Trấn Vũ là tên gọi tại Việt Nam của thần Chân Vũ, người Việt còn gọi là Trấn Võ, là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Vị thần này tượng trưng cho sao Bắc cực, và là một vị thần lớn của Đạo giáo thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy thần hay hải thần. Theo hầu Chân Vũ là hai tướng Quy, Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh, và Ngũ long thần tướng.
Theo tín ngưỡng dân gian người Trung Quốc, tất cả vì sao đều di chuyển vị trí, riêng sao Bắc Cực là bất động, do đó được xem là ngôi sao tôn quý nhất. Do đó, họ đã thần thánh hóa ngôi sao này với chức vị “Bắc Đẩu Tinh quân”, do một vị thần “Huyền Thiên Thượng Đế” trấn giữ.
Truyền thuyết về thần Huyền Vũ xuất hiện vào khoảng đời nhà Tuỳ ở Trung Quốc, tương ứng với khi Đạo giáo phát triển hệ thống thần điện của mình. Đến khoảng năm Nguyên Phong đời Tống thì đổi thành Chân Vũ, và tên này được giữ nguyên tại Trung Quốc, Đài Loan cho đến nay.
Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp trần thế, đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu. Có thuyết khác thì nói đó là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Vị Thái tử khi sinh ra đã không muốn nối nghiệp làm vua, mà quyết tâm đi tu. Được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ, Thái tử vào núi Vũ Đương tu hành, khi đạt được thần thông thì rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc trừ yêu ma quỷ quái giúp dân. Không ngờ gan và ruột của thần biến thành yêu quái Rùa và Rắn làm hại dân quanh núi. Thần quay về thu phục hai yêu quái, trở thành hai vị tướng dưới trướng. Ngoài ra thần còn có năm vị tướng là năm con rồng đi theo. Thần được Ngọc Hoàng Thượng để giao cho trấn giữ phương Bắc.
Thánh Chân Vũ còn có rất nhiều danh xưng khác nhau như:
Khi sang Việt Nam, thần được gọi là Trấn Vũ, được dân gian hóa thành vị thần giúp An Dương Vương trừ gà tinh, diệt cáo thành tinh ở hồ Tây. Thần được thờ ở nhiều nơi. Ở cố đô Hoa Lư còn có thần Thiên Tôn với sự tích gần giống thần Trấn Vũ nhưng đã được địa phương hóa trở thành một vị thần gắn với vùng đất này, được coi là vị thần trấn động Hoa Lư tử trấn và hiện có 7 nơi thờ thần ở quanh thành phố Ninh Bình.
Đền Quán Thánh hay còn được biết với cái tên Đền Trấn Vũ là một trong bốn Thăng Long Tứ Trấn xưa kia. Đền được xây dựng vào thời nhà Lý, trong đền có tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ một trong bốn vị thần được lập đền thờ trong bốn trấn của kinh thành Thăng Long xưa
Pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ nằm trong đền Quán Thánh được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông. Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn, tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản hiền hậu, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đền Sái tọa lạc trên núi Sái, ngọn núi lớn nhất trong bảy ngọn núi thiêng Thất Diệu Sơn, dân gian truyền rằng phong thủy của núi Sái được gọi là “Quy Xà hợp hình”. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, cũng là nơi có lễ hội rước vua quy mô độc đáo.
Đền ở làng Nhội (Đông Anh, Hà Nội) vốn có lịch sử lâu đời. Trong đền còn lưu giữ được nhiều di vật, đồ thờ nhưng đặc biệt có cây hương đá (1701) và những viên gạch lát vân rồng thời Lê. Hậu cung có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là tượng thổ nhưng rất to lớn bề thế, ở thế ngồi tĩnh tại, dưới chân để có chạm hình Quy – Xà tạo nên vẻ linh thiêng.
Chùa Quán Huyền Thiên vốn là một nơi tu hành của đạo Lão, rồi chuyển thành chùa từ cuối thời Lê. Tương truyền quán Huyền Thiên được lập từ thời Lý và sớm nổi tiếng là một trong “Thăng Long Tử quán” của đạo Lão (ba quân kia gồm: — Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên; — Chân Vũ quán, tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh; — Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành).
Cuối thời Lê, đạo Lão suy tàn, quán chuyển thành chùa. Công trình được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và định hình kiến trúc từ cuối thời Nguyễn trên địa phận thôn Huyền Thiên, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tại đây có hai dịp lễ lớn vào ngày 3/3 và 9/9 âm lịch hàng năm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Huyền Thiên Trấn Vũ.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
Xin trân trọng cám ơn!
Tham khảo thêm
Xem thêm thần tích Hệ Thống Nam Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ: