh của mình là ai, trường hợp này thương hay gặp những bạn không có cảm nhận âm hoặc không được báo gì, chỉ nghe thầy phán là cuộc sống long đong và căn cao số nặng phải mở phủ, đương nhiên họ chẳng biết mình căn ai rồi. Thực ra bước đến của nhà thánh cứ nhất tâm tu và hành đúng đạo thì cũng là tương đối tốt, nhưng không biết được ai đang độ cho mình, che trở cho mình mà tấu đối thì quả là sự thiệt thòi.

Lỗi từ xuất thủ trình đồng

Cái này rất dễ để nhận biết, nếu mọi người chịu khó tìm hiểu về lễ cúng và các nghi thức hành lễ trình đồng mở phủ.

Ví dụ đến quá Quan Đệ Nhất về chứng dần mở phủ, đậ chum xong sẽ quấn cho bạn chiếc khăn màu đỏ. (nếu bạn thấy quan về rồi quên không làm điều này rồi đến Quan Đệ Nhị đạp 2 chúm rồi quấn 2 khăn thì bạn biết là được hay rồi phải không nào, có trường hợp đó rồi chứ không phải không).

Ví dụ tiếp theo “sang khăn sẻ bóng” thường là giá Chầu Nhị, Chầu Lục…và sau khi sang khăn xong thầy và trò sẽ phủ chung 1 cái khăn, lưu ý thầy phải ngồi trước trò thì mới là thầy dẫn đạo cho trò, dự nhiều canh đàn thầy ngồi sau trò rồi phủ khăn chung, thật ngớ ngẩn.

Sau khi phủ khăn sẽ đến đồng mới hầu và không hầu giá Cậu. Nếu Thầy hầu cả giá Cậu luôn thì có ý nghĩ như “tiền đàn” rồi đó. Có thầy sang khăn xong hầu luôn đến giá Cậu rồi mới đến đông con hầu. Thật tình không còn dùng từ gì để diễn tả được.

Đó là những dấu hiệu bạn có thể nhìn thấy và biết là mình làm canh lễ mở phủ có bị lỗi không. Đầu xuôi được mớt lọt, đầu không xuôi đuôi sao qua?

Một điều quan trọng ở đây là tiến mã. Bạn đã xem những tham khảo là những loại mã cần và đủ để mở phủ vậy trước khi hầu xem luôn, thấy thiếu đâu thì vàn với thầy bổ sung. Mã đại hay mã trung không quan trọng, quan trọng là phải đủ. Giống bạn nợ ngân hàng 1 tỉ bạn trả có 500 triệu thì có ai nghe không?

Tham khảo Lễ vật tiến cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ

Ghép đàn mở phủ

Người người mở phủ, nhà nhà mở phủ, vì không có tiền nên ghép đàn mở phủ chung, mở mấy người 1 lúc, chẳng cần trả lời được hay không, chỉ hỏi bạn thế vợ chồng bạn ngủ với nahu , tôi xin vào ngủ cùng có được không?

Đừng ai dại gì mà mở phủ chung nhé, lưu ý không có cho ghé bất kì lễ gì ở canh mở phủ kể cả lễ tam phủ. Lễ trả mã thì có thể cho ghé.

Có nhà ra đồng cả nhà, vợ chồng nhau ra, rồi bảo vợ chồng cùng mở không sao…Ừ thì không sao chứ chết thì ai làm đúng không nào? Quan trọng là ra lấy thành tích à mà mở lắm thế. Cả họ có 1 người còn dùng chưa hết, còn chưa đủ mệt hay sao mà cả nhà mở phủ xong không có tiền hầu lại bán đất đi hầu, sau nợ nần, đúng là u mê. Sau lại trách thành không thương

Không kiêng cữ

Lúc trước bạn là người bất trị không ngán ai, thích là chửi, không sợ ai….Nhưng sau khi làm con Tứ Phủ bạn phải hòa nhu, phải kính trên nhường dưới, ăn nói lịch sử nhã nhặn đúng như là 1 đông nhân đang tu thánh.

Các món ăn đặc biệt cấm kị không dược ăn là thịt chó, rắn…còn các món ăn hạn chế ăn như cá chép, hành, tỏi…còn có các món và gia vị khác tùy vào mỗi người, có người ăn vào đau bụng muốn nôn hoặc đi ngoài, nên cân cân nhắc về ăn uống, không ai cấm các bạn hết, chỉ hãy nhớ mình đã là đông nhân thì phải giữ ú. 1 tuần cả 7 buổi đi nhậu nhẹt say sưa là không được.

Hạn chế và không nên đi những nơi âm u và những nơ đám ma hay bốc hót, bất đắc dĩ vẫn phải đi vì cái tình, còn đến chỗ đó về dễ bị ảnh hưởng bởi khí âm, tình tình dễ nóng nảy và thay đổi…một số vong khôn còn lợi dụng mình để chuộc lợi

Không nên đi qua nơ hôi thối hoặc không giữ gìn vệ sinh, bỏi khi đã làm con nhà ngài, nếu có cơ duyên các ngài sẽ gia hộ hoặc thôi theo mình, và không chui qua day phơi bên trên là quần lót hay đồ tương tự, nên tránh khéo ra.

Canh hoa trang

Trên đây là các hấu hiệu nhận biết và các tránh lỗi đồng đã được Tín Ngưỡng Việt sưu tầm và biên soạn để giới thiệu tới các quý độc giả.

Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp các quý Bạn tham khảo để hiểu và luôn làm đúng trên con đương tu tập của mình.