Tam đồ là gì?
Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Tam đồ là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.
Mục Lục Bài Viết
Ý nghĩa của từ Tam đồ
Tam đồ là ba đường gồm hỏa đồ, đao đồ và huyết đồ, đồng nghĩa với Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh của Ba Đường Ác, do vì các nghiệp ác của thân, miệng và ý gây ra nên dẫn đến kết quả sanh vào ba đường này.
- 1. Hỏa Đồ (tức đường Địa Ngục): do vì chúng sanh của cõi này thường chịu nỗi khổ bức bách, nóng bỏng của lò sôi, vạc cháy, hoặc do vì nơi ấy lửa tích tụ rất nhiều, nên có tên gọi là Hỏa Đồ.
- 2. Đao Đồ (tức đường Ngạ Quỷ): do chúng sanh ở cõi này thường chịu cái khổ bức bách của đao gậy nên có tên gọi như vậy.
- 3. Huyết Đồ (tức đường Súc Sanh): do chúng sanh ở cõi này tranh giành cấu xé lẫn nhau, người mạnh lấn áp kẻ yếu, uống máu ăn thịt nhau, nên có tên gọi như vậy.
Ý nghĩa của từ tam đồ chi xuyên
Tam đồ chi xuyên cũng gọi Tam đồ hà, Tam lại xuyên, Độ hà, Táng đầu hà. Chỉ cho bến Nại hà. Bến này nằm ở nửa đường đi đến cõi U minh. Tương truyền, sau khi chết được 7 ngày, vong linh người chết phải đi qua bến này. Ở đây có 3 dòng thác chảy êm đềm, và chảy cuồn cuộn khác nhau, tức thác Sơn thủy, thác Thâm uyên và thác có cầu bắc ngang. Người chết tùy theo nghiệp đã tạo lúc còn sống, phải đi qua 1 trong 3 dòng thác này. Ba dòng thác này gọi là Tam đồ.
Trên bờ thác có 1 cái cây rất to gọi là Y lãnh thụ(cây lãnh áo), trên cây có 2 con quỉ cư trú, đó là Đoạt y bà(bà cướp áo) và Huyền y ông (ông treo áo). Khi vong linh người chết đi qua đây, 2 con quỉ này cướp lấy y phục của họ rồi đem treo lên cành cây Y lãnh, tùy theo tội lỗi tạo tác lúc sinh tiền nặng, nhẹ khác nhau mà cành cây rũ xuống cũng có cao, thấp khác nhau. Thuyết này nói trong kinh Thập vương. Nhưng kinh này bị giới nghiên cứu cho là kinh giả, nên thuyết này chẳng phải đã có từ Ấn độ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Tam đồ là gì.
Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật học Tinh tuyển và Từ điển Phật Quang