Trong cuộc sống bình thường của chúủng ta, mỗi khi đi lễ, ta thường nghe đến câu “TRẢ NỢ TÀO QUAN“. Vậy trả nợ Tào Quan là như thế nào?
Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bảán vơi, vì thế nợ nần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này.
Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan.
Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời. Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khổ. Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được.
Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật số trở lên. Bởi vì trong khi làm lễ phải dùng để một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm.
Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.
Hiện nay tại các Đền, Chùa… thường hay làm những đàn lễ lớn để trả nợ Tào quan: ngoài những đồ lễ như Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt, thì những thứ không thể thiếu trong đàn lễ là một số loại Kinh như Kinh Thọ Sinh, Kinh diệt tội, Kinh Kim Cang Thọ Mạng, Kinh nhân quả và Tiền Thiên Khổ.
TRẢ NỢ TÀO QUAN là một phong tục của các Pháp sư miền Bắc, dùng để trả nợ những nợ nần trong tiền kiếp của mình, được quy đổi ra thành tiền Tào quan và Văn sanh Kinh. Đây có lẽ là một cách nhắc nhở con người đừng làm những điều ác, để khỏi phải nợ nần. Tất nhiên, ai đã nợ đều là khổ rồi. Trong Phật giáo cũng khuyên người ta nên hành Thiện để khỏi phải chịu những quả báo do luật nhân quả gây ra.
Liệu lễ xong một đàn lễ như vậy ta có trả hết nợ Tào quan hay không? Việc trả nợ phải đến kỳ đến vận mới được trả, không phải cứ muốn trả là được, không phải lễ xong là được các Ngài chứng và xóa nợ cho, chưa đến hạn được trả nợ thì Lễ cũng sẽ được xếp vào kho để đấy, nợ vẫn hoàn nợ, không phải cứ vung tiền ra sắm nhiều đồ lễ, mời Thầy Pháp thật cao tay để cúng lễ, là trả được nợ nếu nghiệp nặng do chính bản thân trong quá khứ đã tạo ra hoặc do gia tiên tiền tổ tạo ra ví dụ như: trong quá khứ đã từng giết người, cướp của, đến kiếp này cùng một mâm lễ đầy đủ, mấy quyển kinh, một ít tiền thiên khố, là được các Ngài xóa tội thì các Ngài ở cõi Âm tòa cũng nhận hối lộ hay sao?
Nợ Tào quan cũng có nhiều mức, người nặng, người nhẹ khác nhau. Có người phải trả nợ Thiên Phủ, có người phải trả nợ Thủy Phủ, có người phải trả nợ Địa Phủ, có người phải trả nợ cả 3 cửa… tùy theo những nghiệp đã kiến tạo trong quá khứ…
Do vậy chúng ta đừng chấp vào Lễ nghi nhiều quá, quan trọng là phải thức Đạo, phải biết Hành thập thiện nghiệp, phải biết TU… để trả nghiệp, vượt lên số phận…
Trả nợ Tào Quan là trả nợ trong tiền kiếp – Nam nữ cùng tuổi như nhau:
Giáp Tý: Tiền Tào Quan 2 vạn 3 – Kinh 30 quyển. Nộp tại kho số 3 – Tào Quan tính danh từ quân. Số thọ 75 tuổi.
Ất Sửu: Tiền Tào Quan 38 vạn + Kinh 54 quyển. Nộp tại kho 30 – Tào Quan Cát điền tư quân. Thọ 80 tuổi.
Bính Dần: Tiền Tào Quan 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp tại kho 13 – Tào Quan tính Mã tư quân. Thọ 78 tuổi.
Đinh Mão: Tiền Tào Quan 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển kinh. Nộp tại kho 11 – Tào Quan tính hứa tư quân.
Mậu Thìn: Tiền Tào Quan 2 vạn + kinh 30 quyển. Nộp tại kho 11 – Tào Quan tính danh từ quân. Thọ 79 tuổi.
Kỷ Tỵ: Tiền Tào Quan 7 vạn 3 nghìn + kinh 28 quyển. Nộp tại kho 3 – Tào Quan tính Cao tư quân.
Canh Ngọ: Tiền Tào Quan 10 vạn + kinh 12 quyển. Nộp tại kho số 9 – Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Thọ 85 tuổi.
Tân Mùi: Tiền Tào Quan 10 vạn 3 + kinh 17 quyển. Nộp tại kho 10 – Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Thọ 90 tuổi.
Nhâm Thân: Tiền Tào Quan 4 vạn 2 + kinh 11 cuốn. Nộp tại kho 16 – Tào Quan tính phủ tư quân. Thọ 74 hoặc 89 tuổi.
Quý Dậu: Tiền Tào Quan 5 vạn 2 + kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp tại kho số 1 – Tào Quan tính Thành tư quân.
Giáp Tuất: Tiền tào quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà Chùa. Nộp tại kho 10 – Tào quan tính Quyền tư quân – Thọ 91 tuổi.,
Ất Hợi: Tiền Tào quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn. Nộp tại kho số 5 – Tào quan tính Duyệt tư quân. Thọ 69 hoặc 79 tuổi.
Bính Tý: Tiền tào quan 2 vạn 4 + Kinh 27 cuốn + 3 bộ nóc Chùa. Nộp tại kho số 9 – Tào quan tinh Vương tư quân. Thọ 79 tuổi.
Đinh Sửu: Tiền Tào quan 2 vạn 2 + 25 cuốn Kinh + Trả 2 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 – Tào quan tính Quyền tư quân. Thọ 80 tuổi.
Mậu Dần: Tiền Tào quan 6 vạn + 21 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 – Tào quan tính Na tư quân. Thọ 80 tuổi.
Kỷ Mão: Tiền Tào quan 8 vạn + 01 cuốn Kinh + 02 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 – Tào quan tính Gia tư quân. Thọ 80 tuổi.
Canh Thìn: Tiền Tào quan 5 vạn 7 + 37 cuốn Kinh. Nộp tại kho nào cũng được. Thọ 60 tuổi.
Tân Tỵ: Tiền Tào quan 5 vạn 7 + 70 cuốn Kinh + 03 Kinh Tam bảo (Kinh thật). Nộp tại kho số 2 hoặc 11 – Tào quan tính Cao tư quân. Thọ 65 tuổi.
Nhâm Ngọ: Tiền Tào quan 11 vạn + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 24 – Tào quan tính Đào tư quân. Thọ 90 tuổi.
Quý Mùi: Tiền Tào quan 5 vạn 2 + 21 cuốn Kinh . Nộp tại kho 42 – Tào quan tính Tiên tư quân. Thọ 80 tuổi.
Giáp Thân: Tiền Tào quan 70 vạn + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho 56 – Tào quan tính Phạm tư quân. Thọ 80 tuổi.
Ất Dậu: Tiền Tào quan 40 vạn + 24 cuốn Kinh + 18 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 2 – Tào quan tính An tư quân. Thọ 73 tuổi.
Bính Tuất: Tiền Tào quan 8 vạn + 25 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tướng + Lập đàn giải oan (cát kết). Nộp tại kho số 6 – Tào quan tính Cô tư quân. Thọ 90 tuổi.
Đinh Hợi: Tiền Tào quan 3 vạn 9 + 13 cuốn Kinh + 13 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 13 – Tào quan tính Bối tư quân. Thọ 90 tuổi.
Mậu Tý: Tiền Tào quan 1 vạn 3 + 20 cuốn Kinh + Hoàn Tam bảo 3 cột Chùa + 01 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho số 6 – Tào quan tính Hộ tư quân. Thọ 88 tuổi.
Kỷ Sửu: Tiền Tào quăn vạn + 25 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 7 – Tào quan tính Đồng tư quân. Thọ 83 đến 87 tuổi.
Canh Dần: Tiền Tào quan 5 vạn 1 + 60 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 – Tào quan tính Trạch tư quân. Thọ 80 tuổi.
Tân Mão: Tiền Tào quan 8 vạn + 16 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 4 – Tào quan tính Trương tư quân. Thọ 90 tuổi.
Nhâm Thìn: Tiền tào quan 5 vạn 4 + 30 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 3 – Tào quan tính Tiêu tư quân. Thọ 78 tuổi.
Quý Tỵ: Tiền Tào quan 2 vạn 9 + 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 5 – Tào quan tính Cấn tư quân. Thọ 86 tuổi.
Giáp Ngọ: Tiền Tào quan 4 vạn + 43 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 1 – Tào quan tính Ngọ tư quân. Thọ 90 tuổi.
Ất Mùi: Tiền Tào quan 3 vạn + 10 cuốn Kinh + 10 cây cột Chùa. Nộp tại kho số 2 – Tào quan tính Hoàng tư quân. Thọ 80 tuổi
Bính Thân: Tiền Tào quan 3 vạn 3. Nộp tại kho số 17 – Tào quan tính Phó tư quân. Thọ 75 tuổi.
Đinh Dậu: Tiền Tào quan 10 vạn + 33 cuốn Kinh. Nộp tại kho 12 – Tào quan tính Tính tư quân. Thọ 87 tuổi.
Mậu Tuất: Tiền Tào quan 2 vạn + 13 cuốn Kinh = 3 cột Chùa. Nộp tại kho 36 – Tào quan tính Dục tư quân. Thọ 72 tuổi.
Kỷ Hợi: Tiền Tào quan 5 vạn 1. Nộp tại kho 13 – Tào quan tính Bốc tư quân. Thọ 90 tuổi.
Canh Tý :Tiền Tào quan 12 vạn + 16 cuốn Kinh. Nộp tại kho số… – Tào quan tính Lý tư quân. Thọ 80 tuổi.
Tân Sửu :Tiền Tào quan 10 vạn + 45 cuốn Kinh + 12 Hình nhân người thường. Nộp tại kho số 18 – Tào quan tính Cáo tư quân. Thọ 84 tuổi.
Nhâm Dần: Tiền Tào quan 2 vạn 7 + 21 cuốn Kinh + 3 cột Chùa. Nộp tại kho số 10 – Tào quan tính Diệu tư quân. Thọ 80 tuổi.
Quý Mão: Tiền Tào quan 2 vạn 7 + 11 cuốn Kinh + 3 cột Chùa. Nộp tại kho 10 – Tào quan tính Huyền tư quân. Thọ 75 tuổi.
Giáp Thìn: Tiền Tào quan 3 vạn 9. Nộp tại kho 19 – Tào quan tính Trọng tư quân + Phóng sinh chim , cá. Thọ 80 tuổi.
Ất Tỵ: Tiền Tào quan 9 vạn + 30 cuốn Kinh + cúng 1 phướn to cho tam bảo bằng vải. Nộp tại kho số số… – Tào quan tính Tiêu tư quân. Thọ 90 tuổi.
Bính Ngọ: Tiền Tào quan 3 vạn 3 + 30 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tướng. Nộp tại kho 20 – Tào quan tính Tái tư quân. Thọ 78 tuổi.
Đinh Mùi: Tiền tào quan 9 vạn 1 + 34 cuốn Kinh. Nộp tại kho 32 – Tào quan tính Cư tư quân + Sám hối và phóng sinh chim cá. Thọ 92 tuổi.
Mậu Thân: Tiền tào quan 8 vạn + 26 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tướng + Phóng sinh chim cá vô hạn. Nộp tại kho số 28 – Tào quan tính Thuận tư quân. Thọ 91 tuổi.
Kỷ Dậu: Tiền Tào quan 9 vạn + 20 cuốn Kinh + 3 Trụ Chùa + 1 Pháp khí. Nộp tại kho số 28 – Tào quan tính Hoằng tư quân. Thọ 89 tuổi.
Canh Tuất: Tiền Tào quan 10 vạn + 35 cuốn Kinh. Nộp tại kho 24 – Tào quan tính Tế tư quân. Thọ 77 tuổi.
Tân Hợi :Tiền Tào quan 1 vạn 2 + 24 cuốn Kinh + 1 Phướn vải. Nộp tại kho số 10 – Tào quan tính Mạnh tư quân. Thọ 91 tuổi.
Nhâm Tý: Tiền Tào quan 11 vạn + 13 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 3 – Tào quan tính Mạnh tư quân. Thọ 80 tuổi.
Quý Sửu: Tiền Tào quan 2 vạn 7 + 11 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 18 – Tào quan tính Danh tư quân. Thọ 91 tuổi.
Giáp Dần: Tiền tào quan 7 vạn + 20 cuốn Kinh + 10 Hình nhân Tướng + Phóng sinh chim , cá càng nhiều càng tốt. Nộp tại kho số 13 tào quan tính Đỗ tư quân. Thọ 85 tuổi.
Ất Mão: Tiền Tào quan 8 vạn + 27 cuốn Kinh + Giải oan Đàn cát đoạn + Phóng sinh chim cá + Hoàn 3 trụ Chùa. Nộp tại kho 18 Tào quan tính Liễu tư quân. Thọ 83 tuổi.
