Vương Cô Đệ Nhất : Quyên Thanh Công Chúa Trần Thị Trinh

Hoa Hải đường Vương Cô Đệ Nhất
Đất mặc hương là đất trâm nanh
Kim chi ngọc diệp rành rành
Thái sư nhất phẩm quyền hành ai qua

Chim Phượng 2

Lịch sử và xuất thân Vương Cô Đệ Nhất

Đệ Nhất Vương Cô (Vương Bà) Quyên Thanh Công Chúa Trần Thị Trinh. Cô là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương và Nguyên Từ Quốc Mẫu. Năm Quý Tỵ – Trùng Hưng thứ 9 (1293), mùa Xuân, tháng 3, ngày 9, Anh Tông lên ngôi, tiến phong bà là Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu. Đại Việt sử ký toàn thư quyền V chép: “Thái hậu nhu mì đức tốt, thông minh sáng suốt, nhân hậu với kẻ dưới”.

Vuong Co De Nhat

Xuất thân trong một gia đình quý tộc, dòng dõi võ tướng. Thân phụ là bậc lương đống của quốc gia, một lòng trung tín, trọn đạo tôi trung với triều đình, trọn đời phụng sự xã tắc. Thân mẫu là người đảm đang, luôn sát cánh bên chồng vì đại sự, đảm đương công việc hậu cứ, đặc biệt có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Những phẩm chất tốt đẹp của gia đình mà bà hấp thụ được đã tạo cho Khâm Từ đức tính khiêm tốn, chan hoà và bao dung hiếm thấy, được vua rất sủng ái. Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Anh Tông và cỏ chí hướng xuất gia, Khâm Từ không làm bận tâm Thượng hoàng mà ngược lại, bà cũng tham dự các kỳ hội “vô lượng” của nhà Phật, đóng góp xây dựng chùa Ngự Thiên… Bà đã nhiều lần về chùa Phổ Minh là nơi thượng hoàng từng hoằng dương Phật pháp, cầu nguyện đức Phật chứng tâm.

Truyền thuyết dân gian còn kể về tâm đức thương yêu kẻ dưới, cứu vớt dân chúng khó khăn của Khâm Từ khi bà về ở cung Lỗ Giang.

Đức tính đôn hậu, lòng dũng cảm và tôn kính của bà đối với thượng hoàng được các sử gia ca ngợi. Đại Việt sử kí tiền biên có chép:

“Thượng hoàng thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu rồi sai quân sĩ đánh nhau với hổ. Có lần Thượng hoàng ngồi xem …Vì thềm lầu thấp con hổ bỗng nhảy ra khỏi chuồng nhảy lên lầu, mọi người đều sợ chạy chỉ còn có Thái hậu và bốn, năm người thị nữ vẫn ở đấy, lấy chiếu che cho Thượng hoàng và tự che cho mình, con hổ vội vàng nhảy xuống, không ai bị hổ vồ cào cấu gì cả. Thượng hoàng lại thường ngự điện Thiên An xem đấu voi ở Long Trì, con voi bỗng xông vào sắp lên trên điện, người hầu hai bên đều chạy tán chỉ còn mình Thái hậu ở đấy”.

Sử thần bàn “Voi và hổ là bậc hung dữ, ai cũng phải sợ, thế mà lúc voi, hổ hung tợn làm ngang, Hoàng hậu vẫn thản nhiên không sợ. Hoàng hậu thực sự là một anh hùng trong đám nữ lưu vậy”.

Nơi thờ Vương Cô Đệ Nhất

Mùa thu tháng 9, ngày 13 năm Quý Tỵ, niên hiệu Trùng Hưng thứ 9 (1293), Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu băng tại cung Lỗ Giang, phủ Long Hưng, đến năm Canh Tuất (Hưng Long thứ 18 – 1310), được hợp táng tại lăng Quy Đức cùng linh cữu vua Trần Nhân Tông.

Cô thường được thờ cùng với Đức Đại Vương ở trong các đền phủ. Tuy nhiên ở Đền Kiếp Bạc và Đền Bảo Lộc thì cô lại ngồi cận bên tả Đức Vương Phi (hay Vương Phu Nhân của Hưng Đạo Vương).

Hầu giá đệ nhất vương cô

Rất hiếm khi có người hầu về Đệ Nhất Vương Cô mà chỉ thỉnh cô tráng mạn (vì cô theo dòng tu ở ẩn trong núi nên hiểm khi ra ngự đồng, thế nên chỉ có một số ít các thanh đồng theo chân tu mới hầu cô). Khi ngự đồng cô mặc áo đỏ (có thể thêu rồng phượng hoặc áo gấm), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), dùng von đỏ thắt dải buộc lên.

Ngày tiệc của Vương Cô Nhất là 12/1 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn thường hát rằng:

“Hoa hải đường thần thông Cô Nhất
Tức Mặc thư là đất trâm anh”

Hoặc cũng có khi hát là:

“Đức Thái Hậu ban cho mỹ tự
Đệ Nhất Vương Cô đại nữ Quyên Thanh
Kim chi ngọc diệp rành rành
Cung phi nhất phẩm đương triều ai hơn”

Canh hoa trang

Văn Vương Cô Đệ Nhất

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 1 bản văn Vương Cô Đệ Nhất.

Trích đoạn

Huệ lan thơm ngát một nhà
Cành vàng lá ngọc rậm rà tốt tươi
Chốn thiên thanh thường hay khấn vái
Ngẫm lòng trời lại ái nguồn ân
Chiêm bao bỗng thấy mộng thận
Sao sa đổi vị phu nhân mơ màng

Tan giấc quế hồn đang sực tỉnh
Thắp nhang thơm một đỉnh dâng lên
Lâm dâm bút ngọc chép biên
Động đào hé mở tiên cô xuất hình
Kêu cầu cho bõ công sinh
Mỗi năm là một dáng hình tốt thay
Xuân sang vờn gió thu bay
Trăng tròn nay đã tới ngày cầu thông
Gia phong ddej nhất thần nương
Khâm từ Hoàng hậu Quyên Thanh trong triều

Xem đầy đủ bản văn Vương Cô Đệ Nhất

con chim phượng

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Vương Cô Đệ Nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Tìm hiểu đầy đủ hơn về Tín Ngưỡng Đức Thánh Trần

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Thần tích các vị thánh được thờ trong Tín ngưỡng Đức Thánh Trần: