Ấn Độ giáo là gì?
Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Ấn Độ giáo là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Ý nghĩa của từ Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo thông thường chỉ Tân Bà la môn giáo. Tức là Bà la môn giáo chính thống từ xưa đến nay tại Ấn độ, tiếp thu các giáo nghĩa của Phật giáo, Kì na giáo và các tín ngưỡng dân gian phức tạp mà phát triển thành một thứ tôn giáo. Thay vì là một tôn giáo có hệ thống rõ ràng chính xác, Bà la môn giáo là thứ tôn giáo xã hội, hoặc có tính xã hội, do sự phát triển lịch sử giáo nghĩa, nghi thức, chế độ, phong tục tập quán, mà gây thành.
Bà la môn giáo có thể được chia thành hai thời kì hoặc ba thời kì, cũng có người đem giai đoạn phát triển ở thời kì cuối cùng, đặc biệt gọi là Ấn độ giáo. Ấn độ giáo phát sinh khoảng thế kỉ thứ IV trước Tây lịch, mãi bốn thế kỉ sau mới dần dần hưng thịnh, tín đồ thuộc giai cấp thượng tầng tăng nhanh. Nói theo nghĩa hẹp, thì Ấn độ giáo là sự phục hưng của Bà la môn giáo sau một thời suy vi do sự hưng thịnh của Phật giáo.
Do sự xuất hiện đông đảo các nhà triết học và luận sư thuộc giai cấp Bà la môn mà Phật giáo bị rơi vào tình thế suy yếu; và về mặt chính trị, do sự kiên quyết của dân tộc Lạp cát phổ đặc (Ràjput) ở phía tây bắc, duy trì chế độ giai cấp, cũng khiến cho thế lực của tín đồ Phật giáo phải suy thoái. Ngoài ra, do việc lấy sự dung hợp đồng hóa với tôn giáo dân gian, và sự biên soạn các kinh điển mới làm trung tâm, và, ngoài sự Đền thờ của Ấn Độ Giáo kế thừa truyền thống ra, Bà la môn giáo đã dùng bộ mặt và tư thái cực mới ấy mà sản sinh ra một Ấn độ giáo hiện đại. Đến khoảng 800 năm Tây lịch, Ấn độ giáo, một mặt kế thừa quyền uy của Thánh kinh Phệ đà, mặt khác, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của Áo nghĩa thư và các học phái Phệ đàn đa, đồng thời, có nhiều điểm chủ trương tương đồng với hai tác phẩm dân tộc lớn là Đại tự sự thi Mahaøbhaørata (dịch âm là Ma ha bà la đa), Raømaøyaịa (dịch âm La ma da na) và với các loại khác, như chủng tộc Tì thấp nô (Phạm: Harivaôsa), Bạc già phạm ca (Phạm: Bhagavadgìtà), Phú lan na (Phạm: Puràịa), Tân áo nghĩa thư (Phạm:New-Upaniwad), Đán đặc la (Phạm: Tantra) và A cấp ma (Phạm:Àgama) v.v…
Đứng về phương diện thần cách mà nói, thì từ nơi thần thoại Phệ đà mà phát triển thành thần thoại Phú lan na (thần thoại Ấn độ theo nghĩa hẹp), rồi từ nơi kết hợp hai thần Tì thấp nô và Thấp bà với Phạm (Phạm:Brahman) làm một nguyên lí thực tại đồng nhất, tối cao, mà xác lập giáo lí Tam thần nhất thể, đó là đặc điểm của Bà la môn giáo. Trong đó, sự sùng bái Cát lật sắt noa (Phạm:Kfwịa, hóa thân của Tì thấp nô), La ma (Ràma), phản ánh rõ tín ngưỡng trong dân chúng. Các tông phái chủ yếu thì có phái Tì thấp noa, phái Thấp bà, phái Tính lực (Phạm:Zaøkta), phái Thiệu lạp (Phạm:Saura), phái Nga na phạ để da (Phạm: Gànapatya), phái Tư ma lỗ đạt (Phạm:Smàrta), ngoài ra, còn có nhiều chi phái khác xuất hiện. Khoảng từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII, có các tông phái cách tân, chẳng hạn như phái Khách tỉ nhĩ và các phái cùng hệ thống: Tích khắc giáo, phái Đạt đỗ (Dàdù) v.v… trỗi dậy.
Thế kỉ XIX, đế quốc Mông ngột nhi diệt vong, rồi tiếp đến sự xâm nhập của người Anh, do sự hoạt động của Cơ đốc giáo và ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo cận đại ở Âu châu mà xúc thành cuộc vận động canh tân tôn giáo, vì thế mới nảy sinh các hiệp hội, như hội Phạm giáo (Bràhma-Samàj) và Nhã lợi an hiệp hội (Àrya-Samàj) bắt đầu hoạt động; ngoài ra, còn có nhiều phái vận động tôn giáo và các hội truyền đạo tương tự. Giáo phái Lamakhắclợituna (Phạm: Ràmakfwịa Paramahaôsa), Thần trí giáo hội v.v… cũng mở mang hoạt động.
Hệ thống tư tưởng của Ấn độ giáo là nghiên cứu cho rõ cái tướng nhất thể giữa bản chất vũ trụ Phạm và bản chất cá nhân Ngã, cái tướng tương quan giữa tinh thần giới và vật chất giới, cái tướng tư biện giữa trí tuệ (minh) và vô minh, cái tướng thực tiễn của tín ái, cho đến việc tìm hiểu về nghiệp, luân hồi, giải thoát, kiến lập các loại học thuyết v.v…; các tông phái đời sau đều căn cứ vào những điểm kể trên mà sản sinh các phái dưới đây:
- Phái Thương yết la (Phạm: Zaíkara) với thuyết Tuyệt đối bất nhị luận (Nhất nguyên luận bất nhị).
- Phái Ba sử tạp lạp (Phạm: Bhàskara) với thuyết Nhất nguyên luận nhị nguyên.+
- Phái La ma noa già (Phạm: Ràmanuja) với Chế hạn bất nhị thuyết.
- Phái Ninh ba nhĩ ca (Phạm: Nimbàrka) với Nhất nguyên nhị nguyên luận (thuyết bất nhất bất dị).
- Phái Bà nhĩ la ba (Phạm: Vallabha) với Thuần túy nhất nguyên luận.
- Phái Ma đà bà (Phạm: Madhva) với Nhị nguyên luận (Thực tại luận đa nguyên).
- Phái Tì thấp nô sử ngõa mẫn (Phạm: Viwnusvàmin) với Nhị nguyên luận v.v…
Đầu thế kỉ XX, Áo nhã tân đô cấu tu (Aurobindo Ghosh) đề xướng Chỉnh thể bất nhị luận, dùng quan điểm hiện đại để giải thích triết học Phệ đàn đa, có ảnh hưởng rất lớn đối với giới trí thức Ấn độ. Ngày nay, lấy Liên bang Ấn độ làm trung tâm, tín đồ Ấn độ giáo có khoảng ba ức triệu người, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Ấn độ bị chia cắt và mối tranh chấp giữa Ấn độ giáo và Y tư lan giáo (Hồi giáo), cho đến nay, vẫn chưa dứt.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Ấn Độ giáo là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang