Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Vô vi là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Vô vi có nghĩa tồn tại không phải được sinh thành từ nguyên nhân hay nhân duyên, là chân thực tại của thường trú tuyệt đối mang tính siêu thời gian vốn vượt qua khỏi sự thành lập hay hoại diệt, và tách ly khỏi mối quan hệ nhân quả. Đây là ngôn từ dùng để chỉ cái tuyệt đối vô hạn định mà rời xa khỏi hiện tượng, cho nên nó còn được dùng làm tên gọi khác của Niết Bàn.
Trong Câu Xá Luận có nêu ra 3 loại vô vi là Hư Không, Trạch Diệt và Phi Trạch Diệt.
Trong Du Già Sư Địa Luận thì đưa ra 8 loại khác là Hư Không, Phi Trạch Diệt, Trạch Diệt, Thiện, Bất Thiện, Vô Ký Pháp, Chơn Như, Bất Động Tưởng Thọ Diệt.
Theo Lão Trang thì nó có nghĩa là cứ y theo tự nhiên như vậy, không làm gì cả. Còn trường hợp trong Thiền Tông khi dùng từ nầy không có nghĩa là không làm gì cả, mà hết thảy các hành vi đều tự do, tự tại, không trở ngại, giống như cá lội trong nước, chim bay trên không, chẳng lưu lại vết tích nào.
Trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia Huyền Giác (675-713) có đoạn rằng: “Quân bất kiến, tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, bất trừ vọng tưởng bất cầu chân (Bạn có thấy chăng, người nhàn đạo vô vi chẳng còn học gì nữa thì chẳng trừ bỏ vọng tưởng mà cũng không tìm cầu cái chân thật).”
Thiền Sư Pháp Thuận có bài thơ rằng: “Quốc tộ như đằng lạc, nam thiên lí thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh (vận nước như dây quấn, trời nam trọn thái bình, vô vi nơi điện gác, chốn chốn hết đao binh)”.
Phật học Tinh tuyển
Pháp vô vi là pháp không có hình tướng, số lượng, chẳng thể suy lường và dùng lời nói diễn tả được.
Ngữ vựng Danh từ Thiền học
Ba pháp vô vi chỉ ba nhận thức chân thật về thực tại, bao gồm:
1. Trạch diệt vô vi hay Sổ diệt vô vi, do năng lực trí huệ phân biệt giản trạch tất cả các pháp hữu vi mà đạt đến Diệt đế, thể của tịch diệt tức là Niết-bàn, nên gọi là Trạch diệt vô vi
2. Phi trạch diệt vô vi hay Phi sổ diệt vô vi, Phi trí duyên diệt vô vi, quán chiếu tất cả các pháp hữu vi do nhân duyên mà có, không dùng đến trí huệ phân biệt giản trạch, chỉ y theo lý nhân duyên, nhân duyên diệt thì tất cả các pháp hữu vi đều diệt, đạt đến chỗ thực thể hiển bày, các tướng hữu vi đều tịch diệt, nên gọi là Phi trạch diệt vô vi
3. Hư không vô vi là vượt ngoài cả hai pháp vô vi nói trên, lấy vô ngại làm thể tánh, vốn không bị ngăn ngại cũng không ngăn ngại pháp khác; thể tánh vô vi này đầy khắp như hư không của thế gian nên gọi là Hư không vô vi. Ba vô vi này thuộc về pháp Tiểu thừa, được đề cập trong Câu-xá luận (quyển 1), Thành Duy thức luận (quyển 2), Đại Tỳ-bà-sa luận (quyển 32), Nhập A-tỳ-đạt-ma luận (quyển hạ), vốn không đồng nhất với những điều Phật giảng về Niết-bàn trong kinh này.
Rộng mở tâm hồn
Bất động vô vi là Không còn thô động bởi khổ lạc. Lìa ý tưởng ở cõi đệ tam thiền thuộc Sắc giới, nhập cõi Tứ thiền, nơi thụ tưởng khổ lạc đều tiêu sạch, chỉ còn ý niệm xả thụ khổ lạc.
Theo Duy Thức tông thì đây một trong sáu Vô vi pháp. Là chân tế, xa lìa được thô động của khổ lạc.
Từ điển Đạo uyển
Chân như vô vi là một trong sáu vô vi của tông Pháp tướng. Là lí thể chân thực như thường do quán xét Nhân, Pháp cả hai đều không mà hiển hiện. Cứ theo Đại thừa bách pháp minh môn luận sớ quyển hạ chép, thì pháp tính xưa nay vốn thường vắng lặng, không biến động đổi dời, gọi là chân như. Loại chân như này tức chỉ cho chân tính Duy thức của tông Pháp tướng.
Từ điển Phật Quang
Chín pháp vô vi
Theo Hóa Địa Bộ, có chín pháp vô vi hay chín pháp giúp hành giả tự tại không bị biến thiên vì bốn tướng
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Vô vi là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu: