Ông Bảy Đá Thiên
Mục Lục Bài Viết
Thần tích Ông Bảy Đá Thiên
Hiện nay có hai cách giải thích khác nhau về nguồn gốc Ông Bảy Đá Thiên. Theo người dân địa phương, thì xưa kia vào thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, có một người đàn ông đi phu lên khu vực đó, biết tiếng Pháp và có công giúp nhân dân làm ăn buôn bán hang hoa từ miền xuôi lên mạn ngược. Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân đã lập một cái miếu nhỏ. Ông đấy tên là ông Bảy, nhưng không phải ông Hoàng Bảy trong Tứ Phủ.
Một thông tin khác cho rằng Ông Bẩy Đá Thiên là một vị tướng quân và cũng là tù trưởng của vùng này, người anh hùng này cũng tên là BẢY. Sau khi mất đi nhân dân ở nơi đây nhớ ơn người anh hùng đó đã lập đền thờ và lăng mộ của ngài.
Như vậy tất cả các thông tin đều khẳng định rằng Ông Bảy Đá Thiên là một vị thần ở địa phương, được nhân dân nhớ ơn và lập đền thờ và có phối thờ cùng Tứ Phủ, nhưng đây không phải là Ông Hoàng Bẩy Bảo Hà.
Đền Đá Thiên Linh Từ
Linh từ Đá Thiên tọa lạc tại thị trấn Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đền gồm một quần thể kiến trúc: Lăng mộ, Ban Công đồng, Động Chúa, Mẫu Âu Cơ, Điện Trung Đường và trên cùng là Cung Vua Cha.
Trước đây đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng sau này được nhân dân công đức nên đền càng ngày càng khang trang. Hiện trạng là một lăng mộ xây trên nấm đất mối đùn thành gò. Gần đây đền có thêm Lầu thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế và quan Nam Tào – quan Bắc Đầu. Trong đền cũng có một động sơn trang hình quả núi, trên đỉnh núi có thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, bên trong động thờ tam tòa chúa bói, tứ phủ thánh chầu và các cô sơn trang. Hiện đã có nhiều người dân theo tín ngưỡng đến Đền hầu thánh và mở phủ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Bảy Đá Thiên.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
- Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
- Các nguồn tài liệu từ Internet
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nam Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: