Oán tăng hội khổ là gì?

Bạn đang muốn biết ý nghĩa của từ Oán tăng hội khổ là gì trong Phật học? Hãy xem chi tiết những giải nghĩa của chúng tôi trong bài viết này.

Ý nghĩa của từ Oán tăng hội khổ

Từ điển Phật Quang

Oán tăng hội khổ cũng gọi Phi ái hội khổ, Oán tăng ố khổ, Bất tương ai tương phùng hội khổ. Khi gặp gỡ người mà mình oán ghét là khổ, 1 trong 8 cái khổ, 1 trong 5 khổ.

Theo kinh Phân biệt thánh đế trong Trung a hàm Q.7, khi thân tâm chúng sinh tiếp xúc với những trần cảnh mà mình không ưa thích thì sẽ dẫn đến khổ đau. Còn theo Đại thừa nghĩa chương quyển 3 thì có 2 loại Oán tăng hội khổ là nội và ngoại.

  • Nội oán tăng hội khổ là quả báo trong 3 đường ác
  • Ngoại oán tăng hội khổ là các duyên như dao, gậy…

Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc

Oán tăng hội khổ là một trong bát khổ, khổ vì phải luôn gặp gỡ người mình không thích hay người không thích mình.

Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt

Oán tăng hội khổ là khổ phải chịu khi mình bắt buộc phải kết hợp với người hay những điều mình không thích (s: apriya-saṃprayoga-duḥkha). Đây là một trong Tứ khổ bát khổ (四苦八苦) do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy khi giải thích về Tứ diệu đế.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp các bạn tìm hiểu đầy đủ – chi tiết tìm hiểu Oán tăng hội khổ là gì.

Bài viết được thực hiện bởi Tín Ngưỡng Việt dựa theo các nguồn tài liệu:

  • Từ điển Phật Quang
  • Từ điển Phật học Việt Anh – Thiện Phúc
  • Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt
Giới thiệu về Tác Giả

Nguyễn Hưng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mang trong mình lòng đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Với anh, tín ngưỡng không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là sợi dây kết nối thế hệ, lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Trên hành trình khám phá, Nguyễn Hưng luôn nỗ lực nghiên cứu, chắt lọc và chia sẻ những kiến thức bổ ích về tín ngưỡng Việt Nam đến với độc giả.