Các ngày tiệc Tứ Phủ trong tháng 2 âm lịch

Tháng 2 âm lịch là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội Tứ Phủ quan trọng, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Tiệc Tứ Phủ là một nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của người dân đối với các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ.

Bài viết này không chỉ cung cấp danh sách các ngày tiệc tứ phủ tháng 2 mà chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn khám phá những nét đặc trưng của các lễ hội từ đó giúp bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa, nghi lễ và các hoạt động văn hóa đặc sắc trong các lễ hội. Bài viết cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các địa điểm tổ chức lễ hội nổi tiếng trong tháng Hai để bạn có thể lên kế hoạch cho hành trình tâm linh của mình.

Canh hoa trang

Tiệc Tứ Phủ tháng 2 âm lịch hàng năm

NGÀYKHÁNH TIỆCĐỊA ĐIỂM
Ngày 3/2Tiệc Đức Thánh Nhượng Đại VươngQuảng Ninh
Ngày 6/2Tiệc Tứ vị Vua Bà Đền Cờn MônNghệ An
Ngày 11/2 & 12/2Lễ hội Đền Hạ Tuyên QuangTuyên Quang
Ngày 14/2Tiệc Quan lớn Đệ Ngũ Tuần TranhHải Dương
Ngày 15/2 & 16/2Tiệc Chúa Nguyệt HồBắc Giang
Ngày 17/2Tiệc Cậu Đệ Nhất
Ngày 20/2Lễ hội đền Đông CuôngYên Bái
Ngày 21/2 (có nơi 24/02)Tiệc Mẫu Sòng SơnThanh Hóa
Ngày 28/2 (có nơi 22/04)Tiệc Quan Hoàng LụcCao Bằng

Xem thêm: Lịch âm hôm nay

Chim Phượng 2

Tìm hiểu thêm về các ngày tiệc tứ phủ tháng 2

Tiệc Đức Thánh Nhượng Đại Vương

  • Địa điểm: Ðền Cửa Ông – Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh
  • Thời gian: Từ ngày 2/1 – hết tháng 3 âm lịch

Đức Thánh Nhượng Đại Vương (Đức Ông Đệ Tam) Còn được gọi là Đức Ông Cửa Suốt, Thánh ông Cửa Đông, Đông Hải Hưng Nhượng Vương là con trai thứ 3 của đức Thánh Trần, khi xét công ông được làm Tiết độ sứ.

Khi hầu đồng, Ngài ngự áo khăn đai đỏ, múa cờ kiếm, cầm lình ra uy. Ngài ngự đồng cứu dân, trừ tà sát quỷ.

Lễ hội Ðền Cửa Ông bắt đầu từ tháng giêng cho hết tháng 3, tuy nhiên ngày lễ chính là ngày 3/2 âm lịch

Phần lễ bắt đầu với lễ dâng hương tại đền thượng. Sau đó đoàn rước sẽ đưa Đức Ông vi hành xuất phát từ sân chính tại đền Hạ sau đó ra miếu thờ đặt ở xã Trác Chân, tên tục thường gọi là Vườn Nhãn (là nơi đức Ông trôi dạt vào hóa thần,). Rồi tượng Đức Ông tiếp tục được rước đi dọc đường Nghinh Thần, sau đó quay về sân đền – nơi đang tổ chức lễ hội, tượng trưng việc kết thúc cuộc du tuần của Đức Ông.

Phần Hội được tổ chức ở khu vực đền Thượng và đền Hạ trong khuôn viên đền Cửa Ông, với các trò chơi dân gian như: tổ tôm điếm, kéo co, nấu cơm, têm trầu, soạn lễ, chọi gà, bịt mắt đập niêu… Các trò chơi này được rất nhiều người dân địa phương và khách du lịch tham gia, gửi gắm ước nguyện có một năm mới với thật nhiều sức khỏe.

Le hoi den Cua Ong

Tiệc Tứ vị Vua Bà Đền Cờn Môn

  • Địa điểm: Đền Cờn Môn – Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  • Thời gian: Ngày 6/2

Tứ vị Thánh nương được thờ tại đền Cờn là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương, và bà nhũ mẫu (Cũng có một số truyền thuyết khác nói rằng, Tứ vị Thánh nương gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Quách Thị hoàng hậu, cùng hai công chúa Nguyệt Khiêu, Nguyệt Hương)

Den Con Mon

Tìm hiểu đầy đủ và chi tiết hơn qua bài viết Tứ Vị Vua Bà : Sự tích và các đền thờ Tứ Vị Thánh Nương

Đền Cờn xây dựng từ thời Trần, được vua Trần Anh Tông và vua Lê Thánh Tông trên đường đi đánh giặc phương Nam đến thắp hương. Do Tứ Vị Thánh Nương hiển linh phù trợ đánh thắng giặc nên nhà vua đã ban cấp tiền bạc xây dựng đền bề thế, uy nghiêm, trở thành trung tâm tín ngưỡng của cư dân vùng biển.

Lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang

  • Địa điểm: Phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang
  • Thời gian: 11/2 và 12/2 ân lịch

Lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang hàng năm kéo dài 6 ngày từ ngày 11 đến hết 16 tháng 2 âm lịch. Lễ chính là ngày 11 và ngày 12. Sáng sớm ngày 11, người dân và khách thập phương tập trung tại đền Ỷ La Tuyên Quang để rước bà Phương Dung công chúa ra Đền Hạ Tuyên Quang. Ngày 12, mọi người lại tề tựu đông đủ tại đền Thượng Tuyên Quang để rước bà Ngọc Lân công chúa về Đền Hạ. Hai bà sẽ gặp nhau tại Đền Hạ để cùng hợp tế.

Sau phần lễ là phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian như đánh tổ tôm, tam cúc, cờ tướng, ô ăn quan, chọi gà, kéo co, hát văn… kéo dài suốt ba ngày 13, 14, và 15. Đến ngày 16, mọi người cùng làm lễ hoàn cung đưa Mẫu trở về đền thờ riêng của mình, và kết thúc lễ hội Đền Hạ Tuyên Quang.

Den Ha Tuyen Quang

Tiệc Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh

  • Địa Điểm: Đồng Tâm, Ninh Giang, Hải Dương
  • Thời gian: 10/2 đến 14/2 Âm Lịch (ngày đản sinh)

Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh là một vị quan Tuần Phủ được giao cai quản ngã 3 sông Chanh, nơi giao nhau của 3 vùng đất Ninh Giang – Vĩnh Bảo – Thái Bình. Quan Lớn Tuần Tranh là một vị quan mẫu mực, hết lòng vì dân vì nước, bảo vệ vùng đất Ninh Giang, xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân.

Mỗi năm, hội đền Quan Lớn Tuần Tranh (hay hội đền Tranh) có 2 kỳ lễ hội. Kỳ thứ nhất được tổ chức từ ngày 10-20/2 âm lịch, trọng hội là ngày 14/2. Kỳ thứ 2 là từ ngày 10-20/8 âm lịch, trọng hội là ngày 22/8. Sáng ngày 10/2, đền làm lễ ban ấn. Ngày 13/2, làm lễ thỉnh kinh rước nước qua các cửa đền rồi ra bờ sông Tranh. Ngày 14/2, thực hiện rước kiệu Quan Lớn Tuần Tranh.

Le hoi den Quan Lon Tuan Tranh

Tiệc Chúa Nguyệt Hồ

  • Địa Điểm: Hương Vỹ, Yên Thế, Bắc Giang
  • Thời gian: 15/2 và 16/2 Âm lịch

Chúa Nguyệt Hồ hay còn gọi là Chúa Bói Nguyệt Hồ hay Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ, là vị chúa bà thứ hai trong Tam Vị Chúa Mường, được biết tới là vị chúa Bói nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Việt Nam, được nhân dân tôn kính phối thờ trong tín ngưỡng Tứ phủ.

Ngày lệ bà Chúa Nguyệt Hồ là ngày 15/2 âm lịch. Trong ngày lệ chính nhân dân vùng Bo rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau khi tế lễ tại đền Trung lại rước kiệu về đền Nguyệt Hồ. Tại đây phần tế lễ chúa Nguỵêt Hồ được tiến hành với những nghi lễ độc đáo như lễ dâng văn chúa Nguyệt Hồ. Bài văn cúng dâng chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua hình thức hát văn. Người được chọn diễn xướng hát văn phải có giọng hát hay, đàn giỏi, gia đình không có tang bụi.

Tìm hiểu đầy đủ hơn qua bài viết giới thiệu về Chúa Nguyệt Hồ

Den Chua Nguyet Ho