Tiệc Tứ phủ tháng 8 : Các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 8 âm lịch
Danh sách các ngày tiệc Tứ phủ tháng 8 âm lịch được Tín Ngưỡng Việt cập nhật chi tiết các thông tin để chia sẻ tới các bạn.
Danh sách tiệc Tứ phủ tháng 8 âm lịch
Ngày
Tiệc
3/8
Tiệc Đản Nhật Trần Triều Vương Tử Đệ Nhị Hưng Hiến Đại Vương
6/8
Tiệc Mẫu Đền Ghềnh Nguyên Phi Ỷ Lan (Ngọc Hân Công Chúa)
10/8
Tiệc Quan Hoàng Lục An Biên
15/8
Tiệc đản nhật Đức Quốc Mẫu Phủ Dầy Liễu Hạnh Công Chúa
15/8
Tiệc Chầu Bát Đông Nhung Đại Tướng Quân
21/8
Tiệc Mẫu Nhà Trần
20/8
Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
22/8
Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình
22/8
Tiệc Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên
24/8
Tiệc Quan Lớn Đệ Nhất
Chi tiết các ngày tiệc Tứ phủ trong tháng 8
Dưới đây là chi tiết các ngày tiệc tứ phủ trong tháng 8:
Tiệc Đản Nhật Trần Triều Vương Tử Đệ Nhị Hưng Hiến Đại Vương
Ngày tiệc : Ngày 3/8 năm Nhâm Dần (29/8/2022)
Ngài có tên là Trần Uất , con thứ hai của Hưng Đạo Vương, còn gọi là đức Thánh phó. Sau khi có công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ngài được vua sắc cho chấn thủ đất Cao Bằng, phong là Hưng Hiến Vương.
Công chúa Lê Ngọc Hân, vợ của vua Quang Trung, nổi tiếng về tài, đức và sự trinh liệt. Cho đến nay, trong dân gian vẫn lưu truyền sự tích đền Ghềnh gắn với số phận bi thương của công chúa Ngọc Hân, người được cả kinh thành Thăng Long gọi là “Chúa tiên” bởi dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng.
Năm 16 tuổi (1786), nàng được gả cho thủ lĩnh Tây Sơn tức Quang Trung Nguyễn Huệ. Cuộc tình giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm, sự ra đi đột ngột của vị hoàng đế tài ba đã khiến người đẹp thành Thăng Long đổ máu khóc chồng mà viết nên tác phẩm “Ai tư vãn” bất hủ. Bảy năm sau, ở tuổi 29, nàng lặng lẽ đi theo Quang Trung vào cõi vĩnh hằng. Nhà Nguyễn lên ngôi đã tìm cách tận diệt những người có liên quan đến triều đại Tây Sơn.
Bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, xót phận con gái Ngọc Hân sau khi mất, vẫn phải gửi thân xác ở Phú Xuân – Huế nên đã tìm cách “bí mật” đưa được hài cốt Bắc cung Hoàng hậu nhà Tây Sơn về an táng tại quê nhà (làng Nành, Gia Lâm). Không ngờ đến đời vua Minh Mạng có người đã đem việc “ngụy hậu” Tây Sơn vẫn đang được “mồ yên mả đẹp” ở quê mẹ, thoát việc “trả thù 9 đời” do vua Gia Long khởi xướng và thực thi.
Triều đình Huế ra lệnh lập tức đào mộ Ngọc Hân lên, san đất thành bình địa cho cỏ gai mọc đầy, còn xương cốt thì đem vứt xuống sông. Hài cốt Ngọc Hân bị đổ xuống sông Hồng thuộc địa phận làng Ái Mộ. Thương xót Bắc cung Hoàng hậu tài hoa bạc mệnh, nhân dân Ái Mộ lập miếu thờ bà chính nơi bờ sông vớt được hài cốt
Đền thờ:
Đền Ghềnh (Ngõ 22 Phú Viên, Bồ Đề Long Biên Hà Nội)
Tiệc Quan Hoàng Lục An Biên
Ngày tiệc : Ngày 10/8 năm Nhâm Dần (5/9/2022)
Quan Hoàng Lục là vị quan hoàng thứ sáu thuộc hàng Thập Vị Quan Hoàng, ngài là con trai thứ sáu của vua Cha Bát Hải Động Đình. Sự tích về Quan Hoàng Lục không được lưu lại chính xác, một trong số đó câu chuyện về An Biên Tướng Quân được cho là hiện thân của Quan Hoàng Lục là được lưu truyền rộng rãi hơn cả.
Trong hàng tứ phủ Quan Hoàng, Quan Hoàng Lục ngài đứng sau Quan Hoàng Năm và đứng trước Quan Hoàng Bảy.
Đền thờ:
Đền Ông Hoàng Lục ( Núi Đoỏng Lình, Đình Phong, Trùng Khánh, Cao Bằng)
Tiệc Chầu Bát
Ngày tiệc : Ngày 15/8 năm Nhâm Dần (10/9/2022)
Chầu Tám Bát Nàn còn được gọi là Chầu Bát Nàn hay Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung, là vị Thánh Chầu thứ tám trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, đứng sau Chầu Bảy Kim Giao và trước Chầu Chín Cửu Tỉnh. Là vị thánh Chầu thuộc miền Thượng ngàn
Chầu Tám Bát Nàn giáng hạ dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, với tên gọi là Vũ Thị Thục Nương, con gái của thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi ngự đồng Chầu thường mặc áo màu vàng đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh như khi ra trận. Chầu là võ tướng vì vậy sau lễ tấu hương và khai quang múa kiếm cờ như quan lớn.
Đức Thánh Trần Triều là vị thánh đứng đầu tín ngưỡng thờ công đồng Trần Triều, lớp tín ngưỡng phủ khắp miền Bắc Bộ đặc biệt tại những khu vực còn lưu lại dấu tích trận chiến 3 lần chống giặc Nguyên Mông của ông. Lớp tín ngưỡng này được thể hiện qua hệ thống đền điện rộng lớn, uy nghiêm trên khắp miền Bắc Bộ Việt Nam cùng tâm thức tín thờ dâng bái trang trọng mỗi dịp lễ tiết của cộng đồng người Việt.
Đức vua cha Bát Hải còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình, là vị vua đứng đầu Thủy phủ, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ một vùng đất ven biển Đông của nước ta. Theo truyền thuyết lưu truyền thì ngài là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.
Tương truyền Quan Điều Thất là một tướng của của Vua Cha Bát Hải Động Đình trong cuộc chiến chống quân Thục vào thời vua Hùng Vương. Sau này, các tướng của Vua Cha Bát Hải đều được coi là con của đức Vua Cha. Quan Điều Thất được coi là con trai thứ Bẩy của Ngài. Sau này về cõi âm ngài luôn kề cận bên đức vua cha. Quan Điều Thất chuyên lo sổ sách, kho tàng kinh thư nơi thủy cung. Vì thế Quan Điều Thất không giáng trần.
Theo thần tích của đền Đồng Bằng thì có nói ngài về trời ngay sau khi thắng giặc. Còn về như thế nào thì không thấy nói rõ.
Chuyện chống quân Thục là có thật nên có thể coi Đức Vua Cha và các tướng của Ngài đều là các nhân vật lịch sử có thật được thần thánh hóa. Câu chuyện lịch sử đã trên 2000 năm nên hầu như không còn nhiều tư liệu về Quan Điều Thất, Đức Vua cha và các tướng của Ngài.
Đền thờ:
Đền Quan Lớn Điều Thất (Xóm 5, Đồng Bằng, An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Quan Lớn Đệ Nhất là quan đứng đầu trong Ngũ Vị Tôn Ông nên còn được gọi là Đệ Nhất Tôn Quan hay Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được cai quản Thượng Thiên nên còn gọi là Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên.
Ông được coi là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ.
Quan Lớn Đệ Nhất không giáng trần sau khi làm nhiệm vụ đánh đuổi giặc ngoại xâm nên ông hầu như không có đền thờ vọng khác. Vì vậy, Đền Quan Đệ Nhất nơi đây được coi là nơi đèn thờ chính. Tuy vậy, trong cung thờ Ngũ Vị Tôn Ông, Quan hầu hết được thờ. Ông thường mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn và ngồi giữa trong cung Ngũ Vị Tôn Ông.
Đền thờ:
Đền Quan Lớn Đệ Nhất (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình)