Thần Phổ Tế và Nam Hải là hai vị thần được thờ ở đền Cổ Lương (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Hiện nay sự tích về hai vị thần này chưa rõ ràng, tuy nhiên trong đền hiện còn tấm bia “Cổ Lương hương đình ký” dựng năm Tự Đức thứ 3 (1879), văn do tiến sĩ Vũ Nhị (hiệu Đông Hầu, đốc học Hà Nội) soạn thảo, chữ Hán do Nguyễn Mặc Khanh viết, có đoạn như sau:
“Thôn Cổ Lương tiếp giáp mé sông Nhị Hà, dân cư là người làng Khúc Thủy, đền thờ hai vị chính thần là Phổ Tế và Nam Hải. Công lao sự nghiệp của thần trong tự điển có ghi chép rõ ràng. Nhưng ngôi đền lúc mới xây dựng thì lợp cỏ gianh đơn sơ. Hơn trăm năm dân cư ca mừng tụ họp ở đây mà đền thần vẫn còn như cũ… Khi đó vị lý trưởng họ Đào tên là Đằng mới tiếp nối ý cha để đứng ra hưng công xây lại đình mới, lợp ngói”.
Như vậy hai vị nam thần có từ trước năm 1797.
Đền Cổ Lương vốn là đền thờ hai vị nam thần Phổ Tế và Nam Hải có từ trước năm 1897 hàng thế kỷ. Ngoài thờ hai vị thần đến thời Nguyễn, dân làng bắt đầu rước tượng công chúa Liễu Hạnh về thờ làm thành hoàng thì trong đình xây điện thêm Mẫu. Sau này đền Cổ Lương đã trở thành một chỗ hầu đồng.
Ngày nay đình Cổ Lương và sân đình cũ đều đã bị lấn chiếm hết, chỉ còn lại ngôi đền trong khuôn viên chật hẹp. Tuy nhiên với kiến trúc còn nguyên vẹn cùng cảnh quan bên ngoài khả đẹp, lại nằm ngay trên phố Nguyễn Văn Siêu gần di tích Ô Quan Chưởng, đền Cổ Lương là một điểm dừng chân lý thú cho khách tham quan từ xa khi đến thủ đô Hà Nội.
Đền có quy mô khá nhỏ, gồm 3 gian tiền tế và một gian hậu cung nằm trong cùng. Kiến trúc điện đền được xây theo kiểu đơn giản tận dụng tối đa không gian. Có thể thấy được những đồ trang trí cùng họa tiết chạm khắc trong không gian thờ cúng đều thuộc kiến trúc nghệ thuật cuối thời nhà Nguyễn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Thần Phổ Tế và Nam Hải.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nam Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: