Tìm hiểu đầy đủ về Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu

Đây là một bài viết tổng hợp về Nam Tào Bắc Đẩu – hai vị quan trong hệ thống thần linh Tứ Phủ, được phối thờ hầu cận kề bên ngôi cao Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Chim Phượng 2

Sự tích Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu

Su tich Quan Nam Tao va Quan Bac Dau

Theo tích truyện kể lại còn lưu truyền trong dân gian, Quan Nam Tào Bắc Đẩu vốn là hai người phàm trần, họ là hai anh em ruột sinh đôi. Bà mẹ của họ già nua mới bắt đầu có thai và đến 69 tháng mới sinh ra hai cục thịt dính máu, không đầu, không có tay chân. Bà tính vứt đi, nhưng rồi thương đem cất ở xó nhà. Tự nhiên 100 ngày sau hai cục thịt hóa ra hai chàng trai khỏe mạnh, thông minh, trí nhớ phi thường, có thể nhớ đủ chuyện xảy ra khắp nơi.

Đức vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy vậy tuyển hai người làm Quan trên trời, ghi nhớ những việc sinh, tử của loài người. Trong đó Nam Tào ghi chép sổ sinh đứng bên trái (phương nam), Bắc Đẩu ghi chép sổ tử đứng bên phải (phương bắc ) cạnh Ngọc Hoàng. Họ ghi lại thiên mệnh của mỗi người từ lúc sinh đến lúc chết, quy định số nghèo sang, lành dữ, sau khi chết phải đầu thai kiếp gì, họ cũng ghi chép cả số kiếp đầu thai các loài vật. Cũng vì lắm việc như thế nên Bắc Đẩu nhiều khi cầm chiếc dao thần sát phạt bừa bãi dân lành, khiến cho một thuở mạng người chết như rạ, trẻ con cũng sống được có vài ba năm rồi chết.

Ở vùng Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam ngày nay, có một chàng trai tên là Đô Kình, sinh ra không có mắt, chỉ yếu ớt thoi thóp thở, nhưng được một bà mụ ban phép cho khỏe mạnh phi thường, mắt sáng long lanh, lại có phép nhìn xa trông rộng, đi mây về gió. Bức xúc trước việc làm tắc trách của Bắc Đẩu, Đô Kình mới đạp mây gió lên Thiên Đình. Chàng thấy Bắc Đẩu cả ngày cầm dao, chỉ khi nào ngủ, ôm vợ trong tay mới để dao đầu giường. Đô Kình nhân lúc vợ Bắc Đẩu đi tắm, bế thốc cô nàng ném tòm xuống ao. Bắc Đẩu vội bỏ dao, lao xuống cứu vợ. Nhanh như cắt, Đô Kình đoạt dao phóng xuống trần. Bắc Đẩu đuổi theo, dùng đủ quyền phép nhưng Đô Kình đều thoát. Từ đó mà người trần không bị Bắc Đẩu đoạt mạng nên sống thọ hàng trăm năm. Nhà Trời nhiều lần đổ mưa lũ đòi dao nhưng Đô Kình đều thoát nạn, con dao thần được giữ cẩn thận.

Cho đến một ngày kia, quanh vùng có một con rắn thành tinh bắt người ăn thịt. Đô Kình hay tin mang dao trị rắn. Đến nơi, gọi rắn ra, gọi mãi chẳng thấy gì, bèn ngồi lên cây gỗ mục. Lập tức bị hất ngửa, văng con dao ra (cây gỗ là con rắn), nó hất Đô Kình ngã rồi ngoạm lấy dao thần. Đô Kình đuổi theo rắn, nhưng Bắc Đẩu và Thiên Lôi nhân cớ ấy phóng sét xuống đốt Đô Kình cháy thành than. Bắc Đẩu phải đổi hàng vạn con nghé tươi để chuộc dao trở về.

Ngọc Hoàng Thượng Đế biết việc của Đô Kình, hỏi chuyện các quan mới hay tin. Ngài thương Đô Kình, trách Bắc Đẩu và bắt từ nay phải để loài người sống đến 100 tuổi. Nhưng Bắc Đẩu sợ để loài người sống lâu quá lại sinh ra lắm người mưu kế như Đô Kình, nên cứ lén bớt tuổi đi, chỉ cho họ sống đến 70-80 tuổi mà thôi, phúc lắm mới cho vài người sống trăm tuổi để trình Ngọc Hoàng Thượng Đế.

(Phuday.com)

Nam Tào tinh quân, Bắc Đẩu tinh quân

Nam Tào – Bắc Đẩu tinh quân là các vị thần trông coi các ngôi sao trong hai chòm Nam Tào và Bắc Đẩu. Các ngôi sao này có liên hệ mật thiết với môn Tử vi.

Nam Tào tinh quân

Nam Tao tinh quan

Gồm 6 vị tương ứng với 6 ngôi sao chòm Nam Đẩu:

  • Đệ nhất Thiên phủ cung: Tư mệnh tinh quân
  • Đệ nhị Thiên tương cung: Tư lộc tỉnh quân
  • Đệ tam Thiên lương cung: Duyên thọ tinh quân
  • Đệ tử Thiên đồng cung: Ích toàn tỉnh quân
  • Đệ ngũ Thiên xu cung: Độ ách tinh quân
  • Đệ lục Thiên cơ cung. Thượng sinh tinh quân

Bắc Đẩu tinh quân

Gồm 7 vị tương ứng với 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu:

  • Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham lang tinh quân
  • Bắc đẩu đệ nhị Âm Tinh Cự môn tinh quân
  • Bắc đẩu đệ tam Chân Nhân Lộc tồn tinh quân
  • Bắc đẩu đệ tử Huyền Minh Văn khúc tinh quân
  • Bắc đẩu đệ ngũ Đan Nguyên Liêm trinh tinh quân
  • Bắc đẩu đệ lục Bắc Cực Vũ khúc tinh quân
  • Bắc đẩu đệ thất Thiên Quan Phủ quân tinh quân

Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu trong Tín ngưỡng Tứ Phủ

Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu là hai vị quan hầu cận bên Ngọc Hoàng Thượng Đế. Bắc Đẩu chuyện ghi số sinh, Nam Tào ghi sổ tử. Vì vậy tượng của ông Bắc Đấu tay ông cầm cuốn sổ sinh, bên kia là ông Nam Tào cầm sổ tử.

Tuong Nam Tao Bac Dau

Đền thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu

Trong tín ngưỡng tử phủ, Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu không được thỉnh đến trong nghi thức hầu đồng, và không có đền thờ riêng trong hệ thống Tử Phủ. Tuy nhiên có nhiều đền thờ và điện thờ phối thờ tượng Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu bên cạnh tượng Ngọc Hoàng.

Riêng trong tin ngưỡng Trần Triều thì có đền thờ Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu. Cả hai đền thờ đều thuộc khu di tích Kiếp Bạc. Sở dĩ có đền thờ Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu ở Kiếp Bạc vì người dân Việt Nam quan niệm Đức Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chính là một vị Đức Vua Cha của dân tộc Việt.

Canh hoa trang

Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần

Lý do thờ Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu

Theo quan điểm Đạo Giáo thì Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu là hai vị thần hầu cận bên Ngọc Hoàng, giúp Ngọc Hoàng quản lý số sinh số tử của con người ở cõi trần gian. Tuy nhiên trong tín Trần Triều cũng có đền thờ Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu ở khu di tích Kiếp Bạc, điều này cũng có lý do của nó.

Nhân dân ta có câu “tháng tám tiệc cha, tháng ba tiệc mẹ”. Tháng tám tiệc cha có nghĩa là tiệc của Đức Đại Vương Trần Triều, tức nhân dân Việt Nam tôn Đức Đại Vương như là một vị Vua Cha. Sở dĩ có đền thờ Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu ở Kiếp Bạc là vì người dân Việt Nam đã coi Đức Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương là vị Vua Cha của dân tộc Việt Nam, và vì thế mà có Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu hầu cận đôi bên.

Canh hoa trang

Đền Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu

Di tích đền Nam Tào, Bắc Đẩu trên khuôn viên thuộc Khu Di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương). Tại Kiếp Bạc, chiếm vị trí trung tâm là Đền Trần Hưng Đạo, tả hữu là hai ngôi chùa phối thờ thần Nam Tào và thần Bắc Đẩu.

Den Quan Nam Tao va Quan Bac Dau

Trước đây chùa – đền Bắc Đẩu có kiến trúc hình chữ Đinh, với một số công trình chính như: tiền đường, chính điện, nhà tổ, cung thờ tam toà Thánh Mẫu. Trong chính điện tượng thờ được bài trí theo trật tự “tiền thần hậu phật” ở gian chính điện có tượng thờ quan Bắc Đầu bằng đồng.

con chim phượng

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Quan Nam Tào – Quan Bắc Đẩu

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Phuday.com

Xin trân trọng cám ơn!

Canh hoa trang

Tham khảo thêm