Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Thiện tín là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Thiện tín là niềm tin chí thành vào Phật pháp, hay chỉ cho người có niềm tin như vậy. Như trong Kim Cang Kinh Thạch Chú có đoạn:“Đản hữu thiện tín chi nhân, giai tri độc tụng Kim Cang tôn kinh, cập khấu kỳ nghĩa lý vân hà (chỉ có người có niềm tin chí thành, đều biết đọc tụng Kim Cang tôn kinh, và hỏi nghĩa lý kinh như thế nào)”.
Hay trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ quyển 6 lại có đoạn: “Cố tu thường sanh thiện tín, tín ngã cập chúng sanh, thị đương thành chi Phật, chư Phật thị dĩ thành chi Phật (vì vậy nên thường sanh niềm tin chí thành, tin ta và chúng sanh, là vị Phật sẽ thành, chư Phật là vị Phật đã thành)”.
Hoặc trong Thời Thời Háo Niệm Phật cũng có câu: “Thiện tín kiến văn tâm hoan hỷ, ác nhân đỗ lí khởi phong ba (khéo tin thấy nghe tâm hoan hỷ, người ác trong ruột nỗi phong ba)”.
Bất thiện tính là phẩm tính không lành mạnh, xấu ác. Nói đến những hành vi trái đạo đức, sẽ mang đến quả báo đau khổ. Đây là 1 trong 3 phẩm tính của nghiệp.
Ngũ chủng thiện tính là năm thứ tính thiện của người phàm phu do ngài Thiện đạo chỉ ra trong Quán niệm pháp môn. Đó là:
Năm hạng người này gọi là Tự tính thiện nhân (Người tốt bẩm sinh). Ngài Thân loan người Nhật bản dựa theo đây mà chia tính thiện làm 5 thứ là Thiện tính, Chính tính, Thực tính, Thị tính và Chân tính.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Thiện tín là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu: