Tôn nhang bản mệnh : Tìm hiểu nghi lễ Đội Bát Nhang
Nghi lễ tôn nhang bản mệnh là gì? ai phải làm lễ này và làm như thế nào..? tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Mục Lục Bài Viết
Tôn nhang bản mệnh là gì?
Đội bát nhang, nguyên nghi lễ viết là “Tôn Nhang bản mệnh”. Bát nhang đó là bát nhang thờ thần bảo mệnh cho một người nào đó.
Trong bát nhang bản mệnh có gì
Trong bát nhang có những thứ sau:
– Chỉ ngũ sắc
– Thất bảo (là bảy thứ quý. Theo Pháp hoa kinh, bảy thứ ấy là: vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, ngọc, mã não, trân châu (ngọc trai).
– Tiền cổ
Cốt bát nhang là một tờ giấy ghi tên hiệu của các vị thần bảo hộ cho người đó. ví dụ: Mai Hoa công chúa, Đào Hoa công chúa., Minh Lợi công chúa … Mỗi một tuổi thì có một số vị thần bảo hộ khác nhau và ngày cúng đồ cúng cũng khác nhau.
Nếu bát hương gửi ở chùa thì người có bát hương phải theo lễ hằng năm đủ tứ thời bát tiết. Ở Bắc thường thì nhà chùa thu một lần cho việc lễ cả năm. Bát hương để ở nhà thì không được để cùng bát hương gia tiên, phải có trang thờ khác và cao.
Ngoài những ngày lễ thường và ngày lễ tạ tôn nhang thì có hai ngày chính để sắm sửa lễ vật dâng cúng là Lễ Mẫu tháng ba và lễ Đức Thánh Trần tháng 8.
Nghi lễ tôn nhang trong chùa
Buổi lễ đội bát nhang tổ chức ở chùa diễn ra khá bình dị. Người đội bát nhang trước đó đóng cho nhà chùa một chút tiền nhỏ, sau đó đúng ngày hẹn tới chùa làm lễ.
Một buổi lễ đội bát nhang thường làm cho nhiều người, mở đầu khóa lễ, nhà sư trụ trì chùa sẽ tụng kinh trước Tam Bảo, sau khóa kinh khá dài độ 1-2 tiếng thì tất cả cùng nhau sang nhà ngang (nơi có bàn thờ Mẫu) và đây mới là công việc chính.
Quỳ trước bàn thờ Mẫu, nhà sư cũng tụng một bài kinh ngắn, sau đó sẽ đọc tên từng người, tới ai người đó bước ra quỳ trước bàn thờ và cũng được trùm tấm khăn đỏ, đội một chiếc mâm con con.
Trên chiếc mâm có lễ vật, và có một tấm thẻ (hình như ghi tên của người đội bát nhang); sau khi khấn khứa xong xuôi tấm khăn đỏ được mở ra và tấm thẻ được gấp nhỏ lại, cho vào một chiếc hộp nhỏ đặt trên bàn thờ Mẫu.
Hàng năm, người đội bát nhang được khuyến khích (không bắt buộc) tới chùa vào những dịp lễ như ngày Phật Đản, tết nguyên tiêu, vv…nhưng nếu không có điều kiện thì có thể gửi chùa một chút tiền nhỏ gọi là tiền giọt dầu, số tiền này ghi công khai ở chùa.
Những người đội bát nhang trên chùa thì không thấy được đặt tên mới, nhưng theo một số người đội bát nhang thì nói là có “may mắn” hơn trong cuộc sống vì mọi sự đã có Mẫu che chở. Ngoài ra thì người đội bát nhang cũng không phải làm điều gì khác biệt hơn là người không đội.
Tôn nhang bản mệnh cho người có căn mạng nhà Thánh
Tại sao phải tôn nhang bản mệnh?
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của của Tứ phủ công đồng. Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm đồng. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…Nhưng nếu mình biết đến cửa Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám đơn sai thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại.
Có câu:
Chấm đồng từ thuở mười ba
Đến năm mười chín phải ra trình đồng
hay
Biết ra thời nhẹ như tên
Nhược bằng không biết như thuyền bỏ neo
Hành cho trăm chứng hiểm nghèo
Khi uống thuốc vào lại đổ mồ hôi
Biết Chúa ra lập đàn lễ bái
Tiến hình nhân thế mạng trần gian
Kêu ngay Tiên Chúa ngự đồng
Ngự đền ngự phủ chúa bà truyền tha.
Tóm lại, người có căn đồng trước sau gì cũng phải ra trình diện, làm ghế ngồi cho Thánh, tức là phải hành lễ trình đồng, mở phủ. Tuy vậy, nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.
Làm sao để biết mình có căn mệnh
Vậy làm sao biết được căn mệnh của mình là gì để tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra? Ai có thể xác định được được căn số trong mỗi con người? Nhiều người chỉ nghe thầy tứ phủ phán bảo về căn số của mình, rằng có căn với Quan lớn này, Cô, Cậu nọ rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng, mở phủ, tự mình gây không ít khó khăn cho mình và hao tiền tốn của.
Người ta cho rằng có nhiều cách để biết được căn số của mình. Ví dụ: được các ngài báo mộng; được các ngài về ốp đồng khi mình tham gia hành lễ trình đồng; khi hầu bóng mà mình luôn thích xem và say mê về giá đó; hoặc có thể là do xem bói mà biết được. Nhưng xem bói phải hết sức lưu ý, không phải thầy nói gì mình cũng tin, vì bây giờ cũng lắm thầy làm vì tiền hơn là làm vì tâm để cứu thể độ dân. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng không phải không có đường thoát, đó là nhờ lập Bát tự để tìm hiểu căn số của mình. Đương nhiên người lập Bát tự phải hết sức am hiểu và giỏi Dịch lý.
Hơn nữa, người có căn hay không cũng có thể tự nhận biết qua các hiện tượng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý phải khẳng định người có căn đồng là những người mạnh khoẻ, có thể chất, tinh thần và tâm lý hoàn toàn khác với người bị bệnh tâm thần phân liệt.
Tham khảo thêm: Người có căn là gì và có những cấp độ nào ?
Tôn nhang tại cửa đền cửa điện
Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự. Muốn làm lễ bốc bát nhang bản mệnh, trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép của Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng. Nói chung trình tự lễ Tôn nhang bản mệnh khá đơn giản, không có gì đáng lo.
Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Sau khi đội bát nhang xong thì mình sẽ phải trình giầu (trước là trình đầu, sau là trình lính, cho cửa cha biết mặt, cửa mẹ biết tên). Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt.
Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh. Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh. Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.
Tiến hành nghi lễ Tôn nhang bản mệnh
Khi tôn nhang bản mệnh, tín chủ được ngồi ở giữa sập hành lễ, trùm khăn phủ diện đỏ trên đội tráp hay mâm có bát nhang, sớ xin tôn nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, quả cau, lá trầu. Đồng thầy đại tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ tín chủ với các điều cầu mong cát khánh. Kêu cầu Phật thánh gia hộ tín chủ, khất đài được nhất âm nhất dương mới kêu xin hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ.
Sau khi đã yên vị bát nhang thì xin hóa kim ngân vàng mã, hài hán, giấy sớ và sau ba ngày thì phải đến đền thành tâm lễ tạ Tiên Thánh. Từ đây tín chủ đã chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi tôn nhang bản mệnh được coi là chốn tổ của đệ tử ấy.
Nghi thức trình giầu
Trong buổi hầu đồng, đến các giá Chầu Bà trên Sơn Trang Thượng Ngàn (thuộc Nhạc Phủ) về ngự thì con nhang đệ tử có thể trình giầu lúc các giá trên giáng đồng. Khi chầu về ngự đồng, những con nhang đệ tử nào có căn số, đã lập bát hương bản mệnh, sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…), khi đó người ngồi đội giầu phải đặt tiền lên mâm giầu trình dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận là những vị chứng mâm giầu của mình, lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.
Các tuổi Tôn nhang bản mệnh
Thông thường, trong bát nhang bản mệnh có 3 loại cốt, một cốt hiệu Tam giới Thiên chúa, Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế, tuy nhiên cũng có đền phủ không tôn cốt hiệu này, tiếp đến là một cốt hiệu của vị chính cai bản mệnh và cuối cùng là một cốt hiệu chư vị cai bản mệnh của tuổi chính chủ theo bảng tra lục thập hoa giáp dưới đây:
STT | Năm Tuổi | Thánh Bản Mệnh |
---|---|---|
1 | Giáp Tý | Huyền Trung Từ Bi Diệu Minh Công chúa |
Thủ Mạnh | ||
Thiên Đế Cửu Thiên Huyền Nữ Thủy Tinh Công chúa | ||
2 | Ất Sửu | Minh Tường Thủy Tinh Quỳnh Hoa Công chúa |
Thủ Mạnh | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Quế Hoa Công Chúa | ||
3 | Bính Dần | Vũ Uy Liên Hoa Công Chúa |
Cửu Thiên Huyền Nữ Mai Hoa Công Chúa | ||
4 | Đinh Mão | Vũ Hậu Tử Hoa Công Chúa |
Thiên Đế | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Quế Hoa Công Chúa | ||
5 | Mậu Thìn | Văn Đán Đồng Nữ Công Chúa |
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
6 | Kỷ Tỵ | Độc Tôn Côn Lôn Công Chúa |
Quận Hoa Công Chúa | ||
Quế Hoa Công Chúa | ||
7 | Canh Ngọ | Uy Liệt Thiên Đô Tây Hoa Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Trùng Bán Thiên Công Chúa | ||
Cửu Thiên Công Chúa | ||
8 | Tân Mùi | Thang Hậu Kim Hoa Cảnh Công Chúa |
Bán Thiên Công Chúa | ||
Quận Hoa Công Chúa | ||
9 | Nhâm Thân | Văn Âm Tinh Bài Mộc Hoa Công Chúa |
Đế Thích | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
10 | Quý Dậu | Tử Vi Thượng Bộ Tây Hoa Công Chúa |
Thiên Đế | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
11 | Giáp Tuất | Thánh Minh Mẫu Ni Bảo Lộc Công Chúa |
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
12 | Ất Hợi | Thánh Từ Bảo Dung Liễu Hoa Công Chúa |
Đế Thích | ||
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
Thủy Cung Công Chúa | ||
13 | Bính Tý | Vũ Xương Bạch Long Diệu Nghiêm Công Chúa |
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
14 | Đinh Sửu | Thánh Đà Minh Quân Diệu Hoa Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
15 | Mậu Dần | Thái Hiệu Yển Đĩnh Dương Hoa Công Chúa |
Đệ Nhị Hoàng Tử | ||
Bạch Hổ | ||
16 | Kỷ Mão | Lợi Minh Thiếu Hoa Khai Tư Công Chúa |
Đế Thích | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Thủy Tinh Công Chúa | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
17 | Canh Thìn | Thánh Nghiêm Thủy Bảo Long Nữ Công Chúa |
Thủy Phủ Ngũ Vị Vương Quan | ||
18 | Tân Tỵ | Diệu Châu Suối Hoa Công Chúa |
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
19 | Nhâm Ngọ | Hoàng Ân Miên Hoa Công Chúa |
Tứ Vị Hồng Nương | ||
Hắc Hổ | ||
20 | Quý Mùi | Diệu Minh Tuyên Xuân Huyền Hoa Công Chúa |
Đệ Ngũ Thủy Quan | ||
21 | Giáp Thân | Bạch Hoa Nữ Dung Quỳnh Hoa Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Thủy Tinh Công Chúa | ||
22 | Ất Dậu | Minh Uy Phương Hoa Công Chúa |
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
23 | Bính Tuất | Viên Quang Cảnh Hoa Liên Hoa Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
24 | Đinh Hợi | Thiên Quế Bạch Hổ Thái Hậu Công Chúa |
Thủy Tinh Công Chúa | ||
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
25 | Mậu Tý | Phương Hiệu Đại Dung Tào Phi Công Chúa |
Thiên Đế | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
Cửu Trùng Bán Thiên Công Chúa | ||
26 | Kỷ Sửu | Vân Hán Quỳnh Hoa Nữ Ý Công Chúa |
Thiên Đế | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
27 | Canh Dần | Khuyên Thiên Tri Cố Hậu Nhan Công Chúa |
Hắc Hổ | ||
28 | Tân Mão | Phương Hoa Lĩnh Bảo Đại Thánh Công Chúa |
Đế Thích | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Cửu Trùng Huyền Nữ Công Chúa | ||
29 | Nhâm Thìn | Thiên An Tiên Nữ Ngọc Thánh Công Chúa |
Đế Thích | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Cửu Trùng Huyền Nữ Công Chúa | ||
30 | Quý Tỵ | Cửu Trùng Tiên Hoa Tề Thánh Công Chúa |
Tứ Vị Hồng Nương | ||
32 | Giáp Ngọ | Yết Minh Thọ Vương Bảo Sinh Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
32 | Ất Mùi | Minh Hoàng Công Uy Công Chúa |
Tam Phủ | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
Ngũ Vị Vương Quan | ||
33 | Bính Thân | Kim Dung Công Bảo Liên Hoa Công Chúa |
Thủy Tinh Công Chúa | ||
Đệ Nhất Vương Quan | ||
34 | Đinh Dậu | Ngọc Quế Phi Ái Nguyệt Quỳnh Công Chúa |
Tam Phủ | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
Ngũ Vị Vương Quan | ||
35 | Mậu Tuất | Ngọc Minh Tịnh Phương Bạch Phi Công Chúa |
Tiên Sư | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
36 | Kỷ Hợi | Bạch Vân Đốn Hoa Minh Chuyển Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
37 | Canh Tý | Ngọc Đức Diên Thọ Tiên Hoa Công Chúa |
Tam Vị Thánh Mẫu | ||
Tứ Vị Hồng Nương | ||
38 | Tân Sửu | Tứ Pháp Thánh Thông Trường Sinh Công Chúa |
Thượng Thiên Công Chúa | ||
Mai Hoa Công Chúa | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
Đệ Nhị Vương Quan | ||
39 | Nhâm Dần | Tử Hoa Tây Thi Quang Diệu Công Chúa |
Bạch Hoa Công Chúa | ||
Quế Hoa Công Chúa | ||
40 | Quý Mão | Bạch Hoa Chấp Cúng Lâm Hoa Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
Thủy Tiên Công Chúa | ||
41 | Giáp Thìn | Đỗ Hoa Xuân Dung Phùng Dung Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
Địa Hoa Công Chúa | ||
42 | Ất Tỵ | Phủ Đức Túc Định Khuyên Dương Công Chúa |
Ngọc Hoàng Thượng Đế | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
43 | Bính Ngọ | Quế Hoa Minh Vương Ngọc Nương Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Quận Hoa Công Chúa | ||
44 | Đinh Mùi | Bạch Vân Trúc Hoa Quỳnh Hoa Công Chúa |
Thượng Thiên Công Chúa | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
Đệ Nhất Hoàng Tử | ||
Tứ Vị Khâm Sai | ||
45 | Mậu Thân | Minh Dung Diệu Dần Dược Hoa Công Chúa |
Thủy Phủ | ||
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
46 | Kỷ Dậu | Ngọc Tản Từ Bi Diệu Vi Công Chúa |
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
Ngọc Hoàng | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
47 | Canh Tuất | Tiên Dược Bảo Nữ Ngọc Viên Công Chúa |
Tứ Vị Hồng Nương | ||
48 | Tân Hợi | Hoa Đô Hán Hoàng Vạn Xuân Công Chúa |
Tam Phủ | ||
Đệ Tam Hoàng Tử | ||
Bạch Hoa Công Chúa | ||
49 | Nhâm Tý | Khánh Ninh Ngọc Nữ Quý Thắng Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
50 | Quý Sửu | Thu Lợi Thiên Đao Hoa Lạc Công Chúa |
Tam Phủ | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
51 | Giáp Dần | Phi Văn Ngọc Bảo Vũ Đình Công Chúa |
Đệ Nhị Hoàng Tử | ||
Thượng Ngàn Công Chúa | ||
Hắc Hổ | ||
52 | Ất Mão | Quảng Đức Thượng Hạng Giao Đài Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
53 | Bính Thìn | Ngọc Thụy Minh Lăng Ngọc Từ Công Chúa |
Cửu Trùng Công Chúa | ||
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Quận Hoa Công Chúa | ||
54 | Đinh Tỵ | Giao Đài Diệu Minh Diên Thành Công Chúa |
Ngọc Hoàng | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
55 | Mậu Ngọ | Thái Bạch Thính Minh Công Chúa |
Ngọc Hoàng | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
56 | Kỷ Mùi | Thái Âm Diệu Nghiêm Thiên Nương Công Chúa |
Đế Thích | ||
Cửu Trùng Công Chúa | ||
57 | Canh Dần | Quang Tín Thông Tư Thiên Uy Công Chúa |
Cửu Thiên Huyền Nữ | ||
Bán Thiên Công Chúa | ||
58 | Tân Dậu | Chiến Thắng Hoan Hỷ Đại Chi Công Chúa |
Liễu Hạnh Công Chúa | ||
Quỳnh Hoa Công Chúa | ||
59 | Nhâm Tuất | Võ Tinh Phi Hoàng Hiển Ứng Công Chúa |
Đế Thích | ||
60 | Quý Hợi | Thái Thường Minh Hoàng Hàn Cung Công Chúa |
Ngọc Hoàng |
Lục thập hoa giáp là sự kết hợp của sáu chu kỳ hàng can với năm chu kỳ hàng chi thành hệ sáu mươi. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. Có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.
Từ bảng lục thập hoa giáp thì theo năm sinh của tín chủ mà ra được các thánh bản mệnh của mình. Tín chủ lưu ý, trước khi tôn nhang, các tín chủ có thể ghi chép lại các tên hiệu Thánh cai bản mệnh này để biết, có lúc kêu cầu khấn đảo.
Tham khảo thêm
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Lễ Bán Khoán
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu.
- Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
- Các nguồn khác từ Internet
Xin trân trọng cám ơn!