Đình An Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội)

Chim Phượng 2

Lịch sử Đình An Hòa

Đình An Hòa, nằm ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, trước đây thuộc xã Yên Hòa, tổng Dịch Vọng, phủ Quốc Oai. Đây là một di tích có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Khu vực này từng là trung tâm Phật giáo ở phía Tây kinh thành Thăng Long thời Lý thế kỷ 11. Nhiều quý tộc trong triều Lý đã xây dựng dinh thự và nhiều người xuất thân từ làng An Hòa đã đỗ đạt cao và đảm nhiệm các trọng trách ở triều đình. Làng còn nổi tiếng về vẻ đẹp và sự tài hoa của nghệ nhân thủ công truyền thống.

Dinh An Hoa (Cau Giay, Ha Noi)

Đình An Hòa là một di tích văn hóa lịch sử còn giữ được kiến trúc và di vật cổ. Nơi đây phụng thờ hai vị phúc thần có công với đất nước và dân cư làng An Hòa, đó là thần Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông. Hai nhân vật này có mối liên kết mật thiết với dân làng An Hòa.

Vua Lý Thần Tông, con của Sùng Hiền Hầu và phu nhân Đỗ Thị, đã chào đời tại An Hòa và có đóng góp to lớn với đất nước và dân làng. Do công đức của vua Lý Thần Tông, dân làng An Hòa đã phụng thờ ông làm thành hoàng làng và các vương triều sau đó còn tặng sắc phong làm “Bảo hộ phương độ hiển tôn thành hoàng chi thần”. Đạo sắc phong niên hiệu Khải Định còn lưu tại đình đã ghi rõ niên hiệu của vị thần “Dực bảo Trung hưng Lý Thần Tông hoàng đế”

Canh hoa trang

Kiến trúc Đình An Hòa

Đình An Hòa tọa lạc trên một khu đất cao, rộng thoáng, được bao bọc bởi cây cổ thụ tạo nên vẻ đẹp thâm nghiêm. Kiến trúc đình gồm cổng nghi môn, sân và tòa kiến trúc chính có cấu trúc kiểu chữ “công”. Tòa đại đình được xây dựng 5 gian theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, và bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Nội thất của đại đình có sáu hàng chân, các bộ vì kèo đỡ mái được làm theo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Hậu cung kết nối với đại đình bằng ba gian nhỏ của nhà cầu, có cấu trúc gồm bốn bộ vì kèo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Tòa hậu cung có ba gian, kiến trúc theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, và vì kèo đỡ mái làm kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”, nhà xây trên nền cao hơn nền nhà đại đình 30cm.

Giá trị của đình An Hòa còn thể hiện qua những di vật cổ. Đặc biệt là cuốn thần tích chữ Hán và 14 đạo sắc phong thần, trong đó có sắc phong sớm nhất từ niên hiệu Cảnh Hưng 29 (1767) và muộn nhất từ niên hiệu Khải Định 9 (1924). Còn có cỗ kiệu long đình sơn son thiếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX, hai cỗ kiệu bát cống thời Nguyễn, và hai cỗ long ngai bài vị chạm rồng nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX, được trang trí bằng nghệ thuật chạm thủng tinh xảo. Ngoài ra còn có nhiều đại tự, hoành phi, và câu đối với nội dung ca ngợi cảnh đẹp và công trạng, đức độ của các vị thần được thờ. Đình An Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996.

Canh hoa trang

Các đình khác tại Cầu Giấy

Xin chân thành cám ơn!