Ta bà là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ ta bà là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Ta bà

Ta bà ý dịch là thế giới chịu đựng (nhẫn độ, nhẫn giới), tức chỉ thế giới, cõi đời này, thế giới mà đức Thích Tôn giáo hóa. Nó còn được gọi là Nhân Gian Giới (cõi con người), Tục Thế Giới (thế giới phàm tục), Hiện Thế (cõi đời này). Chúng sanh ở trong thế giới này chịu đựng các phiền não, vì vậy mới có tên là thế giới chịu đựng. Bên cạnh đó từ này còn được dịch là Tạp Hội hay Tập Hội.

Nguyên ngữ của từ tập hội là sabhā, muốn ám chỉ sự tập hội phức tạp của các tầng lớp như con người, trên trời, Sa Môn, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ, v.v. Người ta cho rằng nguyên lai từ sahā cũng phát xuất từ sabhā, là thế giới có nhiều loại người khác nhau làm đối tượng hóa độ của đức Phật Thích Ca.

Thiền sư Chơn Không (1045-1100) có bài thơ rằng:

Diệu bổn hư vô minh tự khoa
hòa phong xuy khởi biến Ta Bà
nhân nhân tận thức vô vi lạc
nhược đắc vô vi thỉ thị gia

Dịch nghĩa

Diệu bản thênh thang sáng tự khoa
gió hòa thổi khắp cõi Ta Bà
Người người thảy biết vô vi lạc
Nếu đạt vô vi mới là nhà

Cổ Côn Pháp Sư cũng có hai câu đối như sau:

Ta Bà giáo chủ bi nguyện hoằng thâm thệ độ khổ nhân ly hỏa trạch,
Cực Lạc đạo sư từ tâm quảng đại thường nghinh mê tử nhập Liên Trì

Dịch nghĩa

Ta Bà giáo chủ bi nguyện rộng sâu thề độ người khổ xa nhà lửa
Cực Lạc đạo sư từ tâm rộng lớn thường đón kẻ mê vào Liên Trì

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Ta bà là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Phật học Tinh tuyển