Đại Thiện Kiến Vương là ai?
Bạn đang muốn biết Đại Thiện Kiến Vương là ai trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Thần tích Đại Thiện Kiến Vương
Đại Thiện Kiến Vương là tên một vị vua Ấn độ ở thời quá khứ, tiền thân của đức Thích tôn. Cũng gọi Đại thiện hiện vương, Đại thiện hiền vương, Đại khoái kiến vương.
Theo kinh Đại thiện kiến vương trong Trung a hàm quyển 14 chép, khi đức Phật sắp vào Niết bàn ở rừng Sa la thành Câu thi, ngài A nan hỏi Phật là Tại sao đức Phật không vào Niết bàn ở các đô thành lớn như Chiêm ba, Xá vệ v.v… thì đức Phật trả lời: Ở thành Câu thi này thủa xưa có vị vua tên là Đại thiện kiến, dùng bốn quân chủng chế ngự thiên hạ, thành tựu bảy báu, đầy đủ bốn đức, sau khi mệnh chung sinh về cõi trời Phạm. Vua Đại thiện kiến lúc bấy giờ chính là tiền thân của đức Phật. Gần đây các học giả Rhys Davids và Tùng bản văn tam lang đều cho vị vua này là mặt trời được nhân cách hóa. Tùng bản còn cho rằng những việc được chép trong kinh Đại thiện kiến vương là khởi nguồn cho thuyết Tịnh độ cực lạc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Đại Thiện Kiến Vương là ai.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang