Văn khấn ông Công ông Táo 2025: Bài cúng chuẩn, cách cúng và lễ vật chi tiết
Văn khấn ông Công ông Táo 2025 đầy đủ và chuẩn nhất. Hướng dẫn cách cúng, chọn giờ đẹp, chuẩn bị mâm lễ và những điều kiêng kỵ trong ngày 23 tháng Chạp.
Mục Lục Bài Viết
Bài văn khấn ông Công ông Táo 2025
Bạn hãy điền đầy đủ thông tin và lựa chọn bài văn khấn phù hợp:
Nhập thông tin
Lưu ý khi in và đọc văn khấn trên giấy:
- Giữ giấy sạch sẽ, không gấp nát hay đặt ở những nơi không trang trọng.
- Đọc với tâm thành kính, không đọc qua loa hay vội vàng.
- Sau khi cúng, có thể hóa giấy khấn cùng với vàng mã hoặc gấp gọn lại cất đi để tái sử dụng nếu cần.
- Có thể đọc từ điện thoại nhưng nên để chế độ máy bay để tránh bị gián đoạn trong lúc khấn.
Mẫu văn văn khấn ông Công ông Táo
Dưới đây là các bài văn khấn phổ biến và đầy đủ được chúng tôi sưu tầm và biên soạn để gửi đến các bạn tham khảo:
Bài văn khấn đầy đủ nhất
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là ….
Ngụ tại: ….
Hôm nay Ngày …tháng chạp năm Giáp Thìn , tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm , các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bài Văn khấn ông Công ông Táo cổ truyền Việt Nam
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Theo: Sách Văn khấn cổ truyền của người Việt ( Đại đức Thích Nguyên Mãn – NXB Lao Động)
Văn khấn Nôm ông Công ông Táo truyền thống
Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Giáp Thìn.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Theo: Sách văn khấn nôm truyền thống (Thượng tạo Thích Viên Thành – NXB Thanh Hóa)
Sớ khấn ông Táo ngày 23 tháng chạp
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân
Chúng con là:….Ngụ tại :…. Nhân ngày 23 tháng Chạp, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, vật phẩm, xiêm, hài, áo, mũ, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị Chủ, Ngũ tự gia Thần, Soi xét lòng trần, Táo Quân chứng Giám.
Trong năm sai phạm, Các tội lỗi lầm, Cúi xin tôn Thần gia ân châm chước, ban Lộc ban Phước, phù hộ toàn gia, Gái trai , trẻ già an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Bái thỉnh cửu thiên đông trù, ti mệnh táo quân. Nhất gia chi chủ, ngũ tự chi thần. Từ hậu thiệt ư, bắc đẩu chi trung.
Sát thiện ác ư, đông trù chi nội
Tứ phúc xá tội, di hung hóa cát
An trấn âm dương, bảo hữu gia đình
Họa tai tất diệt, hà phúc tất tăng
Hữu cầu tất ứng, vô cảm bất thông
Đại bi đại nguyện . Đại thánh đại từ
Cửu thiên đông trù . Ti mệnh lô vương
Nguyên hoàng định quốc . Hộ trạch thiên tôn
Cấp cấp như luật lệnh
Theo văn khấn cố truyền việt nam (Thượng tọa thích thanh Duệ – NXB Văn Hóa Thông Tin
Ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống quan trọng của người Việt, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là dịp để tiễn Táo Quân lên chầu trời, báo cáo công việc gia đình trong suốt một năm qua.
Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là ba vị thần cai quản bếp núc, bảo vệ gia đình và mang lại sự ấm no, hạnh phúc. Việc thực hiện nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi.
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2025
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 nên được tiến hành trong khoảng ngày 22 hoặc 23 tháng Chạp âm lịch, tùy theo điều kiện gia đình. Dưới đây là một số khung giờ đẹp:
- Ngày 22 tháng Chạp (21/01/2025 dương lịch):
- Giờ Thìn (7h – 9h) – Đại cát
- Giờ Tỵ (9h – 11h) – Tốt
- Ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch):
- Giờ Mão (5h – 7h) – Rất tốt
- Giờ Ngọ (11h – 13h) – Tốt
- Giờ Mùi (13h – 15h) – Trung bình
Xem thêm: Cúng ông Công ông Táo năm 2025 ngày nào đẹp?
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Tùy theo từng vùng miền, mâm cúng ông Công ông Táo có thể có sự khác biệt. Dưới đây là những lễ vật cơ bản:
- Cá chép sống (thả ra sông hoặc hồ sau khi cúng) hoặc cá chép giấy.
- Bộ mũ áo, hia Táo Quân (3 bộ cho 3 vị thần, gồm 2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà).
- Hương, hoa, đèn nến.
- Mâm cỗ mặn: Gồm gà luộc, xôi, giò chả, bánh chưng, chả nem…
- Mâm cỗ chay: Nếu gia đình ăn chay, có thể chuẩn bị chè, xôi, bánh trái.
- Trầu cau, rượu, trà, bánh kẹo.
- Tiền vàng mã để hóa sau khi cúng.
Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
Các cụ xưa quan niệm rằng, sau 12h trưa, ông Công ông Táo đã lên trời, nếu cúng muộn sẽ không kịp dâng sớ.
Bàn thờ Táo Quân nên đặt ở bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng, không đặt dưới bếp vì không trang trọng.
Không dùng tiền giả, tiền thật để cúng. Chỉ nên dùng vàng mã truyền thống, không đốt tiền thật vì lãng phí.
Câu hỏi thường gặp khi khấn ông Công ông Táo
Không bắt buộc phải đọc to khi khấn ông Công ông Táo. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, khi đọc khấn cần thể hiện sự thành tâm. Bạn có thể đọc thành tiếng nhẹ nhàng hoặc đọc nhẩm trong lòng, miễn là tập trung và giữ thái độ trang nghiêm.
Có thể in bài khấn ra giấy và đọc khi cúng ông Công ông Táo. Đây là cách phổ biến mà nhiều người áp dụng, đặc biệt là những ai chưa thuộc bài văn khấn. Việc này không ảnh hưởng đến sự linh thiêng của nghi lễ, miễn là người khấn thể hiện sự chân thành và trang nghiêm.
Việc hóa vàng sau khi cúng ông Công ông Táo không bắt buộc, nhưng theo phong tục truyền thống, nhiều gia đình vẫn thực hiện để tiễn Táo Quân lên trời một cách trọn vẹn.
Lễ cúng ông Công ông Táo là một phong tục quan trọng giúp tiễn các vị thần lên trời báo cáo và cầu mong một năm mới an lành. Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chọn giờ đẹp và đọc đúng bài văn khấn sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn khấn bao sái bàn thờ
- Bài cúng tất niên cuối năm
- Văn khấn giao thừa trong nhà
- Văn khấn giao thừa ngoài trời
- Văn khấn mùng 1 tết
- Văn khấn mùng 2 tết
- Văn khấn hóa vàng