Trần cảnh là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ trần cảnh là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ trần cảnh

Trần cảnh chỉ đối tượng của tâm là Lục Trần, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; do đó, thế giới hiện thực được gọi là trần cảnh.

Trong bài thơ Ký Vệ Minh Phủ của Tư Không Thự (khoảng 720-790) nhà Đường có câu: “Thúy trúc hoàng hoa giai Phật tánh, mạc giáo trần cảnh ngộ tương xâm (trúc biếc hoa vàng đều Phật tánh, chớ bảo trần cảnh mê lầm nhau).” Hay trong Tông Kính Lục quyển 29 lại có đoạn: “Nhược minh Phật tri kiến, khai ngộ bản tâm, cánh hữu hà trần cảnh nhi năng chướng ngại hồ (nếu rõ tri kiến Phật, khai ngộ bản tâm, lại có trần cảnh nào có thể làm chướng ngại được chứ ?).” Hoặc trong Cao Lệ Quốc Phổ Chiếu Thiền Sư Tu Tâm Quyết cũng có đoạn: “Chư pháp như mộng, diệc như huyễn hóa, cố vọng niệm bổn tịch, trần cảnh bổn không (các pháp như mộng, cũng như huyễn hóa, nên vọng niệm vốn vắng lặng, trần cảnh vốn không).”

Khứ lai tha quốc trần cảnh là gì?

Khứ lai tha quốc trần cảnh là tiếng dùng trong Thiền lâm. Lìa bỏ quê hương cũ của mình mà lưu lạc nơi các phương khác. Trong Thiền lâm, dùng nhóm từ này để chỉ cho những người bỏ tự tâm để tìm cầu Phật bên ngoài.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Trần cảnh là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật học Tinh tuyển và Từ điển Phật Quang.