Chầu Thủ Đền : Tìm hiểu khái niệm và hầu giá Chầu Thủ Đền
Chầu Thủ Đền là người có quyền coi giữ, ra vào trong bản đền, tất cả những ai vào lễ trong bản đền đều phải tấu đến chầu.
Mục Lục Bài Viết
Khái niệm về Chầu Bản Đền
Chầu Bà Bản Đền còn gọi là Chầu Bà Thủ Đền, Chúa Bản Đền, Chúa Thủ Đền, Thủ Đền Công Chúa, …
Chầu Bà Bản Đền có thể dễ hiểu như sau:
Một tập đoàn có chủ tịch, tổng giám đốc. Trong một công ty thì có nhiều công ty nhỏ, mỗi công ty nhỏ có một giám đốc. Chầu bản đền là một giám đốc thay mặt tổng giám đốc là Mẫu, cai quản bản đền đó. Mỗi khu đền thờ mẫu lại có một vị chúa bà thủ đền cai quản.
Chỉ ở một số ngôi đền mới có thờ riêng Chầu Bà coi giữ bản đền (như Chầu Đệ Tứ, Chầu Cửu, Chầu Bé Đông Cuông, …) còn lại đa số các ngôi đền (và cả các bản điện tại gia) thì đều có một vị Chầu Bà gọi là Chầu Thủ Đền hay Chầu Thủ Điện. Hầu như ở đền nào cũng có thờ một vị Chầu Bà như thế. Thường thì đó chính là Chầu Bé Thoải, hay cũng có khi gọi là Chầu Bé Bản Đền. Bà cũng gọi là Chầu Bé nhưng khác với các vị Chầu Bé ở trên thượng bà là vị Chầu Bà về hàng Thoải Cung. Chẳng hạn ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là Chầu Bé coi giữ ở đền đó và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự như Chầu Bé Đông Cuông (ở Đền Đông Cuông, Yên Bái), Chầu Bé Đồng Đăng (ở Đền Đồng Đăng, Lạng Sơn), Chầu Bé Tam Cờ (ở Đền Tam Cờ, Tuyên Quang), Chầu Bé Đền Ghềnh (ở Đền Ghềnh, Hà Nội), … đều được coi là các vị chầu bà bản đền.
Chầu Bản Đền là người có quyền coi giữ, ra vào trong bản đền, tất cả những ai vào lễ trong bản đền đều phải tấu đến chầu. Thông thường thì Chầu Bé Thoải là chầu bà coi giữ bản đền. Tuy nhiên cũng có trường hợp Chầu Bản Đền không phải là Chầu Bé Thoải.
Hầu giá Chầu Bản Đền
Chầu Bà Bản Đền – Chúa Bản Đền được Mẫu giao cho trách nhiệm trông coi trong khu đền đỏ. Trong nghi thức hầu bóng, khi thỉnh chúa về người ta thường thành sau khi hầu tam vị chúa mường hoặc sau các giá hàng chầu bà. Tuy ngự ngay trong bản đền nhưng Chầu Bản Đền rất ít khi ngự về đồng, mà chỉ tráng bóng để chứng đầu đồng. Hiện nay người ta không hầu và cũng không biết đến giả Chầu nữa nhưng văn Chầu thủ đền và một số nơi vẫn được lưu giá và hầu Ngài.
Bản Đền công chúa tức thủ điện công chúa là hiện thân của các vị thánh Mẫu tùy vào bản đền đó và địa phương mà Ngài thị hiện, vì vậy Chầu về đồng các màu sắc, thường người hầu Chầu thủ đền vào đầu năm thì mặc áo hồng khăn hồng, cuối năm thì mặc áo xanh khăn xanh. Có khi thì chúa về ngự đồng mặc sắc phục người mán màu xanh tượng trưng cho nhạc phủ tức là màu xanh của núi rừng, cũng có khi chúa ngự về chứng đàn tử phủ hoặc sang khăn trình đồng chấm lính. Đôi khi có tiệc khai đàn mở phủ mà có dâng bốn tòa Sơn Trang thì chầu thường hay chứng tòa trắng (thay cho Chầu Đệ Tam, và cả những khi Chúa Thác Bờ không về) sau đó chứng bản đền luôn.
Nếu Chầu Bản Đền là Chầu Bé Thoải thì khi ngự đồng chầu hay mặc áo trắng, khai cuông. Khi chầu ngự về, văn hay hát rằng:
“Hội Đồng Tam Phủ nghiêm quân
Có Chầu Bé Thoải thanh tân hay là
[…] Làm tôi chầu độ sống lâu
Phơ phơ mải tóc trên đầu như bông
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà”.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Chầu Thủ Đền
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
- Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
- Wikia Đạo Mẫu Việt Nam
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Thập Nhị Vị Chầu Bà