Quốc Mẫu Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Lịch sử Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Ỷ Lan (7 tháng 3, 1044 – 24 tháng 8, 1117), hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.

Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương.

Theo truyện thơ nói về Ỷ Lan có tên là Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn (Văn diễn ca bằng quốc ngữ thần tích sao chép từ bản cổ Hoàng Thái hậu thứ ba triều Lý) của Trương Thị Trong thì bà có tên là Lê Khiết Nương. ũng có nguồn cho rằng bà có tên là Lê Thị Yến hay Lê Khiết. Tuy nhiên, bà được biết nhiều hơn qua cải tên Ỷ Lan (tên trong tước phong, và có nghĩa là “tựa vào cây lan”).

Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗi (sau đổi là Siêu Loại. Đời Nguyễn thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ) nay thuộc làng Phủ Thị (Tục gọi là làng Sủi), xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:

“Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân”

Theo truyện thơ trên, thì đó là năm Giáp Thìn (1064), khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo. Sau khi đưa người con gái ấy vào cung được phong làm Ỷ Lan phu nhân , nơi ở là Du Thiền các . Ỷ Lan nghĩa là tựa vào gốc lan, Thánh Tông ban phong hiệu này làm lấy làm kỷ niệm của việc gặp gỡ năm xưa.

Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mà chưa có con trai nối dõi, sai chi hội hậu nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa,… Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hóa, Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Đồng Bông ở phía tây trước cửa chùa, nay hãy còn.

Mùa xuân, tháng Giêng, năm 1066, Ỷ Lan phu nhân sinh ra Hoàng tử Lý Càn Đức. Ngày hôm sau, lập làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, và phong mẹ là Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi.

Năm Mậu Thân, năm 1068, bà lại sinh ra Minh Nhân vương, có thuyết sau đó là Sùng Hiền hầu. Thánh Tông cho đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu Loại, và phong Thần phi làm Nguyên phi, đứng đầu các phi tần trong cung. Địa vị bây giờ của Ỷ Lan chỉ sau Dương hoàng hậu.

Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Tin cậy, trước khi đi nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Nguyên phi giúp sức có Lý Đạo Thành ( YÊU 5), là Thái sư đầu triều đương thời.

Ra trận, Thánh Tông đánh mãi không được, bèn lui binh. Khi đem quân về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), thì nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm.

Thánh Tông nói “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!”. Bèn quay lại đánh nữa, bắt được vua nước ấy là Chế Cũ và 5 vạn người dân.

Tháng Giêng, năm 1072, Thánh Tông hoàng đế lâm bệnh nặng rồi băng hà, thọ 48 tuổi, trị vì được 18 năm. Hoàng thái tử Lý Càn Đức kể nghiệp, sử gọi là Lý Nhân Tông.

Nhân Tông kế nghiệp khi mới 7 tuổi, nên tôn mẹ đích là Dương hoàng hậu làm Thượng Dương hoàng thái hậu, và để cho Thái hậu cùng dự việc triều chính, có Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc.

Ỷ Lan Nguyên phi được tôn làm Hoàng thái phi, không có quyền xen vào việc triều chính. Nhưng rồi, dưới lợi thế là mẹ đẻ của Hoàng đế, cùng sự liên kết với Thái úy Lý Thường Kiệt (24), bà đã khiến Nhân Tông ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu. Giam Thái hậu cùng 72 cung nhân khác vào lãnh cung. Đến khi phát tang chôn cất Thánh Tông hoàng đế, Thái hậu cùng các cung nhân bị buộc phải chôn theo.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép sơ lược việc này như sau:

“Quý Sửu (1073)…Giam Hoàng thái hậu họ Dương…(bởi) Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?” Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông..(còn) Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả giản nghị đại phu ra coi châu Nghệ An”.

Năm sau (1070), Chế Cũ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình và Quảng Trị) để chuộc tội. Giang sơn Đại Việt bước đầu mở rộng xuống phía Nam.

Sau khi sát hại Thượng Dương hoàng thái hậu, Ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái hậu nhiếp chính. Lý Đạo Thành vốn là người phụ chính Thượng Dương thái hậu, Ỷ Lan cho là không nên dùng và biếm ông ra trấn thủ Nghệ An. Nhưng không lâu sau lại cho gọi về, ban chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với Thái úy phụ chính là Lý Thường Kiệt điều hành đất nước.

Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt, sau khi cử gián điệp thu thập tin tức của nhà Tổng, đã tiến hành mang quân sang vây đánh Khâm châu và Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Phá tan kho lương thực và khi giới của nhà Tống ở Ung châu, giết hơn vạn dân và lui binh. Nhà Tống chấn động, quyết định tiến quân đánh trả Đại Việt.

Năm 1076, tướng quân Quách Quỳ, một viên tướng dày dặn trận mạc cùng Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Thế quân nhà Tống rất mạnh, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chống trả hết sức quyết liệt. Ông đã cử Lý Kế Nguyên đánh bại đội quân thủy của quân Tống sang kết hợp với quân đánh bộ của Quách Quỳ. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về.

Năm 1103, Hoàng thái hậu phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái do nhà nghèo bị bán ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ. Bà còn đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi.

Vốn là người sùng đạo Phật, và là “người tu tại gia”; về già, Hoàng thái hậu Ỷ Lan càng để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm).

Năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ khoảng 73 tuổi, thụy hiệu của bà là Linh Nhân hoàng hậu. Sau đó, triều đình làm lễ hỏa táng, có ba người hầu gái được chôn theo. Mùa thu, tháng 8, cùng năm ấy, chôn Linh Nhân hoàng hậu ở Thọ lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh).

Cảm ơn đức cao dày của Hoàng thái hậu Ỷ Lan, nhân dân đã tôn vinh bà như là “Quan Âm bồ tát ” tái hiện, hoặc đồng hóa với “cô Tấm” trong truyện cổ tích, hoặc với “Phật mẫu Man Nương”.

Các đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Bà được tôn thờ ở một số nơi, nhưng đáng kể hơn cả là Cụm di tích Đền Ghênh và Chùa Bà Tấm. Ở quê hương bà do không có điều kiện tu tạo sau chiến tranh nên đền Ghênh có kết cấu nhỏ hơn Chùa Bà Tấm.

Đền Nghênh

Đền Ghênh nằm ở thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được xây dựng vào năm Ất Mùi (1115).

Đền Ghênh được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, chia làm ba phần gồm có chính tiền tế, bái đường và hậu cung, chính điện quay về hướng nam, nhìn xuống Tam giao thủy. Từ phía xa đã nhìn thấy tam quan của đền được xây dựng theo kiến trúc cổ, đi vào trong sân đền có một phiến đá rất lớn để nhân dân đặt đồ tế lễ.

Toàn bộ ba tòa ở đền được xây dựng trên nền cao có 9 bậc lên xuống bằng đá hoa cương (gọi là cửu trùng) ở hai bên cửa lên xuống có hai phỗng đá quỳ khoanh tay, đánh dấu sự quy hàng của vua Chiêm Thành.

Chùa Bà Tấm

Chùa Bà Tấm (Đền thờ Nguyên phi – Hoàng thái Hậu Ỷ Lan) thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Chùa này vốn Hoàng thái Hậu Ỷ Lan lập ra, bà là con gái làng này, lấy vua Lý Thánh Tông. Bà được dân gian gọi là bà Tẩm – là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành.

Hằng năm vào ngày 19, 20, 21 tháng 2 âm lịch nhân dân 9 xã của tổng Dương Quang (từ Phú Thị đến huyện Văn Lâm – Hưng Yên) và những làng cấy ruộng hậu của đền đều lo tổ chức hội. Chính hội là ngày 19 tháng 2, tương truyền là ngày sinh của bà.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết về Quốc Mẫu Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Sách Tín Ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam – Biên soạn TS Bùi Hùng Thắng
  • Các nguồn tài liệu từ Internet

Xin trân trọng cám ơn!

Tham khảo thêm

Xem thêm thần tích Hệ Thống Mẫu Thần Phối Thờ Cùng Tứ Phủ:

Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.