Vua Cha Nhạc Phủ : Tìm hiểu về Đức Thánh Tản chi tiết nhất

Chim Phượng 2

Mục lục

Vua Nhạc Phủ theo quan điểm của Đạo giáo Trung Hoa

Như chúng ta đã biết, tín ngưỡng Tử Phủ là Tín ngưỡng mang bản sắc của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình hình thành lại có phần ảnh hưởng nhất định bởi Đạo Giáo từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam. Chính vì vậy mà có nhiều sự nhầm lẫn giữa các vị thánh bên Đạo Giáo với các vị thánh trong Tín ngưỡng Tứ Phủ ở một số ngôi vị cụ thể, trong đó có ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ.

Để góp phần hiểu rõ sự khác biệt này, tôi xin được giới thiệu sơ lược về ngôi vị Vua Nhạc Phủ theo quan điểm của Đạo giáo Trung Hoa, từ đó để bạn đọc phân biệt được với ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ theo quan điểm của Tín ngưỡng Tứ Phủ.

Theo quan điểm của Đạo Giáo Trung Hoa thì đứng đầu của Nhạc Phủ bao gồm 5 vị Thần Vương gọi là Ngũ Nhạc Thần Vương hoặc Ngũ Nhạc Đại Đế, đây là năm vị thần linh trông coi năm ngọn núi thiêng của Đạo giáo tại Trung Quốc, còn gọi là Ngũ Nhạc để quân.

Ngu Nhac dai de

Cụ thể 5 vị thần linh này bao gồm:

  • 1. Đông nhạc Thái sơn Thiên tề Nhân thánh đại để: trông coi Thái Sơn
  • 2. Nam nhạc Hành sơn Tư thiên Chiêu thánh đại để: trông coi Hành Sơn
  • 3. Trung nhạc Tung sơn Trung thiên Sùng thánh đại đế: trông coi Tung Sơn
  • 4. Bắc nhạc Hằng sơn Anh thiên Huyền thành đại đế: trông coi Hằng Sơn
  • 5. Tây nhạc Hoa sơn Kim thiên Nguyện thánh đại đế: trông coi Hoa Sơn

Thần thoại Trung Quốc cho rằng Đông Nhạc đại để họ Kim Hồng, là cha của tử nhạc còn lại. Đông nhạc Thái Sơn là núi chủ, quan trọng nhất trong Ngũ nhạc. Chính vì vậy Đông Nhạc Thái Sơn được coi là Vua Cha của Nhạc Phủ.

Tuy nhiên theo quan điểm của Tín ngưỡng Tứ Phủ thì Vua Cha Nhạc Phủ chỉ có duy nhất một vị, đó chính là một vị thánh của Việt Nam nằm trong Tứ Bất Tử mang tên Tản Viên Sơn Thánh, hay còn gọi là Sơn Tinh.

Chim Phượng 2

Đức Thánh Tản là Vua Cha Nhạc Phủ

Sau đây là chi tiết về thần tích, đền thờ, văn chầu cùng các thông tin khác về Vua Cha Nhạc Phủ trong Tín ngưỡng Tứ Phủ.

Vua Cha Nhạc Phủ trong Tín ngưỡng Tứ Phủ

Theo quan điểm của tín ngưỡng Tam Phủ thì có ba Đức Vua Cha là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế (cõi trời), Vua Cha Thủy Phủ (cõi nước), Vua Cha Địa Phủ (cõi đất) tương ứng với Tam Phủ bao gồm Thiên Phủ, Địa Phủ và Thủy Phủ. Tuy nhiên sau này khi tín ngưỡng Tam Tứ Phủ phát triển thêm một bước mới thì đã bổ sung thêm Nhạc Phủ vào cấu trúc thờ tự, do vậy mới có thuật ngữ Tứ Phủ Vạn Linh.

Tranh thờ tứ phủ với hình ảnh của bốn Đức Vua Cha

Chúng ta nhận thấy khi đưa thêm Nhạc Phủ vào Tứ Phủ thì đương nhiên phải có Đức Vua Cha của Nhạc Phủ, và Vị Vua Cha đó không thể là vị nào khác ngoài Tản Viên Sơn Thánh, một vị thần trong Tử Bất Tử của Việt Nam.

Để thấy được sự chặt chẽ và logic trong vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin lập luận được trình bày trong những phần sau đây

Đức Thánh Tản là cha của Mẫu Thượng Ngàn La Bình

Việc đưa Đức Tản Viên Sơn Thánh trở thành Đức Vua Cha của Nhạc Phủ là hoàn toàn hợp lý vì Đức Thánh Tản chính là cha của Mẫu Thượng Ngàn, tức La Bình Công Chúa.

Như chúng ta đã biết, Mẫu Liễu Hạnh là Công Chúa, là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Mẫu Thủy Cung là Công Chúa, là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Mẫu Thượng Ngàn là La Bình Công Chúa, vốn là con của Tản Viên Sơn Thánh, vậy thì Tản Viên Sơn Thánh ở ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ là hoàn toàn hợp lý về mặt logic.

 Duc Tan Vien Son Thanh

Cụ thể theo Thần tích mẫu Thượng Ngàn thì: “Mẫu Thượng Ngàn là La Bình, con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cả hai cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).

La Bình đã được Tản Viên Sơn Thánh cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, ông đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thủ dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước v.v. hay dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Ông cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc.

Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đảng của Sơn Thánh. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc…

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng để trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam. Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình.

Bà bảo ban các loài cầm thủ phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét… Bà dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi. Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau.

Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm.

Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về… Ngọc Hoàng Thượng Đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về giỏ, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.

Khi dân chủng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.

Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

Hoa sen vàng

Sắc phong “Nhạc Phủ Kiên Thượng Đẳng”

Ngọc phả tại đền Và kể về Đức Thánh Tản có đoạn: “Vua (Hùng)…gia phong cho Sơn Thánh làm Nhạc Phủ Kiên Thượng Đẳng…”. Như vậy rõ ràng Tản Viên Sơn Thánh là thần vương của Nhạc phủ trong tín ngưỡng Tử phủ. Ngọc phả lại có đoạn: “… Từ đó phụng mệnh Hoàng Đế thường cùng với Tứ phủ Cộng đồng ở trên hải đảo đi tuần xét muôn việc trong nhân gian”. Như vậy đây là một bằng chứng logic nữa để thấy rằng Vua Cha Nhạc Phủ trong tín ngưỡng Tử Phủ chính là Tản Viên Sơn Thánh.

Sự tương đồng giữa Đức Thánh Tản và Vĩnh Công Đại Vương

Nếu so sánh Vua Cha Bát Hải (tức Vĩnh Công Đại Vương) với Tản Viên Sơn Thánh thì hai vị có nhiều điểm tương đồng nhau:

Thứ nhất: hai vị cùng sống vào thời Hùng Triều thứ 18.

