Tiết chế là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ tiết chế là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Tiết chế

Tiết chế có nghĩa là tự chế, tức dùng lí trí đè nén những dục vọng của mình để giữ gìn trí sáng suốt, hoặc ức chế các ham muốn của nhục thể đối với việc ăn uống, sắc dục… khiến cho ý chí không bị rơi vào thói quen buông thả.

tiet che la gi

Trong Phật giáo, từ ngữ tương đương với Tiết chế là Giới, là dịch ý của tiếng Phạm Zìla. Nghĩa gốc của Zìlalà tập quán, tính hướng, mở rộng thành nghĩa ngăn dứt điều xấu ác, tức chẳng những chỉ có tính hướng không phóng túng mà còn có những hành vi do ý chí sinh ra tập quán tự giác.

Hành vi giữ giới trong đạo Phật chính là một thứ hành vi tông giáo tự giác, cũng tức là dùng trí tuệ ức chế mọi hành vi bất chính và những ham muốn thấp hèn của bản năng, là một loại nỗ lực của ý chí. Nội dung cụ thể của Giới gồm 5 điều: Không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu, gọi là Ngũ giới, là những giới điều căn bản nhất của Phật giáo.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu tiết chế là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.