Thập Địa Bồ Tát là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Thập Địa Bồ Tát là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Thập Địa Bồ Tát

Thập địa là mười quả vị tu chứng của các vị Bồ Tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ Tát địa và Thập địa kinh và kinh phạm võng và Chùa Phật Quang thì Thập địa gồm:

1. Hoan Hỉ địa : Đắc quả này Bồ Tát rất hoan hỉ trên đường Giác ngộ . Bồ Tát đã phát Bồ-đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh thoát khỏi Luân hồi, không còn nghĩ tới mình, Bố thí không cầu phúc và chứng được tính Vô ngã (sa. anātman) của tất cả các Pháp .

2. Li Cấu địa : Bồ Tát giữ Giới và thực hiện thiền định .

3. Phát Quang địa : Bồ Tát chứng được quy luật Vô thường, tu trì tâm Nhẫn nhục khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sinh. Để đạt đến cấp này, Bồ Tát phải diệt trừ ba độc là tham, sân, si, thực hiện được bốn cấp định an chỉ của bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục thông.

4. Diệm Huệ địa : Bồ Tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ, Bát-nhã và 37 Bồ-đề phần.

5. Nan Thắng địa : Bồ Tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ Tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.

6. Hiện tiền địa : Bồ Tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lý Duyên khởi với mười hai nhân duyên và chuyển hoá trí phân biệt thành trí bát-nhã, nhận thức tính Không. Trong xứ này, Bồ Tát đã đạt đến trí tuệ Bồ-đề và có thể nhập Niết-bàn thường trụ. Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ Tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-bàn vô trụ.

7. Viễn Hành địa : đạt tới cảnh giới này, Bồ Tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện để giáo hoá chúng sinh. Đây là giai đoạn mà Bồ Tát tuỳ ý xuất hiện trong một dạng bất kì.

8. Bất Động địa : trong giai đoạn này, không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ Tát dao động. Công phu tu tập được thực hiện một cách vô ngại. Theo kinh Giải thâm mật thì những phiền não vi tế nhất cũng bị diệt trừ ở đây.

9. Thiện Huệ địa : Trí huệ Bồ Tát viên mãn, đạt Thập lực, Lục thông, Tứ vô sở uý, Bát giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.

10. Pháp Vân địa (hay Pháp Vũ địa) : Bồ Tát đạt Nhất thiết trí, đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Bồ Tát ngự trên toà sen với vô số Bồ Tát chung quanh trong cung trời Đâu-suất. Phật quả của Bồ Tát đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ Tát đạt cấp này là Di-lặc bồ tát, Quán Thế Âm bồ tát , Văn-thù-sư-lợi bồ tát, Phổ Hiền bồ tát, Địa Tạng Vương bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Thập Địa Bồ Tát là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo wikipedia

Tham khảo thêm

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.