Chầu Lục Cung Nương là vị thánh đứng ngôi vị thứ sáu trong hàng tử phủ Chầu Bà với quyền hành cai quản lục cung – sáu viện.
Hữu lũng giang là nơi cát địa
Bắc lệ ngàn tụ khí là nơi
Chúa tiên vâng lệnh tuân lời
Đã trong bể ngọc ra ngoài bàn loan
Danh hiệu:
Phủ/ nơi cai quản: Thiên Phủ và Nhạc Phủ
Lĩnh vực chính:
Trang phục/Màu sắc: Chàm, xanh, tím xanh, tím
Đền thờ: Lục Cung Linh Từ (Lạng Sơn)
Ngày tiệc:
Chầu lục cùng nương được gọi với nhiều danh hiệu khác như: Chúa Lục Cung Nương, Lục Cung Tiên Chúa, Lục Cung Công Chúa, Đệ Lục Thánh Chầu, Chầu Lục, Chúa Bà Lục Cung… Ngài là vị thánh đứng ngôi vị thứ sáu trong hàng tử phủ Chầu Bà. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn
Theo các bản văn chầu, Chúa bà giáng sinh vào cửa nhà họ Trần vào ngày mồng mười tháng năm tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngài hóa thần vào ngày hai mươi tháng chín. Chúa bà được tôn xưng là “Lục Cung Tiên Chúa” với quyền hành cai quản lục cung – sáu viện (lục cung chỉ các tiên nữ trên thượng giới, trong triều đình phong kiến xưa, người ta gọi các phi tần là lục cung). Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.
Trong năm ngày tiệc Chầu Lục cỏ hai ngày là ngày 10/5 âm lịch – ngày đản nhật giáng sinh của Chầu Lục như có đoạn văn như sau:
Đêm ấy xuống trần gian báo mộng
Trần thị nương tâm động bào thai
Tháng năm giờ tỷ mồng mười
Sinh ra Chúa Lục khác người trần gian
Và ngày 20/9 âm lịch – ngày hóa của Chầu như trong đoạn văn sau:
Hoa chưa kết nhụy trắng chưa tới kì
Hoa tức thì đôi mươi tháng chín
Giữa thu về xa lánh hồn nương
Thung huyên buồn sầu thảm nhớ thương
Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Khi ngự đồng Chầu Lục mặc khăn áo màu lam, khăn chít củ ấu, vai đeo gùi, thắt lưng đeo dao quai. Chầu về ngự đồng làm lễ khai quang và múa mồi, ban tài phát lộc.
Đôi khi Chầu Lục lại là giả chầu về sang khăn cho đồng tân linh mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Trong nghi lễ khai phủ đại đàn (lễ mở phủ), Chúa bà thường là vị thánh cuối cùng chứng đàn và sang khăn cho tân đồng.
Theo quan niệm dân gian, mỗi thanh đồng cỏ một vị Thánh cai quản đầu đồng bản mệnh và số mệnh mỗi thanh đồng tương ứng với các vị thánh quản cai. Theo quan niệm đó, người có căn mệnh “Chầu Lục” thường có khả năng làm đồng thầy, mở phủ và chữa bệnh cho người đời. Người ta tin rằng, Chúa bà thường cho lộc làm thầy, lộc buôn lộc bản lộc dọn quản bán hàng. Cũng như các vị Thánh khác, Chùa bà được quan niệm là một vị thần có khả năng ban phúc giáng họa cho trần thế.
Theo các tư liệu được tìm thấy, Tín Ngưỡng Việt đã sưu tầm được 5 bản văn Chầu Lục Cung Nương.
Trích đoạn
Đêm ấy xuống trần gian báo mộng
Trần thị nương tâm động bào thai
Mùa thu tháng chín ngày mười
Sinh ra Chầu Lục khác người trần gian
Đôi thang nguyên vui mừng hớn hở
Nhà nhà đều mừng rỡ xiết bao
Nói hay như ý sở cầu
Tối nâng niu ngọc ngày nâng chuốc vàng
Xem chi đầy đủ các bản văn Chầu Lục
Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại thôn Chín Tu, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh. Đền thờ Chầu được gọi là Lục Cung Linh Từ, Đền Lũng hay Đền Chín Tư.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Chầu Lục Cung Nương
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Thập Nhị Vị Chầu Bà