Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Thanh trần đắc đạo là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Thanh trần đắc đạo là nương theo âm thanh mà được đạo. Thanh (tiếng nói) là đối tượng của nhĩ căn (lỗ tai), thuộc 1 trong 6 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), cho nên cũng gọi là Thanh trần. Tức lắng nghe Phật, Bồ tát nói pháp, cho đến nghe các âm thanh tán tụng Phạm bái… nhờ đó mà chứng nhập Phật đạo.
Kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm quyển 6 nói về âm thanh viên thông của bồ tát Quán âm như sau (Đại 19, 130 hạ): Nay con bạch Thế tôn, Phật hiện cõi Sa bà. Chân giáo thể phương này, Thanh tịnh nhờ nghe tiếng. Muốn chứng tam ma đề, Thực phải từ tính nghe. Lìa khổ được giải thoát. Do đây mà biết bồ tát Quán âm cho rằng nhĩ căn của chúng sinh ở thế giới Sa bà đặc biệt nhạy bén, dùng âm thanh được đạo dễ nhất, cho nên Ngài lấy Thanh trần làm giáo thể để dìu dắt chúng sinh cõi Sa bà. Tông Thiên thai dùng từ ngữ Thanh trần đắc đạo làm luận đề, chủ trương người bắt đầu học Phật nên lấy nhân duyên Thanh trần làm giới hạn. Nhật bản gọi tán bái, niệm danh hiệu Phật và cúng dường ca múa, âm nhạc… là Thanh Phật sự, chính đã do ý nghĩa này mà ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Thanh trần đắc đạo là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang