Phàm phu là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Phàm phu là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Canh hoa trang

Ý nghĩa của từ Phàm phu

Phàm phu ý chỉ cho người tầm thường. Nói theo giai vị tu hành thì những người có kiến thức nông cạn, chưa thấy lí Tứ đế, đều gọi phàm phu.

Theo Đại nhật kinh sớ quyển 1, phàm phu vì vô minh nên tùy theo nghiệp mà chịu quả báo, không được tự tại, rơi vào các ngả và sinh làm các loài khác nhau, bởi thế, đúng ra từ ngữ Pfthag-jana phải được dịch là Dị sinh (sinh làm các loài khác nhau). Nhưng các ngài Bồ đề Lưu chi, Chân đế, Cấp đa… thì đều dịch là Mao đạo phàm phu, Anh nhi phàm phu, Tiểu nhi phàm phu. Anh nhi phàm phu và Tiểu nhi phàm phu đều bắt nguồn từ tiếng Phạm Bàla-pfthag-jana (Hán âm: Bà la tất lật thác ngật na),Bàla có nghĩa là ngu.

Ngoài ra, đối với các bậc thánh Tứ hướng, Tứ quả mà nói thì những người chưa kiến đạo(tức chưa thấy được lí Tứ đế)đều gọi là phàm phu. Trong đó, tông Câu xá cho Tứ thiện căn là Nội phàm, Tam hiền là Ngoại phàm. Tam hiền trở xuống là Để hạ phàm phu(phàm phu dưới giai vị Thập tín, là hàng phàm phu thấp nhất).

Đại thừa thì cho trước Sơ địa là phàm phu, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng (Tam hiền) là Nội phàm. Thập tín là Ngoại phàm. Ngoại phàm trở xuống gọi là phàm phu. Còn đối với Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật(Tứ thánh)mà nói thì những người sống chết trôi lăn trong 6 đường đều gọi là Lục phàm, tức bao gồm hữu tình ở địa ngục cho đến chúng sinh các cõi trời.

Ý nghĩa nội hàm của danh từ Phàm phu, gọi là Phàm phu tính, Dị sinh tính, gọi tắt là Phàm tính. Độc tử bộ cho rằng thể của Phàm phu là Kiến hoặc ở cõi Dục; Kinh bộ không lập thể của Phàm phu nhưng cho rằng phàm phu là phần vị sai biệt tương tục của Thánh pháp; tông Duy thức thì cho rằng phàm phu là 1 trong 24 pháp Bất tương ứng hành, là tác dụng giả lập của chủng tử do phân biệt mà sinh khởi Phiền não chướng và Sở tri chướng.

Pham phu la gi

Phá phàm phu

Phá phàm phu ý chỉ cho kẻ phàm phu căn tính ngu độn, kém cỏi. Trong Thiền lâm, mỗi khi bậc thầy dùng từ ngữ trên để mắng trách người học 1 cách thống thiết, chính là mong cho họ 1 ngày kia sẽ trở thành người có tài năng.

Vân môn lục quyển trung (Đại 47, 555 hạ) chép: Sư cầm gậy chỉ vào cái lồng đèn nói: Có thấy không? Nếu nói thấy thì đó là phá phàm phu, còn nếu nói không thấy thì 2 con mắt ở đâu? Ông hiểu thế nào?

Hoa Sen

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Phàm phu là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Phật Quang Đại từ điển
  • Từ điển Phật Quang
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.