Bính Thìn: Tiền Tào quan 3 vạn 6 + 27 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 35 Tào quan tính Quý tư quân. Thọ 85 tuổi.
Đinh Tỵ: Tiền Tào quan 7 vạn + 19 cuốn Kinh + 3 Hình nhân Tướng + 3 trụ Chùa + Lập Đàn sám hối , giải oan Cát kết. Nộp tại kho 10 – Tào quan tính Trình tư quân. Thọ 89 tuổi.
Mậu Ngọ :Tiền Tào quan 9 vạn + 20 cuốn. Nộp tại kho số 29 – Tào quan tính Hoàng tư quân. Thọ 91 tuổi.
Kỷ Mùi: Tiền Tào quan 4 vạn 3 + 25 cuốn Kinh + Giải oan Tiền kiếp + Cúng Tam bảo 1 bộ Pháp khí. Nộp tại kho số 5 – Tào quan tính Bốc tư quân. Thọ 84 tuổi.
Canh Thân: Tiền Tào quan 6 vạn 1 + 11 cuốn Kinh + 2 Hình nhân Tướng nữ. Nộp tại kho số 40 – Tào quan tính Triệu tư quân. Thọ 90 tuổi.
Tân Dậu: Tiền Tào quan 3 vạn 1 + 35 cuốn Kinh + 2 hình Tướng + 3 Trụ Chùa + Sám hối Tiền kiếp. Nộp tại kho số 25 – Tào quan tính Vương tư quân. Thọ 83 tuổi.
Nhâm Tuất: Tiền Tào quan 10 vạn 2 + 25 cuốn Kinh. Nộp tại kho 40 – Tào quan tính Hình tư quân. Thọ 90 tuổi.
Quý Hợi :Tiền Tào quan 10 vạn 5 + 28 cuốn Kinh. Nộp tại kho số 43 – Tào quan tính Cừu tư quân. Thọ 92 tuổi.
Đàn trả nợ Tào quan nếu lập riêng hoặc làm ở Tư gia thì lập thành một đàn có 3 tầng
Phần nền treo Bức “Liên trì Hải hội”. Hai bên treo: trái giảm môn; phải, giám đàn. bên ngoài treo Bảng thang, bảng trà.
Tầng trên cùng
– Ở giữa: TRUNG THIÊN TINH CHÚA BẮC CỰC TỬ VI TRƯỜNG SINH ĐẠI ĐẾ NGỌC BỆ HẠ.
– Bên trái: NAM TÀO LỤC TY DUYÊN THỌ TINH QUÂN VỊ TIỀN.
– Bên Phải: BẮC ĐẦU CỬU HOÀNG GIẢI ÁCH TINH QUÂN VỊ TIỀN.
Nếu có điều kiện thì dán thêm nhị thập bát tú phía dưới.
Tầng giữa
– Ở giữa: U MINH GIÁO CHỦ BẢN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT HỒNG LIÊN TỌA HẠ.
– Bên trái: BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG CHƯ VỊ ĐẠI VƯƠNG VỊ TIỀN.
– Bên phải: ĐƯƠNG CAI THÁI TUẾ CHỈ ĐỨC TÔN THẦN VỊ TIỀN.
Tầng cuối
– Giữa: MINH PHỦ THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG NGỌC BỆ HẠ
– Trái: CHƯỞNG BẠ CHƯỞNG TỊCH CHƯỚNG ÁN TÀO QUAN ÁN HẠ
– Phải: THIÊN KHỐ LỤC THẬP HOA GIÁP TY QUÂN ÁN HẠ.
Lưu ý : Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.
Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt, v.v..
Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố…
Kinh Thọ sinh, Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni, Kinh Nhân quả, Kinh Kim Cang Thọ Mạng, Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng.
Lồng chim
Chậu cá
Mâm gạo tiền
Mâm Đường muối
Mâm sớ văn.
Mâm cúng thi thực (để riêng).
Các ngày chuyên dùng cho Trả nợ tào quan.
Ngày Thiên xá.
Ngoài ra còn có thể làm theo các đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.
Chiều hôm trước:
Hôm sau
Buổi sáng:
Chiều:
Các loại văn sớ dùng trong lễ Tào quan:
Nam Mô A Di Đà Phật .
Kính lạy : Ngài Di Lặc Phật Vương.
– Nam mô Phật – Nam mô Pháp – Nam mô Tăng.
– Nam mô Huyền khung cao Thượng Đế – Ngọc Hoàng hựu tội tích phước Đại Thiên tôn.
– Nam mô Diêu trì Kim Mẫu vô cực Đại từ tôn. Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
– Đức U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát.
– Đại Thánh nam Tào , lục tự duyên thọ tinh Quân.
– Đại Thánh Bắc đẩu cửu hoàn giải ách tinh Quân.
– Nam mô Hương Vân cái Bồ tát Ma ha tát.
– Nam mô Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.
– Nam mô kính lạy các Ngài Phán Quan sở trực.
– Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị tôn Thần.
– Các ngài Ngũ Phương , Ngũ Đế , Ngũ Nhạc Thánh Đế , Nhị Thập Tứ Khí Thần Quan , Địa mạch Thần Quan , Thanh Long , Bạch Hổ , chư vị Thổ Thần cùng quyến thuộc.
– Các ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn Thần , Bản Cảnh Thành Hoàng tôn Thần và các vị Thần minh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày tháng năm
Tín chủ của chúng con là :
Ngụ tại :
Nhân tiết Xuân về , Tín chủ của chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng , trần thiết trà quả dâng lên trước Án. Xin lập Đàn cầu đảo TRẢ NỢ TÀO QUAN, Cầu xin bình yên Bản mệnh , cầu Phúc , cầu Lộc , cầu Tài.
*Trầm thủy thuyền Lâm , hương phúc ức.
*Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần).
Đại chúng dĩ lập.
*Nhất thiết cúng kính lễ thường trụ Tam bảo.
Như Lai diệu sắc thân.
Thế Gian vô dư đẳng
Vô tỷ bất tư nghì.
Thị cố kim kính lễ.
Như Lai sắc vô tận
Trí tuệ diệc phục nhiên
Nhất thiết thường trụ pháp Thị cố ngã quy y.
*Thiết dĩ khải thiết hồng nghi , khải cảm thông ư pháp giới , bằng tư pháp thủy. Tiên sái Đàn tràng , giáo hữu tịnh uế Chân ngôn cẩn đương trì tụng :
Bạch Ngọc uyển trung hàm tố Nguyệt
Lục đương tri thượng Tán trân châu
Kim tương nhất chích sái Đàn tràng
Cấu uế Tinh Đàn tất thanh tịnh ,
Án bắc đế tra thiên Thần la na địa tra sa hạ ( 7 lần ).
Nam mô lu cấu địa Bồ tát ma ha tát ( 3 lần )
*Thiết dĩ Đàn tràng khiết tịnh , Pháp dự tuyên dương. Khải thượng đạt ư phàm tình , tất tiên bảo bằng ư bảo triện , phần hương đạt tín Chân ngôn cẩn đương trì tụng :
Ngũ phận pháp thân hương phúc ức
Hương huân trí huệ thậm thâm môn
Thành tâm hiến cúng chư Linh quan
Ngã dĩ chúng sinh đồng thụ dụng
Nam mô tam mãn đa một đà lẫm án phạ nhật la vật , Nhi sa hạ ( 7 lần ).
*Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát.
*Thiết dĩ hoa đàn băng khiết , bảo chiện yên phù.
Dục nghinh hiền thám , dĩ lai lâm , trượng gia trì ư bí mật. Ngã Phật giáo tạng trung hữu phổ triệu thinh chân ngôn cẩn đương trì tụng :
Dĩ thử Chân ngôn thân triệu thỉnh
Từ tốn Thánh chúng tất văn chi
Nhất biến gia trì triệu thập phương
Văn tập Đạo tràng phổ cúng dàng.
*Thượng lai phụng thỉnh chân ngôn tuyên dương dĩ kính. Tín chủ kiền thành , thượng hương nghinh thỉnh.
Hương hoa thỉnh , nhất tâm phụng thỉnh. Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.
Duy nguyện bất vi bản thệ lẫn mẫn hữu. Tinh thỉnh giáng đàn tràng chứng minh công đức.
Nhất tâm phụng thỉnh Tòng Phật sở giáo , hưng thế tùy duyên.
Cung duy : Địa phủ Đền Hoàn túc trái , Phán Quan cập chư Quan tù hạ.
Duy nguyện hỗ vân kỳ , nhi diện kình , phò bảo giá dĩ ngưu giáng phó Pháp duyên chứng minh công đức,
Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực , bản mệnh Thần quân Giáp Tý Đoài tư Quân. Nhâm Tý mãnh tư quân , Kỷ Sửu Đinh tư quân , Tân Sửu cát tư quân , Quý Sửu thân tư quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
*Nhất tâm phụng thỉnh Thái Tuế sở trực , bảm mệnh Thần quân , Bính Dần tư mã quân , Mậu Dần la tư quân , Canh Dần trạch tư quân , Nhâm Dần ái tư quân , Giáp Dần trạch tư quân Ất mão liễu tư quân , Đinh Mão hứa tư quân , Kỷ Mão tống tư quân , Tân mão trước tư quân , Quý mão hiền tư quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
*Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực , bản mệnh Thần quân Giáp Thìn trùng tư quân. Bính Thìn hiến tư quân , Mậu Thìn mã tư quân , Canh Thìn sáng tư quân , Nhâm Thìn triệu tư quân , Ất Tỵ Việt tư quân. Đinh Tỵ dương tư quân , Kỷ Tỵ tào tư quân , Tân Tỵ cao tư quân , Quý Tỵ lương tư quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực , bản mệnh Thần quân Giáp Ngọ Ngọ tư quân , Mậu Ngọ hoàng tư quân , Canh Ngọ lý tư quân , Nhâm Ngọ khổng tư quân , Ất Mùi hoàng tư quân , Đinh Mùi châu tư quân , Kỷ Mùi học tư quân , Tân Mùi thường tư quân , Quý Mùi tống tư quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực , bản mệnh Thần quân Giáp Thân nữ tư quân , Bính Thân phó tư quân , Mậu Thấn tống tư quân , Canh Thân tống tư quân , Nhâm Thân âm tư quân , Ất dậu am tư quân , Đinh Dậu thượng tư quân , Kỷ dậu hoàng tư quân , Tân Dậu nhâm tư quân , Quý dậu thành tư quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực , bản mệnh Thần quân Giáp Tuất quyền tư Thần quân , Bính Tuất cổ tư thần quân , Mậu Tuất tấn tư Thần quân , Canh Tuất tể tư Thần quân , Nhâm Tuất cổ tư Thần quân. Ất Hợi thành tư Thần quân , Đinh Hợi phó tư Thần quân , Tân Hợi thạch tư Thần quân , Quý Hợi tống tư Thần quân.
Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.
Nhất tâm phụng thỉnh. Tư Mệnh hộ uý đẳng Thần niệm Nguyệt ,Nhật , Thời tứ Trực công Tào sứ giả , Đương Cảnh Thành Hoàng , Sã lệnh , Thổ Đại Thần kỳ , Thổ cập bộ tòng đẳng chúng.
Duy nguyện thừa Tam bảo lực , giáng phó pháp duyên công đức. Hương hoa thỉnh.
Thượng lai nghinh thỉnh kỷ một quang lâm , giáo hữu an tọa chân ngôn. Cẩn đương trì tụng.
Phật Thánh tòng không lai giáng hạ
Khoát Nhật tâm nguyện thính gia đà.
Tùy phương ứng hiện quang minh
Nguyện giáng hương duyện an vị tọa.
Án tra ma la sa hạ ( 7 lần ).
*Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát.
( Bấm ấn giờ ).
Gia trì biến thực nam tư nghì
Biến thử thực tám cam lộ vương
Nhất tài nhật thực lương vô biên
Nhất thiết hiền Thánh gia sung túc.
Tự nhiên trù thực ( Tý ).
Vô lương diệc vô biên ( Ngọ ).
Tùy niệm gia sung túc ( Mão )
Liệt vị Linh quang phổ đồng cúng dàng.
(Niệm chú biến thực cam lồ cúng dàng).
*Thượng lai biến thực chân ngôn , tuyên dương dĩ chúng đẳng kiền thành , thượng hương phụng hiến.
Án phạ phật ma ha ( Hương hoa đăng trà quả thực phụng hiến )
Án tác phạ đát tha nga đa phạ ( 3 lần ). Hổ lý lần , nhĩ đa ( 5 lần ) ba la ( 7 lần ) vị lân ( 8 lần ).
Thỉnh khoa dĩ tất cụ hữu sớ văn cẩn đương tuyên đọc
Lễ tất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Trả nợ Tào Quan.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tìm hiều thêm:
Các nghi lễ trong tín ngưỡng Tứ Phủ