Quan Đệ Bát : Tìm hiểu về Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm

Đệ tử con khấu đầu tự sự
Tâu Động Đình hoàng tử long nhan
Khâm thừa thượng đế gia ban
Thỉnh mời đệ Bát tôn ông nhiệm màu

Chim Phượng 2

Thần tích Quan Lớn Đệ Bát

Tương truyền Quan Lớn Đệ Bát, còn gọi là Quan Đệ Bát, ông là vị tướng thứ 8 của Vua Cha Bát Hải Động Đình thời Hùng Duệ Vương thứ 18. Ông đã có công lớn, giúp Đức Vua Cha luyện binh mã thủy lục, giành nhiều thắng lợi chống giặc xâm lược trên tám cửa biển nước Nam.

Thống Chế Điều Bát

Quan De Bat

Một số tài liệu còn cho rằng Quan Lớn Đệ Bát giảng thế thành Thống Chế Điều Bát vào thế kỷ thứ XVIII. Đây cũng là một quan điểm mở để bạn đọc tham khảo thêm. Sau đây là thân thế sự nghiệp của Thống Chế Điều Bát.

Tuong Thong Che Dieu Bat

Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (1763–1820) là một danh tướng và nhà khai hoang thời nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang) và giúp dân nhiều vùng trong tỉnh Vĩnh Long & Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng.

Ông nguyên gốc người Khmer, có tên là Thạch Duồng hay Thạch Duông, sinh năm Quý Mùi (1763), tại làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, dưới thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Thời trẻ, ông được sung vào hàng dịch đình nô (người giúp việc trong phủ chúa), hết lòng tận tụy trung thành nên được cho chuyển làm Cai đội, lập nhiều công lớn. Chúa Nguyễn Ảnh ban cho ông tử danh là Nguyễn Văn Tồn.

Năm 1787, ông theo chúa Nguyễn Ánh chạy sang Vọng Các (Bangkok) tránh quân Tây Sơn. Năm sau, ông trở về theo Lê Văn Quân đánh Tây Sơn ở bảo Ba Lai. Khi chúa Nguyễn Ánh trở về nước, ông được phân công về Trà Vinh, Mân Thịt đi chiêu mộ dân binh (gồm toàn người Khmer), được giao quyền làm Nội thuộc Cai đội thống quản, đóng đồn tại Cầu Kè, Trà Ôn, tiến hành khai khẩn đất hoang để trồng trọt. Ông nhiều lần theo Lê Văn Quân và Võ Tánh, lập được nhiều chiến công trong việc đánh dẹp Thái bảo Tây Sơn Phạm Văn Tham

Năm 1801, ông được lệnh theo Võ Tánh giữ thành Bình Định, bị quân Tây Sơn bắt, nhưng trốn thoát được, tìm cách trốn về Nam, tiếp tục theo phò chúa Nguyễn. Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long (năm 1802), ông được thăng làm Cai cơ, Chưởng quản thủy quân doanh, đưa quân bản bộ về quê, trấn giữ đồn Uy Viễn (Trà Ôn) thuộc đạo Trấn Giang (Cần Thơ) kiêm quản xuất hai phủ là Trà Vinh và Mân Thịt thuộc dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ dinh), tiếp tục công việc mở đất, tạo lập xóm làng, giữ gìn an ninh ở biên giới Tây Nam.

Năm 1810, ông cùng Thoại Ngọc Hầu dẫn đại binh sang chiến đấu với quân Xiêm ở thành Lavek (Cao Mên). Thắng trận, ông được cử ở lại Nam Vang để giúp vua Cao Mên trị nước, an dân. Năm Gia Long thứ 10 (1811), ông được triệu về kinh để nhận ban thưởng và được thăng hàm Thống chế, tước Dung Ngọc hầu.

Năm 1813, ông trở về nước, lại cai quản vùng Trà Ôn, Cầu Kè, Trà Vinh, tiếp tục chiều dân vùng Trà Ôn, Mang Thít khai khẩn đất hoang, thành lập xóm làng.

Năm 1819, ông được triều đình bổ vào chức Điều bát nhung vụ, dẫn một đoàn dân binh Khmer khoảng 500 người, đến Châu Đốc để cùng với Thoại Ngọc Hầu, TuyênTrung Hầu lo việc đào kinh Vĩnh Tế.

Do lao tâm, lao lực, mùng 4 tháng Giêng năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long).

Tưởng thưởng công lao, năm 1928, vua Minh Mạng sắc phong ông là Trung đẳng thần, hàm ân Trung Dũng Thiên Trực, tước Dung Ngọc hầu. Vợ ông cũng được ban mỹ tự là Hiền Thục Chi Thần Thống Chế Đại Quan.

Chức danh Thống chế Điều bát của ông, hiện nay đã được dùng để đặt tên cho một con đường dài và rộng tại thị trấn Trà Ôn (Vĩnh Long).

Canh hoa trang

Hầu giá Quan Lớn Đệ Bát

Quan Lớn Đệ Bát ngự đồng sau giá Ngũ vị tôn quan, và sau giá Quan Điều Thất. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng và mua cờ lệnh.

Những ai về hầu tại Đền Trình, Đền Đồng Bằng thì phải hầu giá ông.

Đền Quan Lớn Đệ Bát

Đền Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm, hay còn gọi là Đền Quan Đệ Bát, hay Đền Bến là ngôi nằm cách đền Vua Cha Bát Hải 550 mét về phía đông nam Cầu Vật, thuộc quần thể di tích lịch sử Đền Đồng Bằng.

Cong Den Quan Lon De Bat

Có lẽ nhiều người không được biết đến ngôi đền này, thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng chưa từng đến đây, nhưng sự thực có lẽ lại ngược lại. Lý do là vì tên của đền hiện nay được gọi là Đền Trình (thuộc di tích đền Đồng Bằng). Hầu hết du khách đến đền Đồng Bằng đều vào lễ Đền Trình trước khi lễ ở đền Vua Cha, nhưng du khách lại không hề biết đó chính là ngôi đền thờ chính của Quan Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm. Ngôi đền còn có một tên khác gọi là Đền Bến – Quỳnh Phụ – Thái Bình.

Tương truyền Đền Trình (Đền Quan Đệ Bát) là nơi Đức Vua Cha đã luyện binh mã thủy lục, dưới thủy trên bộ. Từ đời xưa đã có câu ca dao:

Thượng từ Đồng Đống
Hạ về Cống Đôi

Đền Quan Đệ Bát được xây dựng theo tiền chữ nhị hậu chữ đinh và bên cạnh có một ngôi chùa (còn gọi là Chùa Trình). Đền thời nhà Lý được mở rộng từ Đồng Đống về đến Cống Đôi nên Đền Trình được đưa vào tứ ô cảnh (tức là 4 cảnh đẹp của non sông Đại Việt).

Ban tho den Quan De Bat

Đến năm 1951 giặc xâm chiếm nước ta từ tỉnh Hải Phòng – Thái Bình và Đền Quan Đệ Bát đã bị phả hỏng hoàn toàn. Đến năm 1996 địa phương cùng quý khách thập phương, các thanh đồng đạo quan giáo hóa tôn tạo lại cho đến ngày hôm nay.

Bản Văn Quan Lớn Đệ Bát

Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 1 bản văn chầu Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm do bác Trần Khắc Chung, trưởng cung văn Đền Quan Đệ Bát cung cấp.

Trích đoạn

“…Khi thong thả bàn trà điểm nước
Họp bạn tiên tửu thuốc thi ngâm
Dập dìu hầu hạ dư trăm
Kẻ dâng khăn ngự người dâng xuyến ngà

Khi trắc giáng sa hà biến hóa
Ngự vân long sa mã trì khu
Vân cù cưỡi hạc ngao du
Biển Hồ đôi lúc non vu đôi lần

Bao thế giới mặc lòng thong thả
Cảnh giang hồ chi sá trần ai
Phiêu diêu tử phủ đan đài
Ba ngàn, chín vạn cõi ngoài tràng sinh…”

Xem đầy đủ bản Văn Quan Lớn Đệ Bát

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • https://phuday.com/quan-lon-de-bat-su-tich-va-den-tho-quan.html
  • Các nguồn trên internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen vàng

Tham khảo thêm