Tổ tiên là một khái niệm sử dụng để chỉ các cá nhân có mối quan hệ huyết thống chung, nhưng họ đã qua đời, ví dụ như ông bà, cha mẹ, cụ, kỵ… Những người này đã đóng góp quan trọng bằng việc sinh ra và nuôi dưỡng thế hệ hiện tại, có ảnh hưởng to lớn đến cả khía cạnh vật chất và tinh thần trong cuộc sống của những người đang tồn tại.
Trong quá trình tiến hóa của lịch sử, khái niệm tổ tiên đã trải qua sự biến đổi và phát triển. Nó không còn giới hạn chỉ trong phạm vi huyết thống như gia đình hay họ tộc, mà đã mở rộng ra đến cấp độ cộng đồng và xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia và dân tộc thường liên quan đến những người có công trong việc xây dựng và bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Những người này thường được tôn vinh là anh hùng và danh nhân, khi còn sống họ được kính trọng và khi qua đời, họ được tưởng nhớ và thờ phụng trong các lễ nghi tôn giáo. Ở Việt Nam, họ có thể là tổ sư trong các nghề nghiệp, những người góp phần xây dựng làng xóm, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa có đóng góp lớn trong lịch sử và văn hóa của đất nước.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, gắn liền với tập tục văn hoá, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi con người, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội.
Dân Việt Nam rất trọng lễ, và trọng lễ thì âu nghĩa giữ phần quan trọng.
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiểu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình.
Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo những lời dạy bảo của các Người, phải lựa ý chiều chuộng các Người, phải ăn ở sao để cho các Người được hài lòng.
Khi các Người trăm tuổi, ngoài việc lo ma chạy chôn cất, con cháu phải thờ cúng các Người, cũng như thờ cúng tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ Tết. Người Việt Nam ngoài tôn giáo của mình thường có thờ cúng tổ tiên, kể cả những người theo Thiên chúa giáo.
Thực ra thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo. do đó không thể gọi là Đạo giáo, vì một đạo phái phải có giáo chủ và giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ cúng tổ tiên do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất mà thôi.
Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết:
“Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa của người.”
Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sóng sâu, thì con người ta phải có tổ tiên mới có thể có mình được. Bỏ tổ tiên không thờ cúng tức là quên nguồn gốc, huống chi ông bà là những người đã sinh dưỡng cha mẹ và cha mẹ là những người đã sinh dưỡng mình.
Những người theo Thiên Chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ cúng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất, và việc không có bàn thờ tổ tiên chỉ là việc chuyển đổi bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa, như vậy nghĩa là vẫn có sự thờ cúng tổ tiên quan bàn thờ Chúa. Kể từ năm 1968, họ được Tòa Thánh Vatican cho phép thiết lập bà thờ tổ tiên như mọi gia đình Việt Nam khác.
Trong quan niệm dân gian Việt Nam, qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh.
Đối với người Việt Nam cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn hằng lui tới gia đình. Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt.
Tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc “SỐNG” ở cõi âm như cuộc của người trên dương thế, nói khác đi, người chết cũng cần ăn, uống. tiêu pha, nhà ở như người sống.
Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết, và việc thờ cúng tổ tiên không thể không ngờ được.
Tục lại còn tin rằng vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong từng trường hợp cần thiết.
Sự tin tưởng vào vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên giường thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta sợ làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình và mang tội bất hiếu.
Quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với giới vô hình qua mọi việc cầu cúng lễ bái.
Theo Phan Kế Bính, mỗi tuần tiết học hoặc ngày kỵ đều có thể làm lễ cáo gia tiên, hoặc mùa có của mới, gạo mới hoặc khi có việc hiếu hỉ.
Nhất nhất mỗi biến cố xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ giúp đỡ.
Nhà nuôi được lứa lợn lớn, đem bán xong, gia chủ cũng có cái lễ mọn gồm trầu cau vàng rượu hoa quả để cáo gia tiên. Đây cũng là một cách lễ tạ ơn vì gia tiên đã phù hộ cho lứa lợn nuôi được trót lọt.
Nửa đêm, con trẻ trong nhà bất thần trở mình đau sốt, gia chủ lập tức khấn vái gia tiên để xin phù hộ cho đứa trẻ được tốt lành tai qua nạn khỏi. Lúc này, đêm hôm nếu có trầu cau càng tốt, bằng không chỉ cần chén nước lạnh với lòng thành thắp hương khấn vái trên giường thờ là đủ.
Người đi buôn gặp dịp buôn may bán đắt, không bao giờ quên lễ tạ gia tiên, cũng như lúc bắt đầu bỏ vốn ra buôn bán, đã có sự cầu khấn cúng lễ trước.
Mỗi khi có mùa hoa quả mới, trước khi mua ăn con cháu bao giờ cũng nghĩ đến việc mua thắp hương cúng vái các cụ, cũng như một năm hai vụ cơm mới, con cháu cũng đều có sa lễ cúng vái tổ tiên.
Nếu trong vườn nhà có một cây ăn quả, những quả chín đầu tiên phải được hải thắp hương các cụ.
Đấy chỉ là những việc nhỏ được kể ra, còn những biến cố quan trọng khác của gia đình, gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên.
Những biến cố trên là những biến cố vui mừng, con cháu trình báo tổ tiên rõ để tổ tiên chia xẻ cái mừng với con cháu, và cũng nhiều khi là dịp con cháu tạ ơn tổ tiên đã phù hộ độ trì cho mình cầu mong được nên. Tùy từng trường hợp, việc cáo gia tiên, gia chủ chỉ cần sắm cái lễ nhỏ, đĩa xôi nải chuối, ly rượu, trầu cau, hoa quả, chén nước là đủ, hoặc có khi là cỗ bàn cúng mặn. Lễ vật không đáng kể, điều quan trọng là tấm lòng thành của con cháu.
Trước cũng sau ăn, lễ bái có mất đi đâu bao giờ, con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái là tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ, ắt vong hồn cũng vui mừng.
Những biến cố xảy ra cho gia đình, con cháu cũng trình khấn lên tổ tiên hay:
Cáo với gia tiên những biến cố buồn, con cháu trình để cụ kỵ rõ mọi việc xảy ra, và đôi khi còn cầu xin các cụ phù hộ cho được qua khỏi mọi sự không may.
Ngoài những biến cố xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cáo gia tiên kêu cầu khăn vải:
Tóm lại, tâm lý của nhiều người Việt Nam tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và ở sự hiện diện của tổ tiên quanh mình nên bất cứ mọi việc to nhỏ gì xảy ra liên quan tới gia đình, con cháu đều cáo gia tiên.
Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng. Gia trưởng làm chủ mọi lễ nghi trong gia đình.
Mỗi lần cúng lễ đều có đồ lễ.
Đồ lễ thường gồm trầu, rượu, hoa quả, vàng hương, và nước lạnh, nhưng trong trường hợp bất thần đêm hôm, đồ lễ có thể giảm tỉnh xuống mức tối thiểu và chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ.
Ngoài những đồ lễ tối thiểu trên, tùy theo các gia chủ giàu nghèo và tùy những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm nhiều thứ khác như xôi chè, oản chuối hoặc cỗ mặn, có khi thêm đồ mã.
Sau khi đổ lễ đã được đặt trên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên bình hương, rồi đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái và khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ rưỡi. Bàn thờ lúc đó phải có thắp đèn hoặc nến.
Cũng có nhà có đỉnh trầm. Đỉnh trầm được đốt trước, khi cúng, gia trưởng chi việc khấn vai thôi.
Hương thắp trên ban thờ, bao giờ cung thắp theo số lẻ một, ba, năm, bảy vì số lẻ thuộc âm.
Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, các người khác trong gia đình, ngoại trừ các trẻ nhỏ cũng lần lượt tới lễ trước ban thờ bốn lễ rưỡi. Thường thường chỉ người vợ gia chủ và một vài người trong nhà lễ là đủ, chỉ trong những ngày giỗ, mọi người trong gia đình mới cần lễ đủ.
Ngày nay, tại các đô thị, người ta lấy vái thay lễ. Trước khi khấn người ta vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn nữa thay cho bốn lễ ruỡi.
Sau khi mọi người đã lễ vái xong, người ta chờ cho tàn một tuần hương tức là những nén hương thắp lên cháy gần hết, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ. Gia trưởng sẽ thắp thêm mấy nén hương nữa. Lễ tạ xong, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hóa, nghĩa là đem đốt đi. Lúc hóa vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vào đống tàn vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người khuất mới nhận được số vàng người sống cúng và đồ vàng mã trên mới biến thành tiền thật, đồ đạc dưới cõi âm.
Và cũng sau khi lễ tạ, đồ lễ có thể được hạ xuống.
Thường việc lễ tạ chỉ do một mình gia trưởng đảm nhiệm, nhưng trong những gia đình cẩn thận, ngoài gia trưởng ra, những người khác cúng lễ tạ.
Lễ tạ nghĩa là lễ tạ ơn gia tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã hưởng những lễ của con cháu dâng lên. Con cháu cần phải lễ tạ, vì với việc cáo gia tiên, gia tiên đã phải về nhận lễ, tức là con cháu đã làm phiền gia tiên phải bỏ những việc khác để về chứng kiến việc cúng lễ này.
Tại sao lại chờ hết một tuần hương mới lễ tạ? Tục ta tin rằng, trong lúc tuần hương đang cháy là tổ tiên đang hưởng lễ con cháu dạng lên. Trong lúc này, chiếc y môn trên bàn thờ được buông xuống, khi lễ tạ xong, y môn lại được kéo lên.
Y môn thường chỉ buông xuống khi nào trong việc cáo gia tiên có cúng mặn. Buông y môn để các cụ trên giường thờ hưởng lễ. Trong lúc đó, các cụ không muốn con cháu nhìn lên, cũng như người sống lúc ăn uống không muốn con cháu nhìn mồm.
Đổ lễ đặt lên bàn thờ, hương đèn đã thắp, gia trưởng phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với tất cả Chú Bác Cô Dì Anh Chị Em nội ngoại đã khuất.
Văn khấn xưa thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian cũng nhiều người dùng chữ nôm, nhất là ở những gia đình người gia trưởng đã mất, các con nhỏ chưa biết khấn vái, hoặc việc khấn vái do đàn bà phụ trách. Tiếc rằng nghi lễ cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong gia đình, khi người chồng chết, người vợ thường đảm nhiệm việc cúng khấn thay các con nhỏ.
Văn khấn dùng chữ nôm để tránh sự sai lầm vì không hiểu nghĩa chữ nho, tiếng nọ khẩn sang tiếng kia, hoặc đoạn khấn sau lại được đưa lên trước.
Kể từ khi người Pháp sang Việt Nam, chữ quốc ngữ được dùng để thay thế cho Hán tự, và gần hơn kể từ Sau năm 1945, việc khấn vái dân ta đã dùng hầu hết tiếng Việt thay chữ nho.
Trong bài văn khẩn phải nói rõ ngày tháng làm lễ, lý do, liệt kê lễ vật, những điều cầu xin nếu có.
Hôm nay là ngày….. tháng… năm… Nay con giữ việc phụng thờ tên là… tuổi, sinh tại xã… huyện… tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật, lòng thành nhân dịp…, kính mời hương hồn nội ngoại gia tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con kính xin gia tiên phù hộ độ trì cho….
Cẩn cáo.
Trước kia, các cụ đã có đặt ra nhiều bài văn khấn nôm bằng thơ cốt để cho đàn bà trẻ con học dễ nhỏ, dùng trong việc cúng lễ gia tiên.
Duy Việt Nam tuế thứ…, ngày…, tháng…., năm… (âm lịch), tín chủ là….., … tuổi, sinh quán tại … trú quán tại… cùng toàn gia
Các cung bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu,
Cùng là phẩm vật trước sau,
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên:
Cao tầng tổ khảo đôi bên,
Cao tầng tổ tỷ dưới trên người người,
Cô dì chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thành tới nơi từ đường
Cúi xin phù hộ khang cường toàn gia.
Cẩn cáo
Trong Thọ Mai gia lễ cũng có những mẫu văn khấn, ông Chu Ngọc Chi đã dịch ra Việt ngữ:
Năm… tháng… ngày… cháu kế tự tên… vì có việc… xin đem lễ bạc, dãi chút lòng thành, nến hương đèn rượu. đĩa muối lưng canh, trước bàn thờ khấn vái, xin thấu tâm linh, hộ cho con cháu, mọi sự yên lành.
Cẩn cáo.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lại cách cảm.
Lúc khấn, gia trưởng chi khấn lâm râm, đọc khe trong mồm.
Cùng với việc cáo gia tiên, bao giờ cũng phải cũng khấn Thổ Công vì ngài là đệ nhất gia chi chủ, để xin phép ngài cho hương hồn tổ tiên được về hưởng lễ.
Con cháu thờ phụng tổ tiên, cúng lễ đã đành, nhưng một trong hình thức để biểu lộ sự thờ phụng là săn sóc tới mộ phần của tổ tiên.
Hàng năm trước ngày Tết, cũng có địa phương sau ngày Tết, con cháu đi thăm mộ tổ tiên để đắp lại cho cao, nhổ hết các loại cây nhỏ có thể xâm phạm tới hài cốt tổ tiên. Nhân dịp thăm mộ này, con cháu thắp hương trên mộ, khấn vái mời tổ tiên về ăn Tết.
Ngoài ra, ngày Thanh Minh con cháu cũng đi tảo mộ mang theo vàng hương cắm đốt trước mộ. Nếu mộ sụt
thì đắp lại. Có người nhân ngày Thanh Minh mang cả cỗ ra cúng nơi trước mộ.
Mộ phần được con cháu luôn luôn trông nom cẩn thận. Tuy nhiên khi mộ bị động hoặc vì súc vật đào sút, hoặc vì rễ cây ăn vào xương cốt, hoặc vì một lẽ gì khác, trong trường hợp này tục tin rằng ông cha báo mộng hay ứng điềm cho con cháu hay, nếu con cháu không biết trong nhà sẽ có người đau ốm, hoặc công việc làm ăn gặp lủng củng.
Con cháu lập tức ra thăm ngôi mộ, đắp lại nếu bị sụt, và đồng thời cũng làm lễ tạ mộ, ngụ ý như tạ tội với tổ tiên vì sơ ý để mộ bị xâm phạm.
Lễ tạ mộ gồm trầu cau, xôi chuối, rượu gà, vàng hương. Lễ đặt trước ngôi mộ, con cháu khấn lễ. Trong khi tạ mộ con cháu phải cũng cả vị Thổ thần nơi để mộ.
Cũng có khi, con cháu ở xa xôi, trước những thời cuộc biến đổi, sợ rằng hồn phách ông cha không yên, cũng tạ mộ để cầu bình an cho vong hồn người khuất.
Hoặc có khi, chiếu theo số tử vi, đến năm tháng cần phải tạ mộ, con cháu cũng làm lễ tạ mộ.
Tạ mộ bao giờ cũng có làm sớ. Trong sớ nhờ Thần linh dẫn hồn sứ giả là Ngũ đạo tướng quân đưa hồn đến mộ. Ngoài ra Thần linh cũng ra Thần linh cũng chuyển tờ sớ tới Đương xứ Thổ địa chánh thần để tường việc.
Ngũ đạo tướng quân và vị thần coi quản các nẻo đường, còn Đương xứ thổ địa chánh thần là Thổ địa tại nơi có ngôi mộ xin tạ.
Mọi biến cố trong gia đình, con cháu đều cáo gia tiên, từ việc hiếu tới việc hỷ.
Trong việc vui mừng, về lễ thành hồn của các con cháu, ngoài người gia trưởng phải khấn vái tổ tiên, chính các đương sự cũng phải cúng lễ tổ tiên.
Trước khi đi đón dâu, người con trai phải làm lễ ở bàn thờ nhà mình, rồi đến khi tới nhà vợ, phải lễ tổ tiên ở nhà vợ tại chính nhà bố mẹ vợ và còn tại các nhà thờ họ nhà vợ nữa. Cô gái cũng vậy, ngày vu quy, trước khi tới nhà chồng, việc đầu tiên là phải lễ trước bàn thờ nhà chồng. Sau đó họ nhà chồng cũng đưa cô dâu đi lễ nhà thờ trong hai họ nội ngoại.
Việc làm lễ trước bàn thờ nhà chồng hoặc nhà vợ, chính là để cô dâu chú rể trình diện với tổ tiên, nhận tổ tiên như tổ tiên nhà mình. Và cũng là dịp để tổ tiên nhận diện một chàng rể hoặc một cô dâu mới.
Con cháu kiêng tên không nói đến tên ông bà cha mẹ. Nếu trong đời sống hàng ngày có những tiếng trùng với tên của các bậc này, con cháu sẽ gọi tránh đi, hoặc tìm một tiếng đồng nghĩa để thay vào, thí dụ Hà Đông là Hà Đương, thịt đồng gọi là thịt đặc, hoa gọi là bông,v.v…
Đối với tổ tiên là các vị khuất, sự kiêng tên càng được giữ gìn hơn. Khi con cháu làm một điều gì không phải, bị người khác gọi tên ông bà cha mẹ đã khuất ra mà réo, mà chửi là một điều tủi hổ lớn lao, có thể gây nên thù oán sâu đậm được. Chính để tránh cho người khác khỏi xúc phạm đến tổ tiên mình, mọi người đều giữ gìn trong điều ăn nếp ở, cố làm sao không gây bất cứ sự đụng chạm nào.
Trong lúc cúng giỗ phải khấn đến tên tổ tiên, người gia trưởng cũng lâm râm khẩn rất khẽ, e khẩn to có người nghe tiếng là phạm tội bất kính.
Các con cháu nhỏ không được biết tên tổ tiên, e chúng nhắc bậy bạ phạm tội đến các người, gây điều bất hiếu cho cha mẹ. Trước khi đặt tên cho các con, bố mẹ phải kiêng không được đặt tên của tổ tiên.
Việc kiêng tên ngày nay không còn thấy ở các đồ thị, nhưng tục quê nhiều vùng vẫn giữ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Tín ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:
– Sách Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên trong Gia Đình Việt (NXB Văn Hóa Dân Tộc)
– Bài viết Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – tác giả Trần Đăng Sinh (Tạp chí Triết học)
– Các nguồn tài liệu khác.
Xin trân trọng cám ơn!