Bàn Thờ Gia Tiên : Tìm hiểu đầy đủ về bàn thờ cúng Tổ Tiên

Tổng quan trong về Bàn Thờ

Xưa kia, tại mỗi gia đình Việt Nam theo Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, tin ở sự bất diệt của linh hồn, lấy sự thờ phụng tổ tiên làm điều hiếu, trong nhà đều có bàn thờ tổ tiên, tuy bàn thờ có sơ sài hơn xưa. Cũng có nhiều nhà, sống trong hoàn cảnh chật chội, không thể thiết lập được bàn thờ đúng theo cổ tục, cũng lo đóng một chiếc trang trên tường, hoặc chế biến một mặt tủ thành một bàn thờ tạm thời để tiên việc cúng lễ gia tiên.

Ban Tho Gia Tien

Ngoài bàn thờ gia tiên ở chính giữa ngôi nhà chính. thường gọi là nhà Trên, gia đình Việt Nam còn có nhiều bàn thờ khác: bàn thờ Thổ công, bàn thờ Thánh sư. cũng có nơi gọi là Nghệ sư hoặc Tiên sư, bàn thờ Bà cô, Ông mãnh, bàn thờ Thần tài, bàn thờ Tiền chủ v.v… Những gia đình Phật tử lại có bàn thờ Phật, những người tin theo đồng bóng có thêm bàn thờ Chư vị. hoặc lập hẳn một ngôi điện tại một gian nhà riêng đều thờ thay cho bàn thờ Chư Vị; những thầy phù thủy, thường lập một tĩnh, một am để thờ Thái tượng lão quân, Độc cước thần, có thấy thờ thêm Tế Thiên đại thánh, Trương Thiên sứ v.v… Nhiều gia đình lại có cả bàn thờ đức Trần Hưng Đạo để ma quỷ khỏi tới lui ám ảnh và cũng có nhà thờ Đức Thánh quan tức là Quan Vân Trường đời Tam Quốc, người đã hiển thánh. Mỗi bàn thờ trang trí một lối khác, không bàn thờ nào giống bàn thờ nào, tuy về đại cương trong các bàn thờ có vẻ giống nhau, mỗi bàn thờ đều có bình hương, bài vị và những tự khí thông thường như ống hương, đèn nến v.v…

Canh hoa trang

Bàn thờ Tổ Tiên

Bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam phải là bàn thờ tổ tiên, tuy nhiên trong việc thờ cúng tổ tiên là phải phân biệt nhà thờ họ và nhà thờ của từng gia đình.

Bàn thờ họ

Bao nhiêu con cháu dòng, dõi một họ, lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là từ đường của họ, nhà thờ họ Nguyễn gọi là Nguyễn tộc từ đường, nhà thờ họ Lê gọi là Lê tộc từ đường v.v…

Tại bàn thờ họ có bài vị của Thủy tổ họ, trên bài vị thường ghi rõ đó là vị Thủy tổ của họ nào, thí dụ như “Đỗ môn lịch đại tổ tôn thân thần chủ”, nghĩa là “Thần chủ tổ tiên họ Đỗ”. Bài vị xưa ghi bằng Hán tự. Thần chủ này không bao giờ thay đổi nên gọi là bách thế bất điêu chi chủ. Ngày nay, có nhiều người dùng chữ quốc ngữ để đề bài vị.

Có nhiều họ không có nhà thờ thì thay vì bàn thờ thường xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có Giỗ Tổ hoặc có tế tự của một chi họ nào, cả họ hoặc riêng chi họ đó, ra nơi đàn lộ thiên cúng tế.

Nơi đàn lộ thiên này chỉ dùng để cúng tế, hoặc tổ chức những trò vui như hát chèo, múa rối trong ngày giỗ Tổ toàn họ, hoặc một chi họ nào.

Cúng tế xong, khi ăn uống còn dắt nhau về nhà trưởng tộc hoặc trưởng chi phải tùy theo trường hợp.

Những họ to và giàu có, các trò vui thường tổ chức trong đêm hôm tiên thường, và các đàn anh trong họ thường được cả họ đề cử cầm chầu trong những cuộc hát chèo cũng như khi có ả đào tới hát thờ.

Có nhiều họ làm nhà thờ riêng với bàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng chẳng may gặp trường hợp tuyệt tự không con trai nối dõi, việc thờ cúng mới truyền sang chi thứ.

Cũng có họ ngoài bàn thờ Thủy tổ chung cho cả họ. con cháu vẫn luân lưu nhau thờ Tổ ở nhà riêng của mình, nhưng phần nhiều đây chỉ là trường hợp những người phải đi tha hương, không thuận tiện để có thể dự ngày Giỗ Tổ hàng năm và tới lễ Tổ trong ngày tết được.

Canh hoa trang

Bản chi từ đường

Nhiều họ to chia làm nhiều chi, và nỗi chi lại đông con cháu, các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ Tổ toàn họ, còn có ngày giỗ Tổ riêng của chi họ và như vậy các chi đều có nhà thờ riêng gọi là Bản chi từ đường.

Có dịp đi về đồng ruộng, nhiều khi vào một nhà nào, ta có thể thấy trên bàn thờ một bức tranh hoành phi mang mấy chữ nói rõ đó là từ đường của một chi họ nào , thí dụ như “Nguyễn độc bản chi từ đường”, lẽ tất nhiên chữ họ ghi trên hoành phi thay đổi theo từng họ.

Từ đường tức là nhà thờ và đất là bàn thờ của chi họ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ cho họ gọi là Thần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như thần chủ của Thủy tổ họ sẽ để thờ mãi mãi.

Người trong chi họ có dành những ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ họ. Ruộng này là Kỵ điền. Những ruộng này có thể là hương hỏa của tổ tông để lại, có thể là ruộng của hàng họ chung nhau tậu và cũng có thể là của một người trong họ cúng để lấy hoa lợi chi cho việc tế tự.

Có họ có những người con gái đi lấy chồng không có con, cúng tiền, cúng ruộng về họ mình. Họ nhận những ruộng ấy làm ruộng kỵ, rồi khi người con gái chết được thờ tại nhà thờ họ và ngày giỗ người con gái này do họ sẽ cúng. Ngày giỗ đó gọi là giỗ hậu họ.

Canh hoa trang

Gia Từ

Gia từ tức là nhà thờ riêng của từng gia đình, và đây tức là nơi có bàn thờ gia tiên của mỗi nhà.

Chỉ những nhà giàu có mới có thể có riêng một ngôi nhà thờ. Tại những gia đình bình thường, bàn thờ được thiết lập ngay tại nhà ở, nhưng dù giàu nghèo thế nào mỗi nhà cũng có một bàn thờ tổ tiên.

Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, lý ra không cần phải có một bàn thờ, nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta vẫn lập bàn thờ để thờ vọng. và để cúng vọng trong những ngày giỗ, nếu vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng được, nhất là trong trường hợp xa nhà, không thể như mọi người hàng năm về dự giỗ tết.

Canh hoa trang

Trang trí bàn thờ Tổ Tiên

Bàn thờ thường được thiết lập ở gian giữa nhà chính, tức là nhà trên, nếu không có một nhà riêng để làm nhà Thờ.

Bàn thờ kế hai lớp:

Lớp trong

Lớp trong kê sát ngay vào tường hậu và gồm:

– Chiếc rương thật lớn, cao vào khoảng một thước, dài trên hai thước và rộng gần hai thước.

Mặt trước chiếc rương có đóng nẹp chia làm ba ô, ở các ở này, có khi là ba chữ đại tự, có khi là những bức tranh được dán vào trong những dịp Tết. Trên nẹp có những đồng tiền đồng hoặc kẽm tùy theo từng nhà.

Trong chiếc rương cất dựng những bát đĩa, nồi đồng, xanh đồng lớn, hàng ngày không dùng đến, chỉ những khi giỗ tết mới lấy ra.

Tại những gia đình sung túc, chiếc rương lớn này được thay thế bằng một chiếc bàn to, dung là là một chiếc sập sơn son thếp vàng, kê trên mễ cao vào khoảng một thước.

Phía đằng trước thường có một tấm màn bằng vải đỏ che giấu những mâm thau đồ đồng cùng bát đĩa, được xếp dưới gầm sập thay vì để trong rương.

– Ít nhất hai chiếc mâm nhỏ chân quỳ mặt hình chữ nhật: Một chiếc hề dài độ tám tấc, hề rộng độ sáu tấc, kê ở giữa chiếc rương hoặc chiếc sập nói trên. Chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn, kê đằng sau chiếc thứ nhất. Hai chiếc mâm này cao chừng bốn tấc trông giống như hai chiếc bàn nhỏ thấp, dùng để bày đồ lễ trong những ngày sóc vọng giỗ tết. Trong những ngày giỗ có làm cỗ, cỗ bàn bày trên chiếc mâm thứ nhất, còn hưởng hoa trầu nước bày ở chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn.

– Bên trong cùng lớp thứ nhất là Thần chủ đựng trong long khám kê trên một chiếc bệ, chiếc bệ này cao ngang mặt hai chiếc mâm.

Có nhiều gia đình không thờ thần chủ chỉ kê ở nơi đây một chiếc ỷ hoặc một chiếc ngai, tượng trưng cho ngôi vị của Tổ Tiên.

Hai chiếc mâm kê trên mặt rương, chiếc ỷ hoặc chiếc ngai cũng như tất cả các đồ thờ khác thường bằng gỗ nui, thứ gỗ này ít mọt, có mùi thơm, mầu vàng đẹp.

Tại những gia đình sung túc, những đồ thờ này thương đựng sơn son thếp vàng rất lộng lẫy.

Riêng về chiếc ngai, dù bằng gỗ một hay bằng loại gỗ khác được sơn son thiếp vàng, hai tay ngài đều mang hình đầu rồng, rồng đứng đầu tư linh và được dùng trang hoàng cho đồ tự khí

– Trên chiếc mâm nhỏ kê bên trong, ở trước thần chủ hay chiếc ngai, và thông thấy một cái tam sơn một đồ thờ để đặt đĩa trầu, chén rượu. ly nước, đĩa là quả trong những cung lễ

Tại nhiều gia đình thế vì chiếc tam sơn có kể những chiếc đài mà công dụng cũng như chiếc tam sơn. Mỗi chiếc đài thường cao độ năm phân và nho nhỏ để đặt vừa chiếc ly, chiếc chén hay đĩa dựng, trầu rượu nước hoa trong khi cung lễ.

Đó là lớp trong bàn thờ.

Lớp trong này được ngăn với lớp ngoài bằng một chiếc y môn tức là một chiếc màn thờ, thường màu đỏ. bằng the nhiễu hay vải tùy theo gia cảnh từng gia đình.

Chiếc y môn treo từ trên cao thông xuống, lúc buông che kín hết bàn thờ lớp trong khi vén lên cũng vẫn đủ ngăn chia hai lớp bàn thờ.

Lớp ngoài

Lớp ngoài bàn thờ bắt đầu từ chiếc y môn trở ra.

– Trước tiên là một hương án cao

Trên hương án này, tại chính giữa là một bình hương bằng sứ để cắm hương khi cúng lễ.

– Đằng sau bình hương là một chiếc kỷ nhỏ, giống chiếc mâm kê ở trước Thần chủ lớp trong, chiều cao độ ba mươi phân, dài năm mươi phần, rộng độ hai mươi nhăm phân.

Đặt trên chiếc kỷ nhỏ này là ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm. Khi mở nắp ra, nắp kẻ xuống dưới, đài đặt lên trên. Đài bằng gỗ đã được tiện rỗng dưới để khi đặt lên trên nắp đài, đài sẽ ăn khớp với nắp. Hoặc dài bằng đồng cũng vậy.

Ba đài này dựng chén rượu nhỏ lúc cúng lễ. Hàng ngày đài đậy nắp để tránh bụi bặm, chỉ mở ra trong nhưng dịp giỗ tết sóc vọng, và trong những dịp này bao giờ chén cũng được rót rượu vào.

Hai bên bình hương là hai cây đèn, cao khoảng bốn tấc chân tiện và lưng chừng có vành rộng ra gọi là đĩa đèn. Hai cây đèn này chính ra chỉ là hai đế đền, vì không có chỗ đựng dầu để thắp.

Trong những ngày cúng lễ xưa kia, người ta đặt lên trên hai cây đèn này hai đĩa dầu lạc hoặc dầu lai dùng bấc đốt. Từ khi tiếp xúc với Tây phương, hai đĩa dầu trên được thay thế bằng hai ngọn đèn dầu lửa. Tại các nhà hàng sang trọng, những nơi đô thị, từ ngày có điện người ta mắc bóng điện thẳng vào hai cây đèn.

– Gần hai bên bình hương, ngoài hai cây đèn có khi còn có hai con hạc chầu hai bên. Trên đầu hai con hạc cũng có chỗ để thắp nến.

Ở mê ngoài hai cây đèn, gần hai đầu hương án là hai ống hương, dùng để đựng hương. Hai ống hương này chân tiện, miệng hơi loa.

– Nhiều khi ngoài các đồ thờ trên, còn có một lọ độc binh hoặc đôi song bình bày trên hương án, có cắm cành đào trong dịp Tết cũng như các cành hoa khác trong ngày giỗ chạp hoặc sóc vọng.

– Trong trường hợp chỉ có một chiếc độc bình, đối diện với chiếc độc binh là một chiếc mâm bồng để bày hoa quả trong lúc cúng lễ, cũng có khi là một chiếc mâm chân quỳ.

Tất cả những đồ thờ trên: hương án, kỷ nhỏ, đèn, nến, ống hương, mâm bồng v.v… tại các gia đình bình thường, thường bằng gỗ mít, hoặc sang hơn thì sơn son thiếp vàng trừ bình hương và lọ độc bình, song bình bằng sành hoặc bằng sứ.

Thay cho các đồ gỗ trên các gia đình sang trọng dùng đồ bằng đồng gọi là những bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự. Cũng có nhà sắm toàn đồ sứ Giang Tây rất quý.

Trong bộ tam sự chiếc đỉnh đồng thường thay thế cho bình hương. Hai bên đỉnh là hai con hạc đồng trên mỏ ngậm hai bông hoa, trên đầu có chỗ cắm nến, cũng có khi hai cành hoa được đúc khéo để biến thành hai nơi cắm nến.

Nếu là bộ ngũ sự, thêm vào ba thứ trên có hai ống hương, còn bộ thất sự lại có thêm đôi đèn nữa.

Tất cả những tự khí trên, gia đình càng sung túc càng sắm thứ đặt tiền qúy giá, những gia đình nghèo túng, dù sao cũng có cho có được một bình hương và đôi đèn nến.

Trước bàn thờ, tại các nhà giàu có, đôi khi còn bày thêm giá binh khí, có cắm bát bảo tức là tám thứ vũ khí của quân sĩ thời xưa.

Những đồ tự khí được coi là rất thiêng liêng, nghèo thiếu đến đâu cũng không ai dám đem cầm bán, người nào bất đắc dĩ phải cầm bán đồ thờ đều bị dân làng chê cười.

Canh hoa trang

Chiếc Y Môn

Y môn nghĩa đen là chiếc cửa vải, nhưng như trên đã nói, chiếc y môn là chiếc màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài với lớp bàn thờ bên trong.

Chiếc y môn gồm ở phía trên một lớp ngang bằng vải lụa hoặc nhung the màu. Trên lớp ngang này thường có thêu hoặc dàn máy chữ đại tự, giống như những chữ khắc ở hoành phi.

Từ lớp ngang trên thông dọc xuống hai cánh bằng vải, the, nhung hoặc lụa màu hồng hay đỏ, có khi viền và thều chung quanh, có khi chỉ khâu trơn các mép. Hai cánh này thường ngày được vén lên, chỉ buông xuống trong ngày giỗ, lúc gia trường đã cúng khấn và con cháu đã lễ bái xong.

Sở dĩ y môn buông xuống là vì trong lúc tổ tiên thụ hưởng đồ lễ, cần phải che màn để hương hồn các cụ có thể hưởng lễ được một cách tự nhiên, cũng như người sống khi ăn không muốn kẻ khác nhìn mồm dù đó là con cháu.

Tự Đăng

Ở đằng trước y môn thường có treo một chiếc đèn gọi là tự đăng. Xưa kia ta còn thắp đèn dầu lạc tự đăng là một chiếc đèn lồng, về sau được thay bằng một chiếc đèn ba giây thấp dầu lửa, và kể từ những năm đã có điện, tại các đô thị chiếc đèn ba giây lại được thay bằng chiếc đèn điện.

Chiếc đèn này vào những dịp giỗ tết được thắp suốt đêm ngày, trong thời kỳ người ta cho rằng hương hồn người khuất tại vị trên bàn thờ.

Ngọn đèn tượng trưng cho sự hiện diện của tổ tiên.

Thần Chủ

Trên bàn thờ ông Tổ một họ bao giờ cũng có riêng một thần chủ, thần chủ này để lại mãi mãi

Tại các gia từ, các nhà phú quý mới lập thần chủ để thờ, và đã lập thần chủ phải có đủ thần chủ từ bốn đời trở lên, kể từ người gia trưởng. Ấy là thần chủ của kỵ cụ, ông và cha tức là cao, tằng, tổ, khảo.

Thân chủ làm bằng gỗ táo, lấy nghĩa rằng cây táo sống lâu được nghìn năm.

Thần chủ dài vào khoảng hai tấc rưỡi, ở giữa để tên họ chức tước, còn hai bên thì đề ngày tháng sinh tử của tổ tiên.

Thần chủ có hộp vuông che kín để trong long khám, chỉ khi nào có cúng tế mới mở ra.

Thần chủ chỉ để thờ từ bốn đời trở xuống, hễ đến đời thứ năm thần chủ của cao tổ được mai đi và nhắc lần các bậc tầng tổ khảo lên bậc trên, rồi đem ông mới nhất thế vào thần chủ ông khảo.

Việc mai thần chủ này gọi là Ngũ đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ đổi đời thứ năm được chôn đi.

Tại các gia đình bậc thường ít nhà thờ thần chủ.

Nơi kê khám thần chủ có kê chiếc kỷ hoặc chiếc ngai tượng trưng sự tại vị của tổ tiên.

Gia phả

Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ để ghi chép thế thứ trước sau của tổ tiền và mọi người trong nhà. Đó là cuốn Gia phả.

Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều có ghi rõ ngày, tháng sinh tử, chức, tước, có khi ghi rõ cả tính tình và sự ưa thích của mỗi vị lúc sinh thời, vị nào sinh ra những vị nào, ngành, trưởng, ngành thứ là những ai đều ghi hết.

Gia phả thường dùng bằng giấy sắc, viết tinh tả, nghĩa là viết một cách rất rành rẽ, để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Nhà đại gia, có công nghiệp với dân với nước trong gia phả có ghi chép cả công trạng của tổ tiên, sinh tại đâu, táng tại đâu, có được nơi nào thờ phượng làm phúc thần, chết trong trường hợp nào. Trong trường hợp này, gia phả được coi như một quyển sử ký của gia đình.

