Thứ tự thực hiện nghi lễ tại các ban thờ trong đền

Chim Phượng 2

Sơ đồ bố trí của một đền thường gặp

Sơ đồ bố trí của một đền trong Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ thường gặp như sau:

Ban tiền bái: Thường đặt một án thờ, một bát hương lớn. Nhiều đền hiện nay khuyến mọi người không thắp hương trong đền mà thắp hương ở ban tiền bái. Trong những cụm di tích gồm nhiều đền chùa, ở nhiều nơi thường có bố trí đền trình. Đó là nơi đầu tiên để người hành hương đến lễ trình tế cáo xin phép được hành lễ tại nội khu bản den.

Trung cung: Có thể chia làm nhiều lớp, lớp ngoài cùng thường bố trí ban thờ Công Đồng Tử Phủ. Ban thờ này thường bài trí tượng Vua Cha Ngọc Hoàng cùng Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu phía trên, tiếp dưới là tượng ngũ vị tôn quan, quan lớn bản đền, tượng các ông Hoàng, các cô các cậu hầu cận… Phía dưới thường bố trí ban thờ ngũ hổ, ban thờ này thường gọi là hạ ban. Hạ ban còn là nơi cúng lễ thanh xà bạch xà (các ông lốt). Các lớp trong của trung cung có thể bố trí các ban thờ khác như: ban Thánh thủ đền, ban Ngọc Hoàng (trường hợp này ban công đồng không bố trí tượng Ngọc Hoàng nữa).

Hậu cung: hay còn gọi là cung cấm, đây là nơi thâm nghiêm, thường bài trí tôn tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, Các vị thần chủ thờ tại đền… Cung cấm thường không mở cửa rộng rãi để mọi người lễ bái, mà để tôn nghiêm các đền phủ thường “cửa khóa then cài”. Các hương tử khi đó sẽ khấn vái ở phía ngoài, trước cửa cung.

Tả biên, hữu biên: Tả biên (bên trái) thờ Bà Chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng, hữu biên (bên phải) thờ Đức Thánh Vương Trần Triều (Hưng Đạo Đại Vương).

Cũng có nhiều đền thờ bên tả là Đức Trần Triều bên hữu là Chúa Sơn Trang, nhưng trường hợp này ít gặp hơn.

Ban thờ Mẫu Cửu: hay còn gọi là ban Mẫu Bán Thiên thường được bài trí ở ngoài trời.

Lầu cô, Lầu cậu: Lầu cô lầu cậu có thể bố trí ở trong đền chính hoặc ở phía sân đền.

Canh hoa trang

Trên đây là phần giới thiệu các ban thờ đặc trưng, điển hình và thường gặp. Mỗi đền mỗi phủ lại có một cách bài trí sắp xếp khác nhau. Trước khi vào lễ thánh theo thường lệ, hương tử nên hỏi thăm người trông coi đền (thủ nhang, đồng đền, ban quản lý di tích,…) và xin phép được vào lễ thánh. Khi vào lễ nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính . Cửa chính được coi là cửa để Chư Phật Thánh, quốc vương, hay các vị đức cao trọng vọng bước vào. Những dịp đại lễ của chính cũng thường để các vị hương tế bước qua để thực hiện nghi lễ. Các ngày thường các đền phủ thường không mở cửa chính. Khi vào đền cần cung kính, không nói to, cười đùa, gây ồn ào, náo loạn chính điện ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi thờ tự.

Thứ tự thực hiện nghi lễ tại đền

Khi đi lễ tại các đền phủ, đầu tiên người ta lễ trình tại ban tiền bái (hay còn gọi là ban lễ trình, ban đại bái). Đó là ban thờ thường được đặt ở vị trí trước gian thờ chính. Theo lệ thường, đó là nơi mà người ta lễ thần linh Thổ Địa, thủ đền trước (gọi là lễ trình). Lễ này mang ý nghĩa là cáo thần linh Thổ Địa nơi mình đến lễ.

Sau đó hương tử dâng lễ vật lên các ban thờ trong đền và tiến hành nghi lễ. Thông thường, người ta lễ từ ngoài vào trong, lễ hết trung cung (hàng giữa), vào đến hậu cung rồi mới lễ sang hai bên. Sau đó trở ra ngoài lễ ban Mẫu Cửu và cuối cùng là ban thờ Cô, thờ Cậu.

So do Thu tu thuc hien nghi le tai den

ham khảo thêm

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Thứ tự thực hiện nghi lễ tại các ban thờ trong đền.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu.

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen vàng
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.