Thứ hai: cùng là những vị tướng tài và có công bảo vệ Văn Lang vào thời Vua Hùng Thứ 18.

Thứ ba: hai vị đã cùng kết hợp với nhau chống giặc xâm lược nhà Thục. Ngày đó quân giặc được chia làm hai mũi để tấn công Văn Lang, một mũi tấn công theo đường biển và một mũi tấn công theo đường bộ. Vĩnh Công và Đức Thánh Tản đã kết hợp cùng nhau chặn giặc Thục trên cả hai mũi tấn công này. Vĩnh Công đã cùng các vị quan lớn đánh thắng quân giặc trên tất cả các cửa biển, còn Đức Thánh Tản đã đánh đã đẩy lui quân giặc ở đường bộ trên vùng đồi núi. Hai ngài đều đã lập lên những chiến công lớn nên Vĩnh Công Đại Vương được phong là Vua Cha Bát Hải, và Đức Thánh Tản được phong là Vua Cha Nhạc Phủ cũng là điều hợp lý và rất cân xứng.

Đức Thánh Tản là Nam Thiên Thánh Tổ và là Tứ Bất Tử

Ngoài ra, Đức Tản Viên Sơn Thánh là một trong Tứ Bất Tử (điều mà Đức Vua Cha Bát Hải không có). Trong Tứ Bất Tử thì Đức Tản Viên Sơn Thánh lại là vị đứng đầu. Đồng thời ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ, tức là vị thánh đứng đầu khởi thủy của các vị thánh Việt Nam. Với những sắc phong như vậy thì ngài hoàn toàn xứng đáng được đứng ở ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ.

Ngũ Nhạc Thần Vương trong Đạo giáo

Ngũ Nhạc Thần Vương hay còn gọi là Ngũ Nhạc Đại Đế, là năm vị thần trông coi Ngũ Nhạc – năm ngọn núi thiêng của Đạo giáo tại Trung Quốc, còn gọi là Ngũ Nhạc để quân. Ngũ Nhạc đại đế gồm:

  • Đông nhạc Thái sơn Thiên tề Nhân thánh đại để: trông coi Thái Sơn
  • Nam nhạc Hành sơn Tư thiên Chiêu thánh đại đế: trông coi Hành Sơn
  • Trung nhạc Tung sơn Trung thiên Sùng thánh đại đế: trông coi Tung Sơn
  • Bắc nhạc Hằng sơn Anh thiên Huyền thánh đại đế: trông coi Hằng Sơn
  • Tây nhạc Hoa sơn Kim thiên Nguyện thánh đại để: trông coi Hoa Sơn

Một số người cho rằng Ngũ Nhạc Thần Vương là Vua Cha Nhạc Phủ trong điện thờ Tứ Phủ. Điều này không hợp lý vì những lý do sau:

Thứ nhất: Ngũ Nhạc thần vương có những 5 vị, trong khi Vua Cha Nhạc Phủ theo quan điểm của Tử Phủ thì chỉ có một vị. Vậy biết chọn vị nào trong số 5 vị Ngũ Nhạc Thần Vương đó làm Vua Cha Nhạc Phủ.

Thứ hai: Ngũ Nhạc Thần Vương là 5 vị thần trong Đạo Giáo của Trung Quốc, do vậy đưa vào điện thờ thần trong Đạo Tử Phủ của Việt Nam là không hợp lý. Nếu giả sử Việt Nam không có Tản Viên Sơn Thánh thì may ra mới nên xem xét đưa Ngũ Nhạc Thần Vương vị trí Vua Cha Nhạc Phủ. Nhưng Việt Nam đã có Tản Viên Sơn Thánh rồi thì không nên đưa Ngũ Nhạc Thần Vương vào nữa. Việc này giống như nhà mình có bố mẹ mà không phụng dưỡng, lại cử đi phụng dưỡng bổ mẹ của hàng xóm.

Thứ ba: Ngũ Nhạc Thần Vương không có hoặc ít có công âm phù cho đất nước Việt Nam ta, trong khi Đức Thánh Tăn lại có công âm phù nước Việt Nam rất nhiều. Vậy thì rõ ràng việc lựa chọn thờ Đức Thánh Tản vào vị trí Vua Cha Nhạc Phủ để thờ phụng sẽ là hợp lý hơn so với việc chọn Ngũ Nhạc Thần Vương vào vị trí này.

Thứ tư: ở Việt Nam rất ít nơi thờ Ngũ Nhạc Thần Vương, hoặc nếu có thì cũng là lẻ tẻ và không gắn với Tử Phủ. Trong khi Tản Viên Sơn Thánh lại được thờ ở rất nhiều nơi, và hầu hết những nơi thờ này đều gắn liền với Tử Phủ. Vậy thì thêm một lý do nữa cho thấy Đức Thánh Tản ở vị Vua Cha Nhạc Phủ trong Tứ Phủ sẽ là hợp lý hơn so với Ngũ Nhạc Thần Vương.

Thứ năm: nói đến việc tại sao lại chọn Ngũ Nhạc Thần Vương là Vua Cha Nhạc Phủ thì gần như không thể đưa ra được bất kỳ lý do nào hợp lý, ngoại trừ lý do đó là 5 vị thần cai quản rừng núi ở Trung Quốc. Tuy nhiên đối với chúng ta thì rõ ràng lý do trên là không đủ thuyết phục.

Sở dĩ có quan điểm cho rằng Ngũ Nhạc Thần Vương là Vua Cha Nhạc Phủ bởi vì lịch sử hình thành tín ngưỡng Tử Phủ có sự ảnh hưởng của Đạo Giáo bên Trung Hoa. Tuy nhiên Tứ Phủ là tín ngưỡng bản địa của nước Việt ta, vì vậy việc đưa các vị thần của Trung Hoa vào là không hợp lý và không nên khuyến khích. Và theo quan điểm cá nhân tôi sự lựa chọn Ngũ Nhạc Thần Vương vào vị trí Vua Cha Nhạc Phủ đó là sai lầm trong quá trình xây dựng Tin Ngưỡng Tứ Phủ. Kết quả của sự sai lầm đó là hầu như bây giờ mọi người đều không biết và không để ý tới Ngũ Nhạc Thần Vương là vị nào, vị trí của Ngũ Nhạc Thần Vương trong Tứ Phủ ở đâu. Nói tóm lại khái niệm về Ngũ Nhạc Thần Vương trong Tử Phủ là hết sức mờ nhạt.

Hoa sen vàng

Xét trên quan điểm âm phù cho quốc thái dân an

Ngũ Nhạc Thần Vương vốn là các vị thần trong Đạo Giáo của Trung Hoa, việc đưa các vị thánh này vào ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ trong tín ngưỡng Tử Phủ cũng là không hợp lý nếu như ta xét thêm vấn đề này ở một khía cạnh khác, đó là công “âm phù” cho nước Việt được quốc thái dân an.

Không xét đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, thì tất những vị thánh đứng đầu trong Tin Ngưỡng Tử Phủ đều có công chống giặc ngoại xâm hoặc âm phù cho đất nước, xin trích dẫn chi tiết như sau:

  • Vua Cha Bát Hải Động Đình tức Vĩnh Công Đại Vương, ngài có công chống nhà Thục, âm phủ cho Hưng Đạo Đại Vương đánh quân Nguyên Mông.
  • Mẫu Thoải có công âm phù cho Hưng Đạo Đại Vương đánh quân Mông Cổ phù trì cho quốc thái dân an, điều này được nói tới trong sự tích Mẫu Thoải hiển linh ở đền Dầm.
  • Mẫu Thượng Ngàn có công âm phù cho Lê Thái Tổ đánh giặc Liễu Thăng. Nhờ sự hiển linh của Mẫu mà Lê Thái Tổ đã chiến thắng oanh liệt quân xâm lược trong trận Chi Lăng – Xương Giang, sau đó để thể hiện sự nhớ ơn, vua Lê Thái Tổ đã sắc phong cho Mẫu Thượng Ngàn và đưa Nhạc Phủ chính thức vào tín ngưỡng của dân tộc.
  • Mẫu Liễu Hạnh cũng đã nhiều lần âm phù cho nước ta trong giai đoạn mở mang bờ cõi về phía Nam.
  • Ngũ Vị Tôn Quan có công cùng Vua Cha Bát Hải đánh giặc Thục, và sau này âm phù cho Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng quân Mông Cổ.

Tất cả những vị đứng đầu Tử Phủ đều có công đánh giặc ngoại xâm hoặc âm phù cho đất nước. Ngoài ra Chầu Đệ Tứ, Chầu Năm, Chầu Lục, Chầu Bát, Chầu Mười, Chầu Bé, Ông Hoàng Đôi, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Mười đều là những vị tướng tài và có công đánh giặc.

Quay lại mạch logic như ở trên, nếu đưa Ngũ Nhạc Thần Vương của Đạo Giáo vào ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ trong Tín Ngưỡng Tử Phủ thì có hợp lý không? Ngũ Nhạc Thần Vương không có công âm phù cho đất nước ta đánh giặc ngoại xâm, vậy thì có thể ngồi cùng vị trí với những vị tiên thánh đứng đầu trong Tử Phủ vốn có công âm phù rất lớn cho đất nước ta như đã được nói đến ở trên không?

Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam

Xét trên một khía cạnh khác, chúng ta nhận thấy rằng mặc dù có phần bị ảnh hưởng bởi Đạo Giáo, nhưng Tín Ngưỡng Tứ Phủ đã phát triển một cách độc lập và trở thành tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt Nam ta chứ không còn phụ thuộc vào Đạo Giáo nữa.

Có thể nhận thấy rõ nét điều này như sau: trong Đạo Giáo thì Bát Hải Long Vương dùng để chỉ 8 vị Long Vương có quyền cai quản cõi biển, tuy nhiên khi đến Việt Nam thì Bát Hải Long Vương không còn là 8 vị như trong Đạo Giáo nữa mà được thay bằng Vĩnh Công Đại Vương. Ngài cũng được phong là Bát Hải Động Đình, trong đó Bát ở đây là chỉ tám cửa biển nước Nam mà trước kia ngài Vĩnh Công đã lập lên những chiến công đánh giặc ngoại xâm. Điều đó cho thấy tin ngưỡng Tứ Phủ mang tinh thần dân tộc rất cao, hầu hết các vị thánh trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ đều là các vị thần của nước Việt.

Tương tự như vậy, theo mạch logic ở trên: trong Đạo Giáo thì Ngũ Nhạc Thần Vương dùng để chỉ 5 vị Thần Vương có quyền cai quản trong cõi sơn lâm, tuy nhiên khi đến Việt Nam thì Ngũ Nhạc Thần Vương sẽ không còn là 5 vị như trong Đạo Giáo nữa mà được thay thế bằng Tản Viên Sơn Thánh.

Lịch sử đã cho thấy rằng Tín ngưỡng Tứ Phủ đã tôn vinh Vĩnh Công ở ngôi vị Vua Cha Bát Hải thì điều tương tự cũng sẽ xảy ra, nói cách khác Tín ngưỡng Tứ Phủ cũng sẽ tiếp tục tôn vinh Đức Thánh Tản lên ngôi vị Vua Cha Nhạc Phủ.

Là Thánh vẫn có thể ở ngôi vị Vua Cha

Một số quan điểm cho rằng Đức Thánh Tản không thể ở ngôi vị Vua Cha được, thì ngài là Thánh, đã là Thánh thì không thể là Vua Cha. Tuy nhiên quan điểm này không đúng.

Để thấy rõ được điều này chúng ta hãy quay lại khái niệm cơ bản. Dựa trên từ điển Hán – Việt cũng như từ điển tiếng Việt thì từ Thánh dùng để chỉ những nhân vật đức hạnh và có sức mạnh siêu nhiên. Như vậy thì Thánh là một khái niệm rộng lớn bao quát, bao gồm cả trong đó hình ảnh của Vua Cha chứ không phải là Thánh thì không thể là Vua Cha.

Để minh chứng cho điều này, chúng ta hãy xem xét một cách gọi khác về Ngọc Hoàng Thượng Đế như sau:
“Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế”.

Nghĩa là: Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Ngọc Hoàng, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao.

Như vậy thì rõ ràng Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng được phong như là một vị Thánh. Điều đó cho thấy Tản Viên Sơn Thánh cho dù có được tôn làm Thánh cũng vẫn hoàn toàn có thể ở vị trí Vua Cha.

Cách hiểu mới: Ngũ Nhạc Thần Vương là Đức Thánh Tản

Trước đây trong các bản văn cúng đều thỉnh đến Ngũ Nhạc Thần Vương. Để tránh phải sửa đổi nhiều, nay ta cũng có thể hiểu Ngũ Nhạc Thần Vương chính là Đức Thánh Tản dựa trên cách hiểu như sau:

Theo truyền thuyết, Tản Viên Sơn Thánh đã đi khắp nơi, dựng nhiều hành cung trên đất Việt, hệ thống các hành cung của Tản Viên được chia làm 5 khu chính như sau:

Thượng Cung: là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của núi Ba Vì.

Đông Cung: là Đền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội Đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có Đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.

Tây Cung: gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với Động Lăng Xương huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ – Nơi thờ đấng sinh thành Ngài là cha Nguyễn Cao Hạnh và mẹ bà Đinh Thị Đen.

Nam Cung: là đền Ao Vua.

Bắc Cung: là đền Thịnh ở Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thính là đọc tranh âm của Thánh. Ngoài ra còn có Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.

Như vậy Ngũ ở đây là để chỉ con số 5, ứng với 5 hành cung của Tản Viên Sơn Thánh, bao gồm: Thượng Cung, Đông Cung, Tây Cung, Nam Cung và Bắc Cung. Vậy thì Ngũ Nhạc Thần Vương cũng có thể hiểu chính là Tản Viên Sơn Thánh, trong đó Ngũ ứng với 5 hành cung cung của Đức Thánh Tản để trấn giữ vùng núi Tản, chứ không phải để chỉ có 5 vị thần như cách hiểu trong Đạo Giáo. Điều này cũng giống như Vĩnh Công được phong là Bát Hải Động Đình, trong đó Bát ở đây là chỉ tám cửa biển nước Nam mà trước kia ngài Vĩnh Công đã lập lên những chiến công đánh giặc ngoại xâm, chứ không phải bát để chỉ con số 8, ứng với 8 vị Long Vương trong Đạo Giáo.

Mặt khác thì ngọc phủ tại đền Và kể khi giao tranh với Thủy Tinh thì Sơn Thánh đã “niệm thần chứ … núi Ngũ nhạc nổi lên trên mặt sông cao đến mấy nghìn vạn trượng”. Như vậy “ngũ nhạc” không phải là 5 ngọn núi nào đó ở bên Trung Hoa. Ngũ (số 5) là con số trung tâm của Hà Lạc. Ngũ Nhạc nghĩa là ngọn núi ở trung tâm, nơi có vua. Ngọn Ngũ nhạc của thần vương Sơn Tinh là núi Tản Lĩnh (Ba Vì).

Chim Phượng 2

Thần tích Đức Tản Viên Sơn Thánh

Nguồn gốc xuất thân của Đức Thánh Tản

Tản Viên Sơn Thánh, còn gọi là Sơn Tinh (1/1), là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử), được coi là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt đứng đầu trong tứ bất tử.

Tương truyền rằng thần rất linh thiêng và ứng nghiệm. “Linh khí không thể lường được. Vượng khi đời nào hết” (Truyện núi Tản Viên – Lĩnh Nam chích quái). Ngọn núi Ba Vì hay núi Tản Viên của Sơn Tinh cũng được cho là nơi phát gốc long mạch cho kinh đô nước Việt. Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản (đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.

Hiện có nhiều quan niệm và cách giải thích nguồn gốc xuất thân của Tản Viên:

Tản Viên Sơn Thánh là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Xưa kia vua Lạc Long cưới Âu Cơ, sinh được một bọc trăm trứng, Long Quân đem năm mươi trai về biển, năm mươi trai theo mẹ về núi, phân trị thiên hạ, hiệu là Hùng Vương; Tản Viên là một người con trong số năm mươi trai chia về biển. Tản Viên từ hải quốc đi qua cửa biển Thần Phù, ngược sông Hồng mà về, tìm một nơi cao ráo thanh u, dân tục thuần hậu mà ở, mới chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu (Long Đỗ) ở thành Long Biên (Hà Nội), sau lại chèo thuyền từ sông Linh Giang đi lên đến làng Phiên Tân ở bờ sông Phúc Lộc. Từ đấy, nhìn thấy núi Tản Viên cao vời, xinh đẹp tủ lệ, ba hòn sắp hàng đứng, nghiễm nhiên như vẽ. Lại thêm phía dưới dân chúng thuần phác, thái bình, nên người đã làm một con đường thẳng như kẻ chỉ như dây đàn từ làng Bạch Phiên Tân mà đến phía Nam núi Tản Viên, đi đến Uyên Đông, lại đi đến Nham Tuyền là chỗ nguồn khác, rồi đi lên núi Thạch Bàn đầu non Vân Mộng mà ở; hoặc có khi chơi sông Chiết Giang để xem cả, phàm kinh qua đường thôn đều xây đền vũ để làm nơi nghỉ ngơi. Nhân những vết chân ấy, người đời sau lập đền thờ phụng, hạn thì đảo, lụt thì cầu, ngự hỏa tai, ngăn đại hạn mau hơn tiếng vang, cực kỳ linh ứng. Lại gặp ngày trời trong sáng như có hình trạng cải tàn phất phới trên hang núi, những dân ở làng phụ cận đều bảo là sơn thần xuất hiện. Các tác giả Lịch triều Hiến chương (Phan Huy Chủ) và Việt sử Thông giảm cương mục, … cũng đều có những quan niệm tương tự.

Tản Viên Sơn Thánh là ba anh em

Xuất phát từ nhận định cốt lõi tín ngưỡng Tản Viên Sơn Thánh là tín ngưỡng thần núi (Sơn Tinh, Sơn thần) nằm trong hệ thống tín ngưỡng các hiện tượng tự nhiên, các học giả khẳng định rằng, nói tới Tản Viên Sơn Thánh là nói tới cả ba anh em thần núi (còn được gọi là Tam vị Đại Vương Quốc chúa Thượng đẳng thần), gồm: Sơn Tinh và hai người em thúc bả là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công) – chia nhau cai quản, mỗi người một ngọn núi, tức núi Ba Vì ngày này – núi tổ của nước ta, có ba ngọn cao chót vót (Nguyễn Trãi – Dư địa chí).

Minh chứng cho giải thích này là hiện nay, trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì (thuộc huyện Ba Vì) có khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, gồm 3 đền Thượng, đền Trung và đền Hạ – nơi thờ phụng Tam vị Tản Viên Sơn Thánh huyền thoại. Theo đó, sâu chuỗi các sự kiện thấy rõ, công chúa Ngọc Hoa, vợ của Thánh Tản (người anh cả), không được đề cao ngang hàng với Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, dù rằng ở một số làng nơi giáp ranh giữa Sơn Tây, Ba Vì, Phú Thọ vẫn có những lễ hội đề cao Ngọc Hoa. Chưa kể, văn tế, sự sắp xếp các ngai thờ, nghi lễ, tự khi… mà các học giả khảo sát tại những ngôi đền thờ Thánh Tản ở vùng xung quanh núi Ba Vì càng góp phần làm sáng tỏ cho những nhận định trên.

Tản Viên Sơn Thánh là người thực

Trong khi đó theo quan niệm của dân gian, được thể hiện qua các bản thần thích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ), cùng Ngọc phả Đền Lăng Xương do TS Nguyễn Hữu Công, quan Đô Đốc Thượng Thư cùng với Nguyễn Công Chinh và Nguyễn Minh Khai lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1011 đời Lê Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên thứ III, Thánh Tản Viên – Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, con trưởng ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen (còn gọi là Bà Thái Vĩ), sinh sống ở Động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).

Tương truyền một hôm bà vào rừng kiếm củi, đến Thạch Bàn bỗng thấy mây lành bao phủ, rồng vàng bay xuống phun nước như mưa, khi thiêng lan tỏa. Sau khi rồng bay đi, bà thấy hương bay ngào ngạt, nước giếng trong như ngọc, bà liền xuống tắm rồi mang thai từ đấy.

Mười bốn tháng sau, đúng ngày rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ, giữa giờ thìn bà trở dạ sinh hạ được một cậu con trai tướng mạo khôi ngô, tuấn tủ khác thường. Khi lớn lên Nguyễn Tuấn nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi. Nguyễn Tuấn trở thành người cứu độ, tài cao, văn võ song toàn, có phép thần thông biến hóa, “hô phong hoán vũ” và trở thành vị thần (Thánh) của núi Tản Viên – Thần Sơn Tinh.

Ông được Hùng Vương kén làm rể, gả con gái Ngọc Hoa. Sau đó, Thủy Tinh vì không được chọn, đã nổi giận đem binh đến đánh, xảy ra các cuộc chinh chiến trong nhiều năm trời. Rốt cuộc, Thủy Tinh luôn là kẻ bại trận. Như vậy, điển tích này có vẻ phù hợp với những truyền thuyết chung đã có về các thánh bất tử trong tâm thức dân gian, bởi vì chính quan niệm ấy đã tạo nên một hình tượng “Thánh Tân Viên” có tính nhất quản và hoàn chỉnh.

Động Lăng Xương có thể là Lang Xương, trong đó Lang là Vua. Động Lăng Xương như vậy có nghĩa là nơi quê gốc của Vua. Vua ở đây chính là thần Tản Viên. Mẹ đẻ của Nguyễn Tuấn là bà Đinh Thị Điêng hay Đen, còn gọi là Thái Vĩ. Đinh là hưởng Tây. Đen là tên của sông Đà xưa. Đinh Thị Đen có nghĩa chi Thái bà (Thái Vĩ hay Thái Thủy) là người ở Tả ngạn sông Đà (dòng sông Đà ở quãng chân núi Ba Vì đổi hướng chảy lên phía Bắc, nên tả ngạn sông nằm ở phía Tây). Bà mẹ nuôi Ma Thị Cao Sơn có lẽ cũng chỉ có nghĩa là Mẫu Thượng Ngàn vì: Ma = Má = Mẫu, Cao Sơn = Thượng Ngàn. Bà Ma Thị Cao Sơn ở Ba Vì được thờ như Mẫu thượng ngàn, là người cai quản núi Ba Vì trước khi “di chúc” lại cho Thánh Tản.

Đức Thánh Tản dạy nhân dân làm ăn sinh sống

Ngoài việc giúp Vua Hùng đánh giặc, thần núi Tản Viên là một trong bốn vị thần “bất tử” trong thần thoại Việt Nam.

Duc Thanh Tan day nhan dan lam an sinh song

Ông đi khắp nơi dạy nhân dân làm ăn sinh sống như:

Dạy dân làm ra lửa

Ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây lúc ấy đang sống trong cảnh tối tăm, lạnh lẽo. Dân chưa có lửa mà cũng không biết lấy lửa vì nơi đây còn là đất hoang, cây cối mọc thành rừng. Đêm nằm Sơn Tinh nhìn thấy những bụi dang, bụi nứa khô hanh gặp gió núi, cọ sát vào nhau và tự bật ra lửa. Hôm sau, Sơn Tinh đã gọi một cụ già thổ dân lại và cùng với ông già lấy hai ống dang già cọ sát vào nhau và lấy nắm rơm rạ để châm lửa. Lửa có từ ngày đó.

Dạy dân làm ruộng và mở hội

Ở xã Liệt Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Tây, đất đai màu mỡ nhưng bị ngập nước. Thần đưa ra một nắm hạt giống, dạy cho mọi người cách chọn, cách gieo. Khi mạ lên xanh, thần nhổ lên đem trồng ở các bãi phù sa. Thần xuống cấy để cho mọi người bắt chước rồi thần từ biệt ra đi. Khi lúa chín, thần quay trở lại dạy cho dân làng cách múa hát và dặn cứ thu hoạch xong thì mở hội như thế mà mừng được mùa.

Dạy dân săn bắn

Ở núi Ba Vì (Tản Viên) lúc bấy giờ có một đám đông chạy theo con thú ném đá, quăng lao, hò reo đuổi bắt nó mãi mà không được. Sơn Tinh liền gọi mọi người lại dạy cho cách săn bắn. Thần chỉ cho cách làm hầm gài tên, căng lưới để vây các loại thú. Phường săn biết dùng lưỡi đi săn từ lúc ấy.

Dạy dân kéo vó

Một lần đi qua vùng sông Hồng nước mênh mông, thấy dân chúng chỉ biết mò cá và úp cá, rất vất vả, Sơn Tinh bày cách cho họ kiếm dây để đan vó: vó có cần, vó có trục, vó có dây kéo. Nghề kéo vó từ đấy mới hình thành và phát đạt. Nhớ Sơn Tinh, dân có tục đánh cá thờ. Cá đánh được phải chọn con to nhất, góp làm cỗ cúng đức Thánh Tản. Tại đền Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Tây thờ thần Tản Viên. Hiện nay mở lễ hội 3 năm một lần vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Mở đầu là lễ rước kiệu Thánh Tản Viên từ Đông cung lên đền thờ Thánh trên núi Ba Vì. Sau đó có tục lệ đánh cá, lấy nước sông Hồng tắm tượng Thánh ở đền.

Dạy dân luyện võ

Những ngày chiến đấu với Thuỷ Tinh và với quân giặc, Sơn Tinh đã dạy cho dân chúng võ nghệ, cả phép đánh dưới nước và đánh trên bờ. Để tưởng nhớ Sơn Tinh, vùng Thanh Thuỷ (Phú Thọ) và Ba Vì có tục bơi thuyền rước quân, đấu vật và mở hội Chém May. Những trai tráng được kén vào hàng võ sĩ tay trái cầm thuyền giấy đỏ, tay phải cầm con dao dài múa theo nhịp trống. Họ phải chém sao cho ngọt, chỉ một nhát là đứt ngang cây chuối. Đó là lễ cung nghinh Thánh Tản và người dân tin rằng “Chém May” mà thực hành tốt đẹp thì năm đó mùa màng tươi tốt.

Dạy dân dệt lụa

Người dạy dân dệt lụa là Ngọc Hoa, vợ của Sơn Tinh. Nàng đã dạy người dân vùng đất bãi sông Thao, sông Hồng ươm tơ, dệt lụa, dệt ra những tấm the đẹp nhất để tiến Vua Hùng. Hàng năm, làng lại tổ chức ngày hội thi chọn lụa tốt tiến vua và trình làng lĩnh thưởng.

