Thị giả là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ thị giả là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Thị giả

Thị giả có nghĩa là người hầu cận của một vị thầy, của một vị Thiền sư, một Cao tăng. Thị giả nổi danh nhất có lẽ là Tôn giả A-nan-đà, người hầu cận đức Phật Thích-ca khi Ngài còn tại thế.

Trong Phật giáo, những bậc cao tăng vì cần phương tiện cho sự hoằng pháp, nên đều có một hay hai người bên cạnh hầu hạ ngày đêm, người hầu hạ bên cạnh gọi là thị giả. Mỗi đức Phật khi đi hóa độ đều có một đệ tử, một vị Bồ tát, theo hầu.

Những thị giả của các chư Phật trong quá khứ là: – A Thúc Ca, thị giả Phật Tỳ bà Thi. – Sai Ma Ca La, thị giả Phật Thi Khí Như Lai. – Ưu Bà Phiến Bà, thị giả Phật Tỳ Xá Phù. – Bạt Đề, thị giả Phật Ca La Cưu Thôn Đại. – Tô Trì, thị giả Phật Ca Na Mâu Ni. – Diếp Bà Mật Đa, thị giả Phật Ca Diếp.

Bất li vụ thị giả là gì?

Bất li vụ thị giả có nghĩa là người hầu không làm việc. Li nghĩa là sửa trị, chỉ người tuy giữ chức thị giả, nhưng thực sự không làm việc. Tức là thị giả danh dự. Cứ theo Khô nhai mạn lục quyển thượng chép, thì Thiền sư Thiết tiên thiều ở Mật am, giữ chức Bất li vụ thị giả những sáu năm.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu thị giả là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Đạo uyển
  • Từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông
  • Từ điển Phật Quang
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.