Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ

Nhung Khai Niem Co Ban Trong Tin Nguong Tu Phu

Chữ Đồng

Trong tín ngưỡng Tứ Phủ thì từ “Đồng” được nhắc đến rất nhiều, ví dụ như trong các thuật ngữ: lên đồng, hầu đồng, đồng thầy, thanh đồng, ốp đồng, đồng tân, đồng cựu … Vậy thì từ “Đồng” ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Trong Hán Nôm, từ “Đồng” được viết như sau:

Từ “Đồng” ở đây có ba ý nghĩa:

  • Ý nghĩa thứ nhất: Đứa nhỏ (vị thành niên).
  • Ý nghĩa thứ hai: Nô bộc, nô tì (như gia đồng – người đầy tớ trong nhà)
  • Ý nghĩa thứ ba: Họ Đồng

Trong ba ý nghĩa trên thì ý nghĩa thứ ba là không liên quan đến Tín Ngưỡng Tứ Phủ, chỉ có ý nghĩa thứ nhất và ý nghĩa thứ hai là có thể liên quan. Một số người cho rằng chữ “Đồng” ở đây mang ý nghĩa thứ nhất tức là đứa trẻ nhỏ và giải thích điều này dựa trên quan điểm như sau:

“Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi (từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển). Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng, quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.”

Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả thì chữ “Đồng” ở đây phải mang ý nghĩa thứ hai mới là chuẩn, tức là chữ “Đồng” = Nô tì, nô bộc = Người phụng sự, người làm việc, hầu cận cho một ai đó. Vậy thì ở đây “Đồng” làm việc cho ai, phụng sự ai và hầu cận ai? Đó chính là Phật Thánh, là các vị Thánh Mẫu và các vị thánh khác trong Công Đồng Tử Phủ. Nếu hiểu chữ “Đồng” theo ý nghĩa này thì các thuật ngữ khác sẽ trở lên dễ hiểu và sáng sủa hơn.

Canh hoa trang

Chữ Thanh Đồng

Chữ “Thanh” trong tiếng Hán viết là ihi và từ này có các ý nghĩa như sau:

  • (Tính từ) Trong, trải ngược với đục.
  • (Tính từ) Trong sạch, liêm khiết, cao khiết.
  • (Tính từ) Mặt.
  • (Tính từ) Lặng, vắng
  • (Tính từ) Rõ ràng, minh bạch.
  • (Tính từ) Xinh đẹp, tú mĩ.
  • (Tính từ) Yên ổn, thái bình.
  • (Phó từ) Suông, thuần, đơn thuần.
  • (Phó từ) Hết, xong, sạch trơn.
  • (Phó từ) Rõ ràng, minh bạch, kĩ lưỡng.
  • (Động từ) Làm cho sạch, làm cho ngay ngắn chỉnh tề.
  • (Động từ) Làm xong, hoàn tất.
  • (Động từ) Soát, kiểm kê.
  • (Danh từ) Không hư.
  • (Danh từ) Nhà Thanh.
  • (Danh từ) Họ Thanh.

Kết hợp với từ “Đồng” như đã nói ở trên, thì từ “Thanh” chỉ có thể là tính từ mang ý nghĩa là “trong sạch, liêm khiết, cao khiết”. Như vậy “Thanh Đồng” – có nghĩa là những người đảm bảo được hai yếu tố đó là:

  • Có nhiệm vụ thờ phụng, phụng sự phật thánh.
  • Và có sự trong sạch, liêm khiết, cao khiết trong tư cách, đạo đức và lối sống.
Canh hoa trang

Chữ Tân Đồng

Chữ “Tân” có ý nghĩa như sau:

  • (Tính từ)) Mới (chưa sử dụng).
  • (Tính từ) Mới (bắt đầu, vừa xuất hiện).
  • (Danh từ) Cái mới (người, sự, vật, tri thức).
  • (Danh từ) Tên của một triều đại bên Trung Hoa.
  • (Danh từ) Tên gọi tắt của tỉnh Tân Cương bên Trung Hoa.
  • (Danh từ) Họ Tân.
  • (Động từ) Sửa đổi, cải tiến, làm thay đổi.
  • (Phó từ) Vừa mới.

Kết hợp với chữ “Đồng” như đã nói ở trên thì chữ “Tân” phải ở vị trí tính từ và mang ý nghĩa là mới, như vậy “Tân Đồng” có nghĩa là những người mới bước vào tín ngưỡng thờ phụng, phụng sự hầu cận phật thánh trong nghi lễ hầu đồng.

Canh hoa trang

Chữ Cựu Đồng

Chữ “Cựu” có các ý nghĩa như sau:

  • (Tính từ) Cũ, xưa.
  • (Tính từ) Lâu.
  • (Danh từ) Bạn cũ.

Để kết hợp với chữ Đồng như đã nói ở phần trên thì chữ “Cựu” phải là một tính từ và như vậy nó có ý nghĩa là lâu. Như vậy “Cựu Đồng” là những người đã làm việc phụng sự hầu cận phật thành trong nghi lễ hầu đồng trong một thời gian lâu dài và đã có nhiều kinh nghiệm.

Canh hoa trang

Hầu Đồng

Lên Đồng hay còn gọi Hầu Đồng: để chỉ hành động làm việc, phụng sự, hầu các vị Thánh Tứ Phủ thông qua hình thức để các vị đó ốp vào và làm việc.

Canh hoa trang

Đồng Thầy

Đồng Thầy: là những người làm việc phụng sự hầu cận phật thánh trong nghi lễ hầu đồng, nhưng đồng thầy là bậc thầy so với những người khác, có trình độ và quyền hạn cao hơn những đồng thông thường.

Đồng Thầy là người có vị trí quan trọng nhất trong việc hành lễ của Tín ngưỡng Tứ Phủ. Đồng Thầy chính là hạt nhân, là người ở vị trí trung tâm để thực hiện các nghi lễ lên đồng, và thông qua nghi thức lên đồng đó để giải quyết những công việc liên quan đến tâm linh cho những người khác. Với vai trò quan trọng như vậy, đồng thầy bắt buộc phải là chủ của một điện thờ Tứ Phủ.

Trong các nghi lễ của Tứ Phủ thì hầu đồng là một nghi lễ trang trọng nhất, và trong số những người thực hiện nghi lễ đó thì Đồng Thầy chính là người quan trọng nhất, là người thường xuyên thực hiện các nghi lễ đó để giải quyết các công việc việc tâm linh cho những người khác.

Vậy một người như thế nào sẽ trở thành đồng thầy? Đầu tiên thì người đó phải là người có căn quả, được Phật Thánh ban cho những khả năng đặc biệt để có thể nắm bắt được những nguyên căn tâm linh, có khả năng soi xét về mặt tâm linh để dẫn đường chỉ lối và làm lễ cho người khác. Do vậy những người có căn cơ làm đồng thầy thì thường có những khả năng đặc biệt. Nhưng như vậy chưa đủ, muốn là đồng thầy thì cần phải có thêm điều kiện nữa là người đó phải ra trình đồng, được một đồng thầy khác sang khăn. Tiếp đó là cần phải có một cửa điện tại gia để đồng thầy có thể thực hiện các nghi lễ cho những người khác.

Dong Thay

Thủ Nhang

Thủ Nhang hay còn gọi là Thủ Nhang Đồng Đền là người đứng đầu và có quyền quản lý một Đền, Phủ hay Điện Thờ.
Thủ nhang có thể là chủ sở hữu nơi thờ tự, hoặc cũng có thể không. Trường hợp là điện thờ tư gia thì thủ nhưng cũng chính là chủ sở hữu của điện thờ đó. Trong trường hợp là Đền Phủ do nhà nước và cơ quan chức năng quản lý thì thủ nhang chỉ là người đại diện để quản lý Đền Phủ đó chứ không phải là chủ sở hữu.

Thủ nhang có thể là đồng thầy, hoặc cũng có thể không. Thông thường thì ở các cửa điện tư gia thì thủ nhang cũng chính là đồng thầy, và cũng là người đứng ra tổ chức làm lễ cho các con nhang đệ tử. Có một số trường hợp thì thủ nhang là pháp sư chứ không phải đồng thầy. Tuy nhiên có những cửa điện tư gia thì thủ nhưng lại chỉ là thanh đồng chứ không phải là đồng thầy, trong trường hợp này thì thủ nhang lập ra điện thờ để cầu tài lộc chứ không phải để hành nghề làm lễ thờ cúng như các đồng thầy, hoặc cũng có thể là cửa điện do cha ông để lại nhưng nay thanh đồng đó không tiếp tục hành nghề làm pháp sư hay đồng thầy, Có những trường hợp thì thủ nhang không phải là pháp sư, cũng không phải đồng thầy, hoặc thanh đồng. Đó là trường hợp thủ nhang là những người được đứng ra quân lý cho một ngôi đền hay phủ, đây không phải là điện thờ tư gia mà là những ngôi đền do chính quyền và các cơ quan chức năng quản lý. Hoặc cũng có trường hợp đó là do điện thờ tư gia của cha ông để lại, nhưng con cháu không hành nghề pháp sư, đồng thầy, mà cũng chưa ra trình đồng mở phủ.

Như vậy có rất nhiều hình thức khác nhau của thủ nhang, nhưng nói tóm lại thì thủ nhang là người đứng đầu và có vai trò quản lý đền phủ hay điện thờ đó.

Canh hoa trang

Chữ Căn

Trong tín ngưỡng Tứ Phủ có một khái niệm rất quen thuộc, đó là “Căn”. Vậy “Căn” có ý nghĩa gì? Theo từ điển Hán Việt thì “Căn” có nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Danh từ: rễ cây.
  • Danh từ: phần dưới, phần gốc của một vật thể nào đó (nha căn = chân răng)
  • Danh từ: nguồn gốc, nền tảng
  • Danh từ: phép tính căn trong toán học
  • Danh từ: là lượng từ dùng cho nhưng vật dài như khúc, sợi, que, v.v…
  • Danh từ: họ Căn
  • Động từ: trồng sâu, ăn sâu vào
  • Phó từ: triệt để, tận cùng

Chúng ta hay nói một ai đó có căn Quan Đệ Tam, có căn Ông Hoàng Bẩy, có căn Ông Hoàng Mười, có căn Cô Chín, v.v… Vậy từ Căn mang ý nghĩa nào là đúng nhất trong các ý nghĩa trên? Chắc chắn từ Căn không thể là động từ hay phó từ trong hoàn cảnh này, mà phải là danh từ. Trong các danh từ thì “rễ cây”, hay “phần dưới của một vật”, “phép tính căn trong toán học”, “lượng từ”, hay “họ Căn” rõ ràng không có sự liên quan đến Tín ngưỡng Tứ Phủ, vậy chỉ còn ý nghĩa “nguồn gốc nền tảng” là đúng trong trường hợp này.

Vậy nói một ai đó có “căn Ông Hoàng Mười” có ý nghĩa gì?

Điều đó trước hết có nghĩa người đó có bản chất, có tính cách, có tố chất, v.v… giống như Ông Hoàng Mười. Sau đó điều này còn có ý nghĩa những ai có căn Ông Hoàng Mười thì phải biết thờ phụng, đảo cầu đến ông, vì ông chính là vị thánh gần gũi và có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến người đó. Cũng theo quan điểm của Tín Ngưỡng Tứ Phủ, những ai có căn Ông Hoàng Mười sau khi từ dã cõi trần sẽ trở về như là một phần của ông Hoàng Mười và sẽ đi theo phụng sự ông Hoàng Mười. Khái niệm này cũng mở rộng cho tất cả các vị thánh khác.

Chính vì vậy, một người khi đã có “Căn” của một vị Thánh nào đó, đồng nghĩa với việc người đó phải có trách nhiệm nhất định trong việc thờ tự vị Thánh đó cũng như thờ phụng chung Công Đồng Tứ Phủ. Đó vừa là nghĩa vụ, nhưng đồng thời cũng là quyền lợi.

Nói cách khác không phải cứ ai muốn theo hầu Tứ Phủ đều được, mà phải có nhân có duyên, có căn có số thì mới được hầu. Ngược lại, nếu một ai đó có căn có số phải thờ tự rồi mà lại trốn tránh trách nhiệm thì cuộc sống sẽ có nhiều trắc trở vì người đó chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Đi đôi với nghĩa vụ là quyền lợi, những người có căn số mà biết cách thờ tự sẽ có cuộc sống thuận lợi hơn, ít phải gặp những trắc trở hơn trong cuộc sống.

Tham khảo: Người có căn là gì và có những cấp độ nào ?

Canh hoa trang

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Hoa sen