Dạy dân múa hát

Theo truyền thuyết, khi Thánh Tản Viên rước công chúa Ngọc Hoa về quê mình, đi gữa đường Ngọc Hoa không chịu đi nữa. Dân làng kéo ra cùng Sơn Tinh khuyên dỗ, ca hát, cười múa cho Ngọc Hoa khuây khoả. Thế là Ngọc Hoa hoà mình vào đám múa hát, dạy dân thêm nhiều hình thức nghệ thuật khác nữa. Tục rước chúa trai chúa gái, trò diễu bách nghệ khôi hài đến nay vẫn còn là có nguồn gốc từ cuộc rước Ngọc Hoa về núi Tản Viên. Trò này có ở nhiều làng. Ở làng Hy Cương tổng Xuân Lũng nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, lễ hội tổ chức từ ngày 30 tháng Chạp đến ngày 8 tháng Giêng, trong đó có rước voi mã tượng trưng cho quân tướng của Sơn Tinh đi đón Ngọc Hoa.

(Theo Honguyenvietnam.vn)

Vua Cha Nhạc Phủ cùng Vua Cha Bát Hải đánh giặc ngoại xâm

Như chúng ta đã biết, Vua Cha Bát Hải Động Đình chính là Phạm Vĩnh – Vĩnh Công Đại Vương, người anh hùng đã lập lên chiến công lớn đánh thẳng giặc ngoại xâm trên cả 8 cửa biển vào thời Vua Hùng thứ 18. Vua Cha Nhạc Phủ Tản Viên Sơn Thánh cũng sống vào thời Vua Hùng thứ 18, và người đã cùng với Vĩnh Công Đại Vương phối hợp để đánh giặc ngoại xâm khỏi bờ cõi Văn Lang. Khi đó, Vĩnh Công Đại Vương có nhiệm vụ chặn mũi tấn công của giặc trên đường biển, còn Tản Viên Sơn Thánh có nhiệm vụ chặn mũi tấn công của giặc trên đường bộ. Câu chuyện đó được nói đến trong bản thần tích Đền Đồng Bằng

Một số sắc phong của Đức Thánh Tản

Cùng với Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), Chữ Đổng Tử (Chữ Đạo Tổ), và Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Tản Viên – Sơn Tinh là vị Thánh đứng đầu trong bốn vị “Tử bất tử” của dân tộc ta từ ngàn xưa. Với tư tưởng “Thời chiến dụng võ, thời bình dụng văn”, biết liên minh các bộ tộc lại với nhau để đoàn kết giữ nước và dựng nước, Thánh Tản Viên – Sơn Tinh đã có công xây dựng lên một quốc gia Âu Lạc bền vững để ra đời nền văn hóa trống đồng nổi tiếng sau này.

Vua Trưng Vương (Trưng Trắc) sắc phong Ngài là:

“Tản viên sơn quốc chúa đại vương Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”.

Vua Trần Nhân Tông(1279 – 1293) sắc phong ngài là

“Hữu thành hưng quốc hiển ứng vương”

Vua Tự Đức (1883) phong Ngài là thượng đẳng tối linh thần.

Ngoài ra ở đền Và còn lưu 18 đạo “sắc phong” của các đời vua cho Đức Thánh Tản, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn

Thánh Tản Viên – Sơn Tinh không chỉ sống trong lòng dân, mà cả văn học thành văn từ nhiều thế kỷ trước đã ghi chép nhiều chuyện về Ngài như: “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thánh Tông di ký toàn thư”, “Việt sử thông giám cương mục” v.v… Những công tích của Ngài được nhân dân thần thánh hóa thành các lễ hội, tích trò để lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Ngài được phong là “Tản Viên Sơn quốc chúa kiêm Thượng đẳng thần” và được suy tôn là:

Tản Viên sơn thần
Đệ nhất phúc đẳng thần
Đệ nhất bách thần
Thượng đẳng tối linh thần
Nam thiên thánh tổ.

Sơn Tinh là thần, hơn thế nữa lại là thần “bất tử”. Ngài là vị thần khai sáng văn hóa vị anh hung chống lũ lụt, anh hung chống ngoại xâm và là vị thần liên minh các bộ tộc Việt – Mường, là hồn thiêng sông núi, mãi mãi đi vào tâm thức của người dân đất Việt.

Ba Vì cao ngất tầng mây
Sơn Tinh chuyện cũ đến nay còn truyền

Long mạch Tản Viên

Tản Viên Sơn Thánh đã đi khắp nơi, dựng nhiều hành cung trên đất Việt. Hiện tại hệ thống các hành cung của Tản Viên còn lại gồm:

– Tây Cung gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với quê Lăng Xương.

Nam Cung là đền Ao Vua.

Đông Cung là đền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.

Bắc Cung là đền Thính ở Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thánh là đọc tránh âm của Thánh. Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.

Theo thần tích đền Và thì cung Trung và cung Hạ (Tây Cung) là nơi cầu đảo, tế lễ. Đông Cung là nơi “nghe tâu bày các việc”. Bắc Cung là nơi nghỉ ngơi.

Tuy gọi là Đông – Tây – Nam – Bắc cung nhưng nếu nhìn trên bản đồ thì các cung này nằm gần như trên cùng một đường thẳng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cắt vuông góc với sông Hồng ở gần Sơn Tây. Đây là cũng là hướng “tọa Cấn hướng Khôn”, hướng của đền Thượng như ghi trong thần tích đền Và.

Ban Do Long mach Tan Vien

Lĩnh Nam chích quái cho biết Sơn Tinh đã “làm một con đường thẳng như sợi dây từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía Nam núi Tản Viên tới động An Uyên”. Có thể thấy con đường này chính là từ bến thuyền trên sông Hồng cạnh Sơn Tây (nay là phà Mông Phụ – Vĩnh Thịnh), chạy thẳng lên đền Thượng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (hướng Cấn – Khôn).

Liệu việc bố trí “ngũ hành cung” theo một đường thẳng, với phương vị nhất định như vậy có phải chính là long mạch của núi Tản? Có phải đây chính là cây gậy thần của Sơn Tinh chặn ngang dòng sông Hồng để trị thủy? Trước các đền thờ Tản Viên người ta đều xây giả sơn và thờ ngũ hổ (ngũ hành). Sơn Tinh có thể là ông tổ của môn phong thủy địa lý học phương Đông.

Nguồn: Bách Việt 18

Tản Viên Sơn Thánh – Đế Xuất Hồ Chấn

Đông Cung Tản Viên nay là đền Và, ở làng Vân Già, cạnh thị xã Sơn Tây. Tương truyền khi Tản Viên đi qua đây thấy có đám mây che phủ, cho là điềm lành, nên dựng hành cung ở đây, gọi là Vân Già. Thực ra Vân Già chỉ là tên phiên thiết âm Nôm của từ Và mà thôi.

Đông Cung là nơi có cung điện chính, được chép là nơi Tản Viên “nghe tâu bày các việc”. Đền tới nay được dựng với hệ thống tượng như một triều đình. Như vậy thì rõ ràng Tản Viên đã lên ngôi vua. Đền Và = Vua = Vũ.

Hoanh Phi o Den Va - Xuat Ho Chan

Nam Cung Tản Viên đóng tại Ao Vua. Thần Tản Viên được người Mường gọi là Bua Thơ hay Bua Ba Vì. Bua = Vua. Rõ ràng Tản Viên không phải chỉ dừng lại là con rể của Hùng Vương cuối cùng (thứ 18) mà chính là một vị vua Hùng, có tên là Vua=Vũ.

Quê Tản Viên ở Lăng Xương hay Lang Xương cũng khẳng định thêm điều này. Vua Vũ Tản Viên đã dựng hành cung khắp nơi. Nếu Tản Viên chỉ là con rể vua Hùng thì đã không thể dựng nhiều hành cung như vậy.

Hoành phi ở đền Và: “Xuất Hồ Chấn” và đôi câu đối ở nghi môn:

“Đề vu Tây, hỗ trấn nguy nguy thiên binh thọ
Xuất hồ Chẩn, cổ cung hách hách nhật đồng quang.”

Những câu này lấy ý trong thuyết quái truyện của Kinh Dịch: “Đế xuất hồ Chấn”. Chấn là quẻ của phương Đông. “Xuất hồ Chấn” ý nói để vương tại Đông Cung (đền Và). Thông tin này một lần nữa khẳng định Tản Viên đã là bậc đế vương, là một vị vua Hùng. Tản Viên chính là vua Vũ, là Đại Vũ trị thủy trong Hoa sử.

Nguồn: Bách Việt 18

Thần tích đền Và về Tiên Trượng Ước Thư

Theo thần tích đền Và, phép thuật của Tản Viên bắt đầu từ việc đi chặt cây trên núi Tản gặp Thái Bạch Thần Tinh, được truyền cho cây gậy thần đầu sinh đầu tử. Từ đó Nguyễn Tuấn xưng là Thần Sư, bắt đầu đi cứu dân độ thế. Bảo bối thứ hai của Thánh Tản bắt đầu từ việc cứu được con rắn thần, là con trai Long Vương ở Động Đình. Sau khi xuống thăm Long cung Tản Viên đã được tặng quyển sách ước. Tản Viên từ đó dùng gậy thần và sách ước đi khắp nơi, lấy được công chúa Ngọc Hoa, chiến thắng Thủy Tinh, đánh quân Thục,…

Hiện nay ở các cung điện cũ của thần Tản Viên đều có nhắc đến 2 bảo vật gậy thần sách ước trên. Câu đối ở đền Và (Đông Cung) ở thôn Vân Già, Sơn Tây:

Tiên trượng ước thư truyền dật sử
Đông cung Tây trấn ngật linh từ.

Dịch:

Gậy thần sách ước dã sử truyền
Cung Đông trấn Tây đền linh tỏ.

Hay câu đối khác cùng một ý tại đền Và:

Thần vi chi linh, địa vi chi linh, diệc nhân sùng vi chi linh, ngật nhĩ Đông cung Tây trấn
Sơn đắc kỳ thuật, thủy đắc kỳ thuật, túc kim dục đắc kỳ thuật, diêu hô tiên trượng ước thư.

Dịch:

Thần linh thiêng, đất linh thiêng, vĩ nhân linh thiêng, Cung Đông trấn Tây cao ngất
Núi thành thuật, sông thành thuật, đạo đức thành thuật, gậy thần sách ước diệu kỳ.

Câu đối khác ở chính điện đền Tranh:

Tây Tản di truyền, trúc trượng anh linh phù quốc thịnh
Bắc cung hiển thuật, sách ước thiểm pháp độ dân an.

So sánh với chuyện vua Vũ trong thần thoại Trung Hoa:

“… Vũ đang đứng trên bờ quan sát sức mạnh của dòng nước thì thấy một ông già mặt trắng trẻo, mình cá, nhảy lên từ dòng sông … Ông già tự xưng là Hà Bá. Vị thần này cho Vũ một phiến đá to màu xanh… Đó chính là Hà Đồ”.

Rồi tiếp theo còn có chuyện Vũ gặp một con rắn thần ở trong hang, rắn dẫn Vũ tới gặp Phục Hy và Phục Hy trao cho Vũ một thanh Ngọc giản, có thể đo đạc được trời đất.

Có thể thấy chuyện Sơn Tinh được gậy thần sách ước và chuyện Đại Vũ được Hà đồ, Ngọc giản chỉ là một. “Ông già mặt trắng” có thể chính là Thái Bạch Thần Tinh. Thái Bạch = Thái Hạo (Hạo là sáng, bạch), cũng là tên khác của Phục Hy trong truyền thuyết. Phục Hy tương truyền có mình rắn. Phục Hy là người tìm ra Bát quái nên hoàn toàn có thể Phục Hy chính là Thái Bạch Tử Vi thần tướng. Phục Hy là vị thần chấn Đông nên cũng có thể là Long Vương Động Đình.

Theo truyện Dịch thì Phục Hy là người đã chép Hà đồ từ lưng con Long Mã (= con rồng, rắn thần). Còn vua Vũ vẽ Lạc Thư từ lưng con Thần Qui. Có thuyết khác lại cho rằng cả Hà đồ lẫn Lạc thư đều do Đại Vũ nghĩ ra. Dù thế nào thì rõ ràng phép thần của Tản Viên Sơn Thánh chính là Hà Lạc, được tiếp thụ từ tiền nhân và sáng tạo thêm trong quá trình trị thủy.

Nguồn: Bách Việt 18

Truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm vạn. Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy.

Theo sách Ai giao châu tự của Đường Tăng thì Đại vương núi này là Sơn Tinh, họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt lội cầu đảo để phòng tai trừ hoạn lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Thường thường, vào những ngày quang đãng như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng nói rằng đó là Sơn thần hiển hiện. Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: “Linh khí ở phương Nam không thể lường được, cái vượng khí đời nào hết được!”. Sự linh ứng đã hiển hiện ra như vậy đó.

Xưa kia, Đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua rìa núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng.

Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công, tương truyền rằng Đại Vương sơn tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thời vua Chu Noãn vương, Hùng Vương thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Vua có người con gái tên là Mỵ Nương (cháu 18 đời của Thần Nông), có sắc đẹp; Thục vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng lòng, muốn chọn rể hiền. Mấy hôm sau, bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở, ra vào trong đá không có gì trở ngại. Thủy Tinh lấy nước phun lên không biến thành mây mưa. Vua nói: “Hai vị đều có phép thần, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước, ta khắc gả cho”.

Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng bạc sơn cầm, dã thú… các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau, không thấy Mỵ Nương, cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra Hát Giang, vào sông Đà Giang để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở ngách sông Tiểu Tích Giang hướng về trước núi Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đánh trống gõ cối, hò reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết biến thành thây ba ba thuồng luồng trôi tắc cả khu sông. Hàng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám vẫn thường như vậy. Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa má thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Mỵ Nương.

Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy. Hàn Lâm học sĩ Nguyễn Sĩ Cố đời Trần đến phía Tây bái yết, có làm thơ rằng:

Sơn tự thiên cao thần tối linh, tâm quynh tài khấu dĩ văn thanh.
Mỵ Nương diệc hữu hiển linh thuật, thả vi thư sinh bảo thử hành.

Trích từ Tản Viên sơn truyện trong Lĩnh Nam chích quái

Câu chuyện về Cao Biền và Đức Tản Viên Sơn Thánh

Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm linh tích các nơi danh thắng mới mổ bụng mười bảy người, tất cả đều là con gái chưa chồng, bỏ ruột đi, lấy cỏ chi độn vào ruột, cho mặc áo xiêm để ngôi trên ghế ỷ, dùng trâu bò mà tế, nhằm lúc nào thấy cử động thời lấy gươm chém đi. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật ấy.

Cao Biền thường lấy thuật ấy trêu thần núi Tản Viên thì thấy Vương cỡi ngựa trắng đứng trên mây, khạc nhổ mà đi. Cao Biền than rằng “Linh khí Nam phương chưa thể trắc lượng được, vương khí đâu khá diệt được, uy linh hiển ứng là thế”

Đền thờ Đức Thánh Tản Viên

Đền Thờ Tản Viên (Ba Vì)

Đền nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, thờ Đức Thánh Tân Sơn Tinh – vị thần đứng đầu trong bốn vị thần “bất tử” của Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử) và hai người em thúc bả là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành nước Nam Việt, núi đứng cao thắng như hình một cái lọng nên đặt tên như vậy.

Den Tho Tan Vien

Đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/2008, Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền: đền Thượng, đền Trung, và đền Hạ.

Khu di tích đền Và (Sơn Tây)

Đền Và thuộc thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì – Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Phúc Thần trong Tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt.

Khu di tich den Va (Son Tay)

Đền tọa lạc trên một gò đất rộng, thấp hình con rùa đang duỗi bốn chân ngóng đầu xuống đầm Vân Mộng, hướng về phía mặt trời mọc. Theo truyền thuyết, đền Và là Hành cung của Tản Viên Sơn Thánh mỗi khi ngài đi tuần thủ, du ngoạn.

Đền được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.

Đền Tranh (Vĩnh Phúc)

Đền Tranh còn có tên gọi là đền Bắc Cung thượng ở xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc. Đền nằm trong tứ cung thờ Đức Thánh Tản Viên.

Den Tranh (Vinh Phuc)

Đền Tranh được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IV, thờ đức Thánh Tản Viên Sơn từ thời Hùng Vương dựng nước.

Hằng năm, vào các ngày Rằm tháng Giêng, ngày 6-2 và 6-8 (âm lịch), đền Tranh lại tưng bừng tổ chức lễ hội với hình thức diễn xướng, khai sắc nhắc lại công lao đức Thánh Tản Viên; tiến hành nghi lễ nông nghiệp như gieo hạt, làm đất, chăm bón… cầu mùa màng bội thu.

Trong lễ hội diễn ra nhiều trò chơi đu tiên, bơi thuyền, bắt vịt, lăn vòng, leo cây, vật, cờ tướng, thổi hiệu cốc quân… thu hút đông đảo nhân dân tham gia, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa vui tươi, lành mạnh và giáo dục truyền thống đoàn kết cho thế hệ trẻ.

Đền Thỉnh (Vĩnh Phúc)

Đền thờ đức thánh Tản Viên nên gọi là đền “Thánh”, gọi chệch đi là đền “Thỉnh” vậy. Đền Thánh còn gọi là đền “Bắc Cung” vì theo truyền thuyết dân gian, với công lao to lớn của Tản viên Sơn Thánh trong quá trình bảo vệ và ổn định đất nước Văn Lang thời vua Hùng Duệ Vương.

Den Thinh (Vinh Phuc)

Hàng năm lễ hội đền Thỉnh được diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Ngoài phần lễ còn có nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, thi cờ tướng, chọi gà, kéo co, đánh đu.

Đền Lăng Sương (Phú Thọ) – nơi sinh Đức Thánh Tân

Trong cuốn Ngọc phả ghi rõ, ngôi đền có tên là Lăng Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phủ Thọ chính là nơi đầu tiên thờ thánh Tản Viên. Đền Lăng Sương được xây dựng từ năm 1011, đời nhà Lý. Theo tài liệu còn được lưu giữ tại đây thì, đền được dựng lên trên nền đất cũ nơi thánh Sơn Tinh sinh ra và lớn lên.

Den Lang Suong (Phu Tho)

Các bản Chầu Văn Vua Cha Nhạc Phủ

Nhạc Phủ Thánh Đế Văn

Động sơn trang thượng ngàn thành phủ
Đức Tản Viên đấng chủ sơn lâm
Nổi cơn gió cuốn ầm ầm
Di sơn đảo hải cứu dân thoát nàn

Cõi Nam bang nhờ ơn đại thánh
Đất Sơn Tây, Tản Lĩnh ngất cao
Đôi bên tả hữu bộ tào
Tam thập lục động ra vào quản cai

Chốn sơn lâm muôn loài cầm thủ
Nhờ thánh ân Nhạc Phủ thần vương
Lại thêm bát bộ sơn trang
Dời non chuyển núi phép càng thần thông

Nay ngưỡng trông thành vương soi xét
Độ thanh đồng khắp hết gần xa
Độ cho khang thái của nhà
Cây tài nhánh lộc nở hoa bốn mùa

Khắp thôn bản gió mưa hòa thuận
Cõi lâm sơn ngàn mận ngàn mơ
Đinh non gió thổi phất phơ
Suối reo thác đổ tiếng tơ chạnh lòng

Chúng đệ tử một lòng thành kinh
Tiến văn trình thỉnh thánh giáng lâm
Chữ rằng thánh giảng lưu ân
Sơn trang lưu lộc thiên xuân thọ trường

Xem thêm: Chầu Văn Vua Cha Nhạc Phủ

Canh hoa trang

Nguồn tham khảo

  • http://honguyenvietnam.vn/news/lich-su-dong-ho-nguyen/duc-thanh-tan-vien-day-dan-cach-lam-an-va-sinh-song.id2.html
  • https://bahviet18.com/2012/12/08/long-mach-tan-vien/
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n_Tinh_%E2%80%93_Th%E1%BB%A7y_Tinh