Sắc giới là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ sắc giới là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Sắc giới

Sắc giới là cõi giới thứ nhì trong Tam giới

1. Cõi giới chỉ hiện hữu gồm những thể chất thanh tịnh, không còn phiền não của cõi dục giới . Dù tham muốn đã được tiêu trừ, nhưng vẫn còn thân thể. Đây là cảnh giới của cõi trời Tứ thiền.

2. Đối tượng của nhãn căn. Là một trong 18 giới.

Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt

Sắc giới là miền của các đấng không còn ưa muốn, song còn hình thể, các đấng này đều đắc quả từ sơ thiền đến tứ thiền, chia thành 20 tầng trời: tứ thiền thiên chiếm 13 tầng, còn 7 tầng thuộc Tịnh phạm đîa Có 20 cõi: – Sơ thiền thiên: Phạm thân thiên, Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Đại phạm thiên. – Nhị thiền thiên: Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên – Tam thiền thiên: Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên – Tứ thiền thiên: Vô vân thiên, Phước sanh thiên, Quảng quả thiên. – Tịnh phạm thiên: Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên.

Từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông

Sac gioi la gi

Kim sắc giới là gì?

Kim sắc giới còn là tên gọi thế giới thanh tịnh của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Bộ Triều Dã Quần Tải 16 có đoạn rằng: “Phụng thỉnh kim sắc thế giới Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vi Yết Ma A Xà Lê (phụng thỉnh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi của thế giới có sắc màu hoàng kim làm Yết Ma A Xà Lê)”

Cõi trời sắc giới là gì?

Cõi trời sắc giới là tất cả chư thiên trong cõi trời sắc giới không có khứu giác và vị giác; họ không ăn uống, ngủ nghỉ hay dục vọng. Tuy nhiên, những ham muốn vẫn còn âm ỉ sâu kín bên trong, nên khi thọ mệnh nơi cõi trời vừa dứt là họ phải trở về cảnh giới thấp tùy theo nghiệp lực (chư thiên trong cảnh trời vô sắc cũng còn những dục vọng sâu kín nầy)

Ngũ sắc giới đạo là gì?

Ngũ sắc giới đạo là năm màu được dùng làm đường ranh giới khi vẽ Mạn đồ la để phân biệt các tầng lớp.

Theo Đại nhật kinh sớ quyển 6 thì đường ranh giới ở chính giữa và đường ranh giới của lớp thứ nhất phải đủ 5 màu, trước hết dùng màu trắng làm đường ranh giới chung quanh, rồi phía ngoài theo thứ tự dùng các màu đỏ, vàng, xanh và đen; đường ranh giới của lớp thứ 2 cũng theo thứ tự như trên, nhưng chỉ có 3 màu trắng, đỏ, vàng; đường ranh giới chung quanh lớp thứ 3 chỉ dùng 1 màu thuần trắng. Đường riềm phía ngoài chỗ hành đạo và cúng dường thì tùy ý vẽ thuần 1 màu, nhưng kinh Nhuy hi da quyển trung thì bảo chỉ dùng màu trắng. Về thứ tự sắp xếp 5 màu này có rất nhiều thuyết khác nhau, như kinh Đà la ni tập quyển 1 nói thứ tự là: Trắng, đỏ, xanh, vàng, đen.

Chư thuyết bất đồng kí quyển 2 nói: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Thông thường, trong các bức vẽ Mạn đồ la được lưu truyền trước nay, thì Mạn đồ la Kim cương giới theo thứ tự 5 màu: Trắng, xanh, vàng, đỏ, đen; còn Mạn đồ la Thai tạng giới thì theo thứ tự trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Ngoài ra, đường ranh giới cũng có 3 loại khác nhau: Đàn Thành tựu dùng chày 5 chĩa làm đường ranh giới, đàn Bí mật dùng chày kim cương chữ thập (..), còn đàn Đại bi thì dùng 5 màu.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Sắc giới là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Phật học Tinh tuyển
  • Từ điển Phật Quang
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.