Tông môn là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ tông môn là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Tông môn

Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc

Theo Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc thì tông môn có các nghĩa là

1. Tên của một tông phái

2. Tiếng dùng để gọi Thiền tông hay tông phái tu tập bằng trực giác, trong khi các tông phái khác được gọi là Giáo Môn hay những tông phái tu bằng giáo điển được ghi lại

Canh hoa trang

Từ điển Phật Quang

Tông môn chỉ cửa ra vào của giáo chỉ được tôn sùng. Từ đời Tống về sau, từ Tông môn được dùng để chỉ cho Thiền tông, còn các tông khác thì được gọi là Giáo tông. Các vị Thiền tăng soạn sách phần nhiều đặt 2 chữ Tông môn ở đầu, như Tông môn thập qui luận của ngài Pháp nhãn Văn ích, Đại tuệ tông môn vũ khố của ngài Đạo khiêm, Tông môn thống yếu của ngài Tông vĩnh, Tông môn hoặc vấn của ngài Viên trừng…

Tổ đình sự uyển quyển 8 nói: Tông môn nghĩa là Tam học đều y cứ vào môn này nên gọi là Tông môn. Khảo tín lục quyển 4 của ngài Huyền trí, người Nhật bản, cho rằng danh từ Tông môn có xuất xứ từ Thiền lâm, y cứ vào câu Phật nói tâm là tông, vô môn là pháp môn nói trong kinh Lăng già mà lập Phật tâm tông và tự xưng là Tông môn. Tông môn, có khi gọi là Tông thừa, hoặc gọi tắt là Tông, tuy nhiên, danh xưng này không phải chỉ để gọi Thiền tông, mà trong Thiên thai có Kinh bộ tông, Tát bà đa tông, ngoài ra cũng có các danh mục như Chân tông, Viên tông…

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Tông môn là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc
  • Từ điển Phật Quang