Gia phả để tại nhà thờ, cất trong long khám, hoặc để vào một chiếc hộp riêng trên giường thờ.

Những họ to thường cho sao hoặc in gia phả làm nhiều bản chia cho mỗi họ một bản để con cháu được biết sự tích của tổ tiên.

Hoành Phi

Vào mỗi nhà thờ ta trông thấy những tấm biển gỗ treo cao nằm ngang trên mé trước giường thờ chiều ngang ăn suốt gian nhà vào khoảng ba thước, chiều cao độ từ một thước tới thước hai có khắc những chữ thật lớn, thường là ba, bốn chữ.

Những biển gỗ này chính là những bức Hoành phi. Có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có bức sơn son hoặc sơn đen chữ khảm xà cừ. Có những bức hoành phi hình cuốn thư.

Những nhà nghèo không có hoành phi bằng gỗ thường dùng những tấm cót đóng nẹp rồi dán lên những tấm giấy đỏ có viết đại tự treo thay hoành phi gỗ.

Những chữ viết trên hoành phi tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, hoặc để ghi tụng công đức của tổ tiên.

Dưới đây là những chữ đại tự thường thấy trên các bức hoành phi:

KÍNH NHƯ TẠI nghĩa là con cháu kính trọng tổ tiên như tổ tiên lúc nào cũng tại vị trên bàn thờ

PHÚC MÃN ĐƯỜNG nghĩa là gia đình đầy đủ dư phúc đức.

BÁCH THẾ BẤT THIÊN nghĩa là bao giờ con cháu cũng ăn ở đúng mục không thiên lệch v.v…

Có gia đình chỉ treo tại bàn thờ tổ tiên một bức hoành phi, có gia đình sung túc treo tới hai ba bức, viết theo hai ba lối chữ chân thảo triện lệ, mỗi bức một lối chữ và một câu khác nhau.

Trên bức hoành phi, ngoài những chữ đại tự còn có ghi niên hiệu năm làm vào mùa tháng nào học tên tuổi người con cháu nào đã cúng vào nhà thờ bức hoành phi. Trường hợp hoành phi có ghi tên người cúng thường là hoành phi tại các nhà thờ Tổ họ hay Trưởng chi họ.

Câu Đối

Nếu ở trên cao bàn thờ có treo những bức hoành phi thì ở cột hoặc ở tường nhà thờ có treo những câu đối, nhà giàu bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hay sơn đen khảm xà cừ, còn nhà nghèo là những đôi liền hay những tờ giấy hồng có viết những câu đối. Nhiều nhà có treo những câu đối rất quý, mỗi vế là nửa cây gỗ đã được xẻ đôi, sơn son hoặc sơn đen, có thiếp vàng hoặc khảm trai những hàng chữ.

Cũng như những bức hoành phi, đại ý những câu đối cũng là để con cháu tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên và xưng tụng công đức của tổ tiên. Cũng có đôi câu đối tả một cảnh an nhàn con cháu đang hưởng, những câu đối loại này thường treo ở gian bên cạnh bàn thờ, nơi gia trưởng tiếp khách.

Xin chép ra đâu mấy câu đối thường thấy tại các gia đình.

Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.

Lược dịch:

Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay

Đôi câu đối này nhà nào treo cũng được.

Đôi câu đối sau đâu treo tại nhà thờ một gia đình xưa ông cha đã có một sự nghiệp:

Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học kế gia phong

Lược dịch:

Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con tích học nối cơ nhà

Và câu đối thứ ba đây treo ở gian nhà chơi, hoặc gian bên cạnh giường thờ, nơi tiếp khách để tả sự an nhàn của con cháu.

Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thủ cảnh trường sinh

Lược dịch:

Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời

Dưới đây một đôi câu đối thông dụng nữa thường thấy ở bàn thờ bất cứ gia đình nào, do mấy ông đồ nho Tết vẫn viết thuê bày bán.

Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vịnh hoa phú quý xuân.

Mấy đôi câu đối trên cũng như mẫu chữ hoành phi chỉ được nêu ra để đơn cử một vài ví dụ ngõ hầu bạn đọc có một ý niệm sơ lược về những bức đại tự và những đôi câu đối treo lại các nhà thờ tổ tiên.

Những đôi câu đối và những đại tự các bức hoành phi ghi trên đều bằng chữ Hán tự nhưng rất có nhiều nhà dùng câu đối nôm, có khi cả hoành phi nôm.

Thường thường những đôi câu đối treo tại nhà thờ tổ tiên cũng như những bức hoành phi thay đổi tùy theo hoàn cảnh và địa vị của người gia trường, và cũng tùy theo sự nghiệp của ông cha.

Canh hoa trang

Bàn thờ gia tiên ở các nơi đô thị

Trên là nói về tình trạng ở nhà quê, nơi có đất rộng người thưa!

Còn ở tỉnh, bàn thờ ngày nay đâu còn là bàn thờ ngày xưa nữa! Nhà cửa chật chội, người dông đúc, bàn thờ lập vào đâu?

Nhưng không có bàn thơ không được! Người ta đành thiết lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, trên một chiếc trang treo trên tường, và có khi trên một nóc tù áo hoặc tủ ăn v.v… Người ta cũng cố có một bình hương nhỏ, nếu không có cũng phải lấy một bát sành để cắm hương!

Bàn thờ còn như vậy, nói gi đến câu đối với hoành phi!

Kính tại tâm, bàn thờ dù theo lễ nghi cũng chi là hình thức!

Người ta tự an ủi rằng tâm động quỷ thần tri và các cụ chắc cũng thông cảm cho con cháu, đánh chữ đại xá vì thiếu một bàn thờ nghiêm chỉnh.

Canh hoa trang

Bàn thờ những người mới chết

Những người mới chết thường không được thờ chung tại bàn thờ gia tiên. Tang gia bao giờ cũng lập bàn thờ riêng, ở ngay tại nhà thờ, hoặc ở một gian nhà ngang.

Bàn thờ sơ sài hơn bàn thờ gia tiên, chỉ gồm một bàn hương, một bộ đài, một vài lọ hoa, với bài vị. Ngày nay ngoài bài vị thường có thêm bức ảnh hoặc bức tượng.

Sở dĩ lập bàn thờ riêng để tiện việc cúng hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất thất.

Tại các bàn thờ riêng này có treo đối trướng, hoặc của chính gia chủ hoặc của người thân thuộc bạn bè phúng viếng.

Canh hoa trang

Ban thờ Bà Cô – Ông Mãnh

Bà Cô, ông Mãnh là những con cái trong gia đình chết trẻ, chưa lấy vợ lấy chồng, gặp giờ linh, trở nên linh thiêng.

Sự linh thiêng này thường do sự báo mộng cho người sống và sự đi về của những vong hồn này từng được người nhà xác nhận qua một vài sự trạng xảy ra trong gia đình, thí dụ như đom đóm xanh bay vào nhà, hóa chân hương trong một buổi cúng lễ v.v… mà theo tín ngưỡng thì tục cho đó là sự trở về hoặc sự hiện hồn của người khuất.

Các bà Cô, ông Mãnh chính ra cũng được thờ trên bàn thờ tổ tiên, nhưng vì tuổi nhỏ, sợ không dám cùng về hưởng lễ với các cụ trên một giường thờ chung, cũng như ở trên dương trần, tại nhiều gia đình, trẻ con không được phép ngồi cùng ăn với người lớn, nên có những bàn thờ riêng cho bà Cô ông Mãnh.

Bàn thờ bà Cô, ông Mãnh thường đặt ở dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Như trên đã trình bày, bà Có ông Mãnh vì tuổi nhỏ, phải thờ ở dưới thấp không thể thờ ngang với bàn thờ tổ tiên được.

Bàn thờ bà Cô, ông Mãnh đơn sơ giản dị lắm, chỉ có một chiếc bệ trên có đặt bài vị, nhiều khi không có cả bài vị nữa. Trước bài vị là một bình hương nhỏ, có vài ba chiếc đài để đặt ly rượu, đĩa trầu cau, tách nước khi cúng, hoặc có hoặc không một cây đèn nhỏ, nếu không có cây đèn, khi cúng người nhà sẽ thắp một cây nến hoặc một ngọn đèn đặt vào.

Có nhà thờ chung nhiều bà Cô, ông Mãnh vào một bàn thờ với một bát hương duy nhất, có nhà thờ riêng mỗi vong hồn một bát hương.

Bà Cô, ông Mãnh được cúng vào ngày kỵ. ngoài và gặp những dịp sóc vọng tuần tiết giỗ tết đều có lễ cúng.

Khi cúng bà Cô, ông Mãnh, người gia trưởng thường chỉ làm lâm râm khấn không lễ vì đây là vào hàng con cháu. Đôi khi gia đình bảo con cháu vào hàng đàn em các Bà Cô, Ông Mãnh lễ thay minh.

Những gia đình có thờ Bà Cô. ông Mãnh, gặp khi trong nhà có trẻ nhỏ váng mình mẩy, người ta thường khấn tới những vong hồn này, có khi thắp hương với trên ở bàn thờ, có khi các bà mẹ các vong hồn chỉ làm râm khẩn miệng cầu xin các vong hồn phù hộ đứa trẻ đau được khỏi.

Canh hoa trang

Ý nghĩa các đồ thờ

Qua sự trần thiết bàn thờ đã trình bày, mỗi tự khí đều mang một ý nghĩa riêng người xưa đã đặt cho.

Cái tam sơn tượng trưng cho Tam giáo.

Cái lư hương tròn tượng trưng cho bàn Thái cực,

Hương được thắp lên tượng trưng các vị tinh tú.

Đôi đèn tượng trưng nhật nguyệt quang minh.

Lọ hoa, thường là lọ lục bình tượng trưng cho cái tâm không, tức là lục căn thanh tịnh.

Khi cúng, lễ bái là tỏ lòng thành kính và bớt lòng ngã mạn kiêu căng.

Canh hoa trang

Sáu điều đại kỵ khi lập bàn thờ gia tiên

Ngay nay kích thước bàn thờ đã nhỏ lại để phù hợp với căn nhà hiện đại. Tuy nhiên ý nghĩa tâm linh vẫn không thay đổi: chiều sâu biểu thị 12 tháng, chiều dài biểu thị 365 ngày. Thường có ba loại chính theo tỷ lệ

  • Loại nhỏ: Sâu 40cm – rộng 60cm
  • Loại trung: Sâu 60cm rộng 80cm (hoặc 120cm)
  • Loại lớn: sâu 80cm rồng 120cm (hoặc 160cm)

Khi bố trí nơi đặt bàn thờ cần chú ý sáu điều đại kỵ khi đặt bàn thờ tổ tiên:

  • 1. Bàn thờ đại kỵ sát nhà tắm
  • 2. Bàn thơ đại kỵ đặt ở lối đi
  • 3. Bàn thờ đại kỵ đặt ở vị trí nhìn ra hai hướng: Đông Bắc, hướng Tây Nam vì hai vị trí hướng ngũ quỷ
  • 4. Bàn thờ đại kỵ ở Nam nhìn hướng Bắc, hướng Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam, hướng Đông nhìn hướng Tây, hướng Đông Nam nhìn hướng Tây Bắc.
  • 5. Bàn thờ đại kỵ dùng dỗ đã dùng rồi
  • 6. Bàn thời đạt kỵ đặt trên nóc tủ

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiều về Bàn Thờ Gia Tiên

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

– Sách Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên trong Gia Đình Việt (NXB Văn Hóa Dân Tộc)

– Các nguồn tài liệu khác.

Tham khảo thêm

Xin trân trọng cám ơn!