Lịch sử ghi lại, vào năm Ất Mão, đê Đại Hà, Nễ Châu bị vỡ, ngọn nước khoét sâu thành vực Nễ rồi tràn lên Phương Cái. Nước đã phủ đoạn để tạo thành vực sâu, tràn ngập mênh mông. Nhân dân Hưng Yên đổ ra đắp đê. Nhưng đắp đến đâu đề lại vỡ đến đó…Sau, có cụ Lãnh Thành cùng mọi người đã phải lập đàn cúng. Bà Chúa đã hiển linh ngăn dòng nước để nhân dân đắp thành công con đê, cứu được mùa màng. Từ đó nhân dân yên ổn làm ăn. Để ghi nhớ công đức của Bà, người dân Phương Độ đã lập Đền thờ trên đoạn đê vỡ, gọi là Đền Bà Chúa Vực.
Bà Chúa Vực là Chúa Thoải phủ trong hàng Tứ Phủ. Bà thường xe giá đi cứu nhân độ thế hay trừ khử bọn gian tà.
Đền Bà Chúa Vực thuộc quần thể Phổ Hiến cổ, nơi có một bề dày lịch sử, văn hiến và kinh tế phát triển lừng lẫy, và đã từng được mệnh danh là: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”. Đền được xây dựng theo kiến trúc đời nhà Lê, rất khang trang và uy nghi.
Hàng năm, đặc biệt là ngày 23 tháng 05 âm lịch (là ngày Kỵ Nhật của Bà), nhân dân địa phương và khách thập phương đã đến Đền Bà cúng lễ cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, được sức khỏe và tài lộc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Bà Chúa Vực.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nữ Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: