Quế Nương và Thị Nương

Truyền thuyết tiên nữ dâng cháo

Den tho Que Nuong va Thi Nuong

Ngày 21-12-1788, sau khi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, ngài liền chỉ huy quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Bắc đánh đuổi 29 vạn quân Mãn Thanh, do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cầm đầu. Ngày 15-1-1789, quân Tây Sơn ra đến Tam Điệp phối hợp với quân Bắc Hà, do Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm chỉ huy. Trong 10 ngày (từ 15 đến 25-1-1789-tức từ 20 đến 30 tháng Chạp – Tết Mậu Thân) ngụ binh ở Tam Điệp và Bỉm Sơn. Theo truyền thuyết, trong những ngày này quân Tây Sơn được các tiên nữ dâng chảo thần, nhờ vậy nghĩa quân Tây Sơn thêm mưu trí, dũng mãnh chiến đấu, quét sạch quân xâm lược. Chỉ trong 5 ngày xuất quân, 5 đạo quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, đúng như những lời huấn dụ của Vua Quang Trung tại lễ thệ sư (lễ thề của các tướng sĩ) tại Thanh Hóa:

“… Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Tạm dịch:

Đánh cho nó một chiếc xe để chạy về nước cũng không có
Đánh cho nó một mảnh giáp cũng chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng

Đại thắng quân Mãn Thanh xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn ca khúc khải hoàn về thăm Quán Cháo thì ngỡ ngàng không thấy các tiên nữ! Tỏ lòng thành nhớ công ơn của các tiên nữ, Vua Quang Trung truyền lệnh lập đền thờ nhớ ơn những người đã có công dâng cháo cho nghĩa quân. Từ đó, người dân trong vùng tương truyền: Ngọc Hoàng Thượng để phái công chúa Giáng Tiên cùng 2 ngọc nữ là Quế Nương và Thị Nương xuống hạ giới ban phúc cho dân lành, nấu cháo giúp nghĩa quân Tây Sơn có thêm sức mạnh đánh đuổi quân xâm lược. Các tiên nữ bay về trời, nhưng vẫn thường theo dõi nhân gian, tạo phúc cho dân. Tin các tiên nữ sẽ luôn giúp đỡ những người khốn khó, bà con trong vùng khỏi nhang, khấn vải, xin lộc tiên.

Canh hoa trang

Đền Quán Cháo

Đền Quán Chảo cách Ninh Bình 12 km về phía Nam. Đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. Nói đến đền Quán Cháo, không thể bỏ qua chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Trận đại phá quân Thanh như một hào quang sáng rực trong lịch sử nước nhà.

Den Quan Chao

“Ai qua Quán Cháo – Đồng Giao.
Má hồng để lại, xanh xao theo về”

Câu ca ai oán ấy nói về một thời hoang vu của vùng đất Tam Điệp (Ninh Bình) ngày nay. Những người già ở phố Ghềnh, ở Yên Bình (Tam Điệp) nói rằng, vùng núi Tam Điệp giống như cái đuôi của vòng cung núi đá vôi Hoà Bình ăn sát ra biển, phía trên là vùng núi Hoà Bình – Sơn La điệp trùng. Bao hang động, vách đá cheo leo trập trùng nối đuôi dồn hết về đây. Beo cọp, thú dữ khắp nơi tìm về “dung thân” ở đất Đồng Giao nhiều vô kể. Khoảng những năm trước 1960, đền Quán Chảo chỉ có một miếu thờ nhỏ dùng thắp hương nằm lọt thỏm giữ bốn bề lau lách. Đoạn đường mòn từ phố Ghềnh đến đền Dâu chính là trung tâm Thị xã Tam Điệp bây giờ dài hơn 10km hai bên chỉ toàn lau lách rậm rạp, không một túp lều, không bóng người qua lại. Ban ngày ai muốn từ đền Dâu vượt qua Dốc Xây vào Bỉm Sơn (Thanh Hoá) phải “gom” thành một nhóm, trước lúc khởi hành ai cũng vào đền thắp hương khấn vái cầu an kéo chết mất thảy. Dân gốc TX Tam Điệp lúc đỏ chỉ vẻn vẹn vài chục túp lều tranh “co cụm” ở khu vực làng Ghềnh. Ban ngày lên nương, vào rừng lấy củi thì nơm nớp sợ hổ về. Ban đêm trời chưa tối đã phải đóng cửa, đến buồn tiểu cũng không dám ra ngoài vì hổ có thể ngồi ngay trước nhà.

Nhắc đến Đồng Giao – Quán Cháo hồi ấy, người ta nghĩ ngay đến hổ. Hổ dữ đã trở thành nỗi khiếp đảm với người dân bản xứ và những công nhân Nông trường Đồng Giao. Người ta không dám nhắc đến từ hổ mà phải gọi một cách kính cẩn bằng “ông” hay “ngài” hầu mong “ngài” chiếu cố tha cho! Thỉnh thoảng người làng Ghềnh vẫn gặp nó quẩn quanh ở khu Quán Cháo, Thang Lang, Quèn Voi…Nó “quản lí” đàn hổ từ Dốc Xây về tận Ghềnh, sang tận Khe Gồi. Sau này nó thành tinh. Đêm đêm người ta thấy nó bắt chước người đi chặt củi, nhặt nón rách đội lên đầu lang thang khắp nơi. Chính anh “hầu lâu” (người lái xe lu thời kỳ làm đường QL 1A qua Tam Điệp) ngủ trong buồng lái đã nhìn thấy nó đội nón thẫn thờ một mình dọc đường. Lại có chuyện kể rằng “ngài” thiêng lắm. Khoảng những năm 1953 – 1954, có lần dân làng Ghềnh rước hội lên đền Quán Cháo. Lúc đi tới ngã Baren thì “ngài” lao ra chặn đường. Một cô gái trong đám rước ấy bỗng nhảy cưỡi lên lưng “ngài”. “Ngài” chở cô gái và rước cả đám hội đến trước cửa đền Quán Cháo rồi phục xuống, sau mới cong đuôi chạy vào rừng. Những năm chiến tranh, đàn gia súc của Nông trường Đồng Giao vừa bị bom Mỹ sát hại, vừa bị lũ chó sói ăn thịt nhiều vô kể.

Đền Quán Cháo rêu phong, cổ kính, tọa lạc trên đỉnh dốc, bên con đường thiên lý Bắc-Nam (quốc lộ 1), nơi giáp ranh giữa thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) và thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Nơi đây còn lưu giữ nhiều bài vị, đồ tế lễ, thờ cúng rất độc đáo, đặc biệt là truyền thuyết về các tiên nữ dâng cháo lên nghĩa quân Tây Sơn như đã kể ở trên. Hiện nay trong ngôi đền phối thờ với Tín ngưỡng Tứ Phủ và tổ chức cả lễ hầu đồng.

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Quế Nương và Thị Nương.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Hệ Thống Nữ Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: