Nhất niệm là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ nhất niệm là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Nhất niệm

Nhat niem la gi

1. Nhất niệm là Một Niệm, đơn vị thời gian cực ngắn, hoặc chỉ cho khoảng 1 cái nháy mắt, hay 1 khoảnh khắc vừa thành tựu 1 sự việc nào đó.

Về Nhất niệm, có nhiều thuyết khác nhau như:

Kinh Nhân vương bát nhã quyển thượng (Đại 8 , 826 thượng) nói: Chín mươi sát na là 1 niệm, trong khoảng 1 sát na có 900 lần niệm sinh diệt, cho đến tất cả các pháp cũng như thế.

Vãng sinh luận chú quyển thượng (Đại 40, 834 hạ) nói: Một trăm lẻ một lần sinh diệt gọi là 1 sát na, 60 sát na gọi là 1 niệm hoặc nói: Hai mươi niệm là 1 cái nháy mắt, 20 cái nháy mắt là 1 cái khảy móng tay. Tất cả đều chỉ cho thời gian cực ngắn. Ngoài ra, khoảng thời gian nảy ra 1 ý niệm, gọi là Nhất niệm khoảnh, hoặc Nhất phát ý khoảnh.

2. Nhất Niệm. (Phạm: Eka-citta). Một lần xưng niệm. Niệm có nghĩa là nhớ nghĩ, thông thường có các danh từ như: Tâm niệm, quán niệm, xưng niệm… Tông Tịnh độ giải nghĩa chữ Niệm là Xưng niệm, cho nên phối hợp 1 niệm với 1 danh hiệu Phật, rồi xưng niệm 1 danh hiệu Phật tức là 1 niệm.

Kinh Vô lượng thọ quyển hạ (Đại 12, 279 thượng) nói: Nếu ai được nghe danh hiệu của đức Phật A di đà, vui mừng hớn hở, cho đến dù chỉ 1 niệm (nãi chí nhất niệm), nên biết người ấy được lợi ích lớn, đầy đủ công đức vô thượng.

3. Nhất Niệm chỉ cho 1 tâm niệm trọn đủ 3.000 tính tướng do tông Thiên thai lập ra. Nghĩa là tâm đầy đủ tất cả, gọi là Nhất niệm.

4. Nhất Niệm. Nhất niệm tương ứng. Y cứ vào trí tuệ tương ứng với 1 sát na mà khai ngộ tức khắc, gọi là Nhất niệm tương ứng (1 niệm ứng hợp nhau). Luận Đại thừa khởi tín cho rằng Bản giác tương ứng với Thủy giác mà cái niệm vô niệm của lí và trí ngầm hợp nhau, tức là Nhất niệm.

5. Nhất niệm được dùng chung với các ngữ cú khác thì có: – Nhất niệm tín giải: Nghe qua Phật pháp 1 lần sinh lòng tin hiểu liền được khai ngộ, gọi là Nhất niệm tín giải.

– Hành chi nhất niệm: Niệm 1 danh hiệu Phật A di đà, gọi là Hành chi nhất niệm.

– Tín chi nhất niệm: Trong 1 sát na, sinh khởi tín tâm đối với đức Phật A di đà, gọi là Tín chi nhất niệm.

– Nhất niệm nghiệp thành: Cái sát na phát tín tâm ấy chính là nhân của sự quyết định vãng sinh, gọi là Nhất niệm nghiệp thành.

– Nhất niệm thập niệm: Bất luận niệm danh hiệu Phật A di đà 1 biến hay 10 biến đều là nhân vãng sinh Tịnh độ, gọi là Nhất niệm thập niệm. Ngoài ra, còn rất nhiều thành ngữ liên quan đến từ nhất niệm như: Nhất niệm bất sinh, Nhất niệm tùy hỷ…

Canh hoa trang

Ấm vọng nhất niệm là gì?

Ấm vọng nhất niệm Là cảnh thể của Quán môn thuộc tông Thiên thai. Chỉ cái vọng tâm trong một sát na mà người phàm phu khởi lên hàng ngày. Còn gọi là Giới nhĩ vọng tâm. Ấm vọng, là tiếng dịch mới của chữ uẩn, tức tâm này là thức uẩn trong năm uẩn, là tâm mê vọng; nhất niệm, là tâm của một sát na, cái tâm niệm rất là vi tế.

Chỉ tâm vô kí của thức thứ sáu. Ý chỉ tông Thiên thai bảo trong cái tâm một sát na hiện tiền, có đầy đủ ba nghìn các pháp, hàm chứa lí mầu nhiệm của ba đế viên dung, vì thế, nó được trở thành cái cảnh (đối tượng) để quán xét. Các pháp khác tuy không phải không có đủ lí mầu nhiệm ấy, nhưng vì người sơ tâm khó có thể trực tiếp lấy pháp thể viên dung vi diệu làm cảnh sở quán, nên không lựa chọn trong chúng sinh giới hoặc Phật giới, mà lấy ngay cái tâm một niệm hiện tiền của chính mình làm đối tượng để quán xét, vì nó gần gũi và dễ tu hơn.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu nhất niệm là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.