Thái tuế là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Thái tuế là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Thái tuế

Thái tuế theo Từ điển Phật Quang

Thái Tuế là tên 1 vị hung thần trong quan niệm của người xưa, là tên khác của trị tuế can chi được dùng để ghi lịch cũ. Như gặp năm Giáp tí thì Giáp tí tức là Thái tuế. Về phương diện tập quán, chỉ có 12 chi được coi trọng, cho nên cứ 12 năm là 1 vòng tuần hoàn của Thái tuế.

Thái Tuế là tên vị thần trị tuế. Cứ theo Thông điển do ông Đỗ hựu soạn thì vua Đạo vũ đế (386-409) nhà Bắc Ngụy đã lập 12 vị thần năm (tức 12 vị thần Thái tuế) để thờ.

Thái tuế theo Phật học Tinh tuyển

Thái Tuế là tên gọi của vị thần trong Đạo Giáo Trung Quốc. Ngày xưa ngôi sao này được dùng để đếm tuổi nên có tên gọi như vậy, về sau biến thành một loại tín ngưỡng thần linh. Thái Tuế còn là tên của một trong Lưu Niên Tuế Số Thập Nhị Thần Sát, lưu hành trong 12 tháng, với câu kệ là: “Thái Tuế đương đầu tọa, chư thần bất cảm đương, tự thân vô khắc hại, tu dụng khốc đa dương (Thái Tuế ngay đầu tọa, các thần chẳng dám chường, tự thân không nguy hại, nên thương khóc mẹ cha)”.

Sao này có công năng đè ép các sao Thần Sát, người gặp sao này nếu gặp vận thì xấu nhiều tốt ít, chủ yếu gặp tai nạn bất trắc, nên làm việc phước thiện. Trong dân gian thường có từ “phạm Thái Tuế “, “xung Thái Tuế”, “hình Thái Tuế” hay “thiên xung Thái Tuế”.

Ví dụ như năm nay là năm con Tỵ, người tuổi con rắn là phạm Thái Tuế, tuổi Hợi là xung Thái Tuế; tuổi Thân và Dần là thiên xung Thái Tuế. Vì vậy, có câu ngạn ngữ rằng: “Thái Tuế đương đầu tọa, vô hỷ khủng hữu họa (Thái Tuế trên đầu ngự, chẳng vui e có họa)”. Cho nên, người ta có tục lệ An Thái Tuế, tức cúng sao giải hạn, cầu nguyện được vạn sự bình an, cát tường.

Ngay từ buổi đầu, tục lệ An Thái Tuế rất giản dị. Tín đồ nào muốn cúng An Thái Tuế thì nên nhân dịp trước hay sau tiết Xuân, lấy giấy màu hồng hay vàng viết lên dòng chữ như “Bổn niên Thái Tuế Tinh Quân đáo thử (năm nay Thái Tuế Tinh Quân đến đây)”, “Bổn niên Thái Tuế Tinh Quân thần vị (thần vị của Thái Tuế Tinh Quân năm nay)”, “Nhất tâm kính phụng Thái Tuế Tinh Quân (một lòng kính thờ Thái Tuế Tinh Quân)”, đem dán trong nhà, hằng ngày dâng hương cầu khấn. Đến cuối năm, nên đem giấy đó ra đốt với ý nghĩa là “tiễn Thần lên Trời”.

Tương truyền trong vòng 60 năm, mỗi năm Trời phái một vị thần phụ trách năm ấy, quản lý toàn bộ việc phước họa của con người. Cho nên, trong thời gian 60 năm ấy có 60 vị Thái Tuế. Tín ngưỡng này có từ thời Nam Bắc Triều, và đến đầu thời nhà Thanhthì có tên họ rõ ràng của 60 vị thần Thái Tuế Tinh Quân. Tên của mỗi vị ứng vào các năm như sau:

  • Thái Tuế năm Giáp Tý là Kim Biện Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Sửu là Trần Tài Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Dần là Đam Chương Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Mão là Trầm Hưng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Thìn là Triệu Đạt Tổ Sư
  • Thái Tuế năm kỷ tỵ là Quách Xán Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Canh Ngọ là Vương Thanh Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Mùi là Lý Tố Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Thân là Lưu Vượng Tổ Sư,
  • Thái Tuế năm Quý Dậu là Khang Chí Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Giáp Tuất là Thí Quảng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Hợi là Nhiệm Bảo Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Tý là Quách Gia Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Sửu là Uông Văn Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Dần là Tằng Quang Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Kỷ Mão là Long Trọng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Tỵ là Trịnh Đán Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Ngọ là Lục Minh Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Quý Mùi là Ngụy Nhân Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Giáp Thân là Phương Kiệt Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Dậu là Tương Sùng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Tuất là Bạch Mẫn Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Hợi là Phong Tề Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Tý là Trịnh Thang Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Kỷ Sửu là Phan Tá Tổ Sư
  • Thái Tuế năm canh dần là Ổ Hoàn Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Mão là Phạm Ninh Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Thìn là Bành Thái Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Quý Tỵ là Từ Hoa Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Giáp Ngọ là Chương Từ Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Mùi là Dương Tiên Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Thân là Quản Trọng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Dậu là Đường Kiệt Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Tuất là Khương Võ Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Kỷ Hợi là Tạ Đảo Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Canh Tý là Ngu Khởi Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Sửu là Dương Tín Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Dần là Hiền Ngạc Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Quý Mão là Bì Thời Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Giáp Thìn là Lý Thành Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Tỵ là Ngô Toại Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Ngọ là Văn Triết Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Mùi là Mậu Bính Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Thân là Từ Hạo Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Kỷ Dậu là Trình Bảo Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Canh Tuất là Nghê Bí Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Hợi là Diệp Kiên Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Tý là Kheo Đức Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Quý Sửu là Chu Đắc Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Giáp Dần là Trương Triều Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Ất Mão là Vạn Thanh Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Bính Thìn là Tân Á Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Đinh Tỵ là Dương Ngạn Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Mậu Ngọ là Lê Khanh Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Kỷ Mùi là Phó Đảng Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Canh Thân là Mao Tử Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Tân Dậu là Thạch Chính Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Nhâm Tuất là Hồng Sung Tổ Sư
  • Thái Tuế năm Quý Hợi là Ngu Trình Tổ Sư
Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Thái tuế là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Phật Quang
  • Phật học Tinh tuyển
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.