Si mị võng lượng là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Si mị võng lượng là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Si mị võng lượng

Si mị và Võng lượng đều là tên quỉ thần, yêu quái. Phẩm Thí dụ kinh Pháp hoa (Đại9,14 thượng) nói: Nhà ấy đáng sợ, chỗ nào cũng thấy si mị võng lượng biến hiện.

Trong phẩm Đà la ni hộ trì quốc giới kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa quyển 2 và Du già tập yếu diệm khẩu thí thực nghi cũng có ghi các tên gọi này.

Trong Pháp hoa nghĩa sớ quyển 6, ngài Cát tạng dẫn Trương bình tử Tây kinh phú giải thích rằng (Đại 34, 535 trung): Thần ở trong núi là Si, mang hình cọp (hổ); thần ở trong nhà là Mị, mang hình người, đầu heo (lợn), có đuôi; còn loài yêu quái ở trong gỗ đá thì là Võng lượng. Xuân thu quyển 10 thì giải thích: Si là thần núi, hình thú; Mị là quái vật; Võng lượng là thần nước.

Thực ra, Si mị võng lượng là tên của quỉ thần chỉ thấy trong các sách vở của Trung quốc đời xưa, kinh điển Phật giáo chỉ mượn dùng mà thôi. Trong kinh Pháp hoa bản tiếng Phạm hoàn toàn không có nguyên ngữ tương đương của Si mị võng lượng.

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Si mị võng lượng là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo Từ điển Phật Quang

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.