Thụy miên là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ thụy miên là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Thụy miên

Thụy miên là bản tính mờ tối sẵn có ởtrong tâm, dưới trạng thái lười mệt, chểnh mảng. Khi 1 người đang ngủ (thụy miên) thì sự quan sát của họ lúc ấy đối với thế giới bên ngoài đã mất hết tác dụng, trái với tâm lúc thức. Lúc ấy, ý thức tối tăm, mô hồ, chỉ khác với trạng thái thất thần, vô ý thức. Vì ngủ có khả năng khôi phục tinh lực của thân tâm, tiêu trừ sự mệt nhọc, nên có thể xem là đồng nghĩa với nghỉ ngơi(hưu tức).

Tông Câu xá chia tâm sở (46 thứ) làm 6 loại, Thụy miên là thuộc 1 trong Bất định địa pháp. Tông Duy thức cũng chia tâm sở (51 thứ) làm 6 loại, Thụy miên thuộc một trong Bất định pháp. Ngoài ra, Thụy miên có nhiễm phiền não làm cho tâm mờ tối, chướng ngại tâm thiện; Thụy miên hợp chung với Hôn trầm trong Đại phiền não địa pháp được gọi là Hôn miên, là 1 trong Ngũ cái, tức là Hôn miên cái, hoặc Thụy miên cái; cũng là 1 trong Thập triền. Nếu nói theo nghĩa rộng thì Thụy miên đồng nghĩa với Phiền não.

Cực thuỵ miên là gì?

Cực thuỵ miên là một trong ba tiêu chuẩn để phân biệt tự tính và sai biệt trong luận thức Nhân minh. Cục, hàm ý hạn cục một chỗ – Thông là thông suốt các chỗ khác. Trong tác pháp ba phần (Tông, Nhân, Dụ) của Nhân minh, tiền trần (chủ từ) của Tông (mệnh đề) hạn cục ở Tông đó chứ không thông suốt đến ngoài Tông, cho nên gọi là tự tính. Hậu trần (khách từ) của Tông thì thông suốt cả đến bên ngoài Tông, không chỉ hạn cục ở Tông đó, cho nên gọi là sai biệt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Thụy miên là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu: