Dã Tượng (? -?), một gia nô thân tin, trung thành của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tương truyền Ông rất giỏi huấn luyện voi, đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên – Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn lúc bắt Toa Đô.
Có lần Hưng Đạo Vương thử ý ông mà nói: “Khi gia nghiêm ta từ trần có dặn bảo ta phải chiếm lấy thiên hạ. Các ngươi nghĩ sao?”. Ông và Yết Kiêu đều nói: “Đại vương đã phủ quý rồi, còn chúng tôi đến già vẫn làm gia nô, không muốn làm như thế, để tiếng xấu ở đời. Hưng Đạo Vương cảm động, từ ấy ông càng được tin trọng.
Tháng 1, 1285, do chưa lường hết sức mạnh của địch, Hưng Đạo Vương đã đem đại binh ngăn cản Thoát Hoan tại ải Nội Bàng. Kết quả trận đánh là quân Trần thua to, cả vạn binh linh bị giết và bắt sống tại trận. Lúc khởi binh, Hưng Đạo vương có dặn Yết Kiêu cắm thuyền đợi mình. Nhưng lúc tàn trận, Thuỷ quân đóng ở Bãi Tân làm chặn hậu cũng chạy tan tác cả. Trong lúc tháo lui khẩn cấp, Hưng Đạo định dẫn tàn quân luồn rừng về Vạn Kiếp, nhưng đúng là không ai hiểu bạn bằng Dã Tượng, đã ngăn Vương lại và bảo: “Kiêu chưa gặp Đại vương, ắt chưa nhỏ thuyền đi nơi khác.”, nghe thế, Hưng Đạo Vương bèn tức tốc đổi hướng tới bãi Tân. Quả nhiên trên bãi sông vẫn còn một con thuyền đứng đó cùng với viên tuy tướng. Thoát nạn, Hưng Đạo Vương ngửa mặt lên trời than “Chim hồng chim hộc bay được cao, tất phải nhờ cỏ lông cánh mạnh, nếu không thì chả khác gì chim thường”.
Năm 1288, trên đường hành quân chuẩn bị cho trận Bạch Đằng nổi tiếng, con voi chở Hưng Đạo Vương bị sa lầy, chìm dần xuống bùn. Dù đã nhiều cách nhưng rồi con voi chiến thân thiết của Đại Vương cử lún dần, lún dần. Dã Tượng và Hưng Đạo Vương nhìn người bạn đường chiến đấu thân thiết sắp hy sinh mà nước mắt lưng tròng. Dã Tượng bèn quỳ xuống trước mặt Vương xin người xuống ngựa đi tiếp cho kịp ra quân, còn mình xin ở lại rồi sẽ đuổi theo sau. Trong trận đánh sau đó, Dã Tượng giữ một cánh quân bộ trên núi Tràng Kênh đánh hất đám quân của Phàn Tiếp xuống sông. Viên gia tướng đã tả xung hữu đột, máu giặc ướt đẫm cả người, lao vào địch cứ như chỗ không người, như thể để trả thù cho người bạn voi đã hy sinh trên đường ra trận. Phàn Tiếp khiếp sợ đã bỏ lính, để nguyên cả tên găm trên người nhảy xuống sông chạy trốn nhưng rồi vẫn bị quân Trần dùng câu liêm móc lên, bắt sống.
Hiện nay Dã Tượng được thờ chính ở Đình Câu Dương, làng Câu Dương, huyện Thái Thạnh, tỉnh Thái Bình.
Ngoài ra, Dã Tượng cùng với các danh tướng Nhà Trần được thờ cùng với Hưng Đạo Đại Vương ở một số đền như Kiếp Bạc (ở Chí Linh, Hải Dương), đền Đền A Sào (thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), hay đền Đền Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh), …
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Ông Hữu Dã Tượng.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Tìm hiểu đầy đủ hơn về Tín Ngưỡng Đức Thánh Trần
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Thần tích các vị thánh được thờ trong Tín ngưỡng Đức Thánh